Chuyên đề Lịch sử 10 (Chân trời sáng tạo) Thông sử và lịch sử theo lĩnh vực

Với giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 10 Phần 1: Thông sử và lịch sử theo lĩnh vực sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Lịch sử 10 CTST Phần 1.

1 10,216 09/02/2023
Tải về


Giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 10 Phần 1: Thông sử và lịch sử theo lĩnh vực

Mở đầu trang 5 Chuyên đề Lịch sử 10: Thông sử hay mỗi lĩnh vực của lịch sử có đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận như thế nào?

Trả lời :

* Thông sử:

- Đối tượng nghiên cứu: các lĩnh vực của đời sống xã hội trong lịch sử, các nhân vật lịch sử, những chuyện xảy ra trong lịch sử,...

- Phạm vi nghiên cứu: lịch sử thế giới, dân tộc

- Cách tiếp cận: Tiếp cận một cách  tổng quan, toàn diện, đầy đủ về quá trình lịch sử.

* Lịch sử văn hóa

- Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ đời sống văn hoá của dân tộc, quốc gia, khu vực, hoặc nhân loại.

- Phạm vi nghiên cứu: Quá trình hình thành, phát triển đời sống vật chất, đời sống tinh thần, di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của cộng đồng các dân tộc.

- Cách tiếp cận: thường tiếp cận theo từng thời kì lịch sử, không gian lịch sử.

* Lịch sử xã hội

- Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ cấu trúc và đời sống xã hội.

- Phạm vi nghiên cứu: Quá trình hình thành, phát triển, thay đổi xã hội và những vấn đề về đời sống xã hội từ truyền thống đến hiện đại.

- Cách tiếp cận: thường tiếp cận theo từng thời kì lịch sử, không gian lịch sử.

* Lịch sử tư tưởng

- Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ đời sống tinh thần của dân tộc, quốc gia, khu vực, hoặc nhân loại.

- Phạm vi nghiên cứu: Quá trình phát sinh, phát triển, thay đổi, du nhập các bộ phận chủ yếu: tư tưởng triết học, tư tưởng chính trị; tư tưởng tôn giáo…

- Cách tiếp cận: thường tiếp cận theo từng thời kì lịch sử, không gian lịch sử.

* Lịch sử kinh tế

- Đối tượng nghiên cứu: Các phương thức sản xuất, gồm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

- Phạm vi nghiên cứu: Quá trình hình thành phát triển chuyển biến kinh tế qua các thời kì lịch sử (gồm cơ sở nền tảng, cơ cấu kinh tế, hoạt động kinh tế,...).

- Cách tiếp cận: thường tiếp cận theo từng thời kì lịch sử, không gian lịch sử.

A - CÂU HỎI GIỮA BÀI

1. Khái quát một số cách trình bày lịch sử truyền thống

Câu hỏi trang 7 Chuyên đề Lịch sử 10Tại sao bảo tàng lịch sử được coi là không gian chứa đựng dòng chảy lịch sử?

Lời giải:

- Bảo tàng lịch sử là nơi chứa đựng, trưng bày các hiện vật có liên quan đến các sự kiện, hiện tượng xảy ra trong quá khứ. Thông qua các hiện vật đó, khách tham quan có thể hiểu được phần nào quá khứ theo một trình tự nhất định. Do đó, bảo tàng lịch sử được coi là không gian chứa đựng dòng chảy lịch sử 

2. Thông sử

Câu hỏi trang 7 Chuyên đề Lịch sử 10Theo em, tại sao các sử gia phong kiến phải viết lịch sử vua chúa? Điều quan trọng nhất của sử quan ngày xưa và sử gia ngày nay khi chép sử là gì?

Trả lời :

- Các sử phong kiến phải viết lịch sử vua chúa vì nhiều lí do:

+ Thứ nhất, nhà vua là người chỉ đạo việc chép sử, mỗi ông vua đều muốn hậu thế biến đến những công đức, vai trò, việc làm của mình trong thời gian trị vì đất nước.

+ Thứ hai, dưới chế độ quân chủ, nhà vua là người đứng đầu đất nước, những chính sách và những hoạt động của vua chúa có ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Điều quan trọng nhất của sử quan ngày xưa và sử gia ngày nay khi chép sử là luôn đảm bảo tính khách quan, trung thực của những sự kiện, hiện tượng được ghi chép.

3. Lịch sử theo lĩnh vực 

Câu hỏi trang 8 Chuyên đề Lịch sử 10: Tại sao cần phân chia các lĩnh vực của lịch sử?

Trả lời :

- Lịch sử được trình bày theo nhiều lĩnh vực (hay thể loại), trong đó có một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội loài người như: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, tư tưởng,...

- Cần phân chia các lĩnh vực của lịch sử để thấy được: mọi lĩnh vực đều có lịch sử hình thành và phát triển, mỗi lĩnh vực là một dòng chảy tri thức muôn màu, muôn vẻ hợp thành lịch sử.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Lịch sử lớp 10 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

II. Một số lĩnh vực của lịch sử Việt Nam

I. Di sản văn hóa

II. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

III. Di sản văn hóa và di sản thiên nhiên tiêu biểu của Việt Nam

I. Nhà nước và pháp luật Việt Nam trước năm 1858

1 10,216 09/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: