Chuyên đề Lịch sử 10 (Chân trời sáng tạo) Nhà nước và pháp luật Việt Nam trước năm 1858
Với giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 10 Phần 1: Nhà nước và pháp luật Việt Nam trước năm 1858 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Lịch sử 10 CTST Phần 1.
Giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 10 Phần 1: Nhà nước và pháp luật Việt Nam trước năm 1858
Mở đầu trang 43 Chuyên đề lịch sử 10: Cơ cấu tổ chức của các mô hình nhà nước nói trên ra sao? Hoạt động quản lí xã hội được tổ chức bằng những công cụ và biện pháp như thế nào?
Trả lời:
* Cơ cấu tổ chức của các mô hình nhà nước…:
- Mô hình nhà nước quân chủ tập quyền:
+ Ở trung ương: đứng đầu nhà nước là vua, có quyền lực tối cao. Giúp việc cho vua có nhiều cơ quan chuyên môn, được phân định rõ ràng.
+ Ở địa phương: nhà nước chia địa phương thành nhiều cấp quản lí, cử quan lại cai trị để đảm bảo trật tự trị an.
- Mô hình nhà nước dân chủ cộng hòa:
+ Ở trung ương: Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao, do nhân dân bầu ra, đại diện cho nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, nắm quyền lập pháp. Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Toà án Nhân dân thực hiện quyền tư pháp.
+ Ở địa phương: cả nước được chia thành nhiều cấp hành chính (tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, huyện/thành phố trực thuộc tỉnh, xã), mỗi cấp đều đặt dưới sự quản lí của Ủy ban Nhân dân và Hội đồng Nhân dân.
* Hoạt động quản lí xã hội được tổ chức thông qua các công cụ và biện pháp sau:
- Công cụ quản lí: hiến pháp, pháp luật.
- Biện pháp quản lí: các chính sách, nghị định, nghị quyết,... của Đảng, Quốc hội, Chính phủ,... theo hiến pháp và pháp luật.
A - CÂU HỎI GIỮA BÀI
1. Một số mô hình nhà nước quân chủ Việt Nam tiểu biểu
Câu hỏi trang 45 Chuyên đề Lịch sử 10: Theo em, vì sao lại khẳng định bộ máy nhà nước thời Lý - Trần mang tính chất quân chủ quý tộc?
Trả lời:
- Bộ máy nhà nước thời Lý - Trần mang tính chất quân chủ quý tộc vì:
+ Bộ máy nhà nước thời Lý – Trần là thể chế kết hợp giữa nguyên tắc đề cao quyền lực của nhà vua và nguyên tắc liên kết dòng họ.
+ Thời Lý - Trần, vua đứng đầu nhà nước, nhưng mức độ tập quyền chưa cao. Quyền lực của vua bị hạn chế bởi đại thần là hoàng thân quốc thích.
Câu hỏi trang 46 Chuyên đề Lịch sử 10: Qua nội dung bài học và “Dụ hiệu định quan chế của vua Lê Thánh Tông năm 1471”, em có nhận xét gì về đặc điểm và tính chất của bộ máy nhà nước thời Lê sơ?
Trả lời:
- Bộ máy nhà nước thời Lê sơ mang đặc điểm và tính chất của mô hình nhà nước quân chủ chuyên chế quan liêu. Đây là mô hình nhà nước tập trung cao độ quyền lực vào tay vua theo quan điểm Nho giáo.
+ Từ thời Lê Thánh Tông, chức Tướng quốc (Tể tướng) đầu triều và một số chức danh đại thần (Đại Hành khiển, Đại Tư mã) bị bãi bỏ, quyền lực của quý tộc tôn thất bị hạn chế.
+ Ở trung ương, chức năng, nhiệm vụ của Lục bộ (Lại, Lễ, Hộ, Hình, Binh, Công) được quy định rõ ràng. Nhà vua cho đặt thêm Lục tự để giúp việc cho Lục bộ, đặt Lục khoa để theo dõi, giám sát Lục bộ về chuyên môn.
+ Bộ máy chính quyền địa phương được thiết lập đồng bộ và thống nhất theo bốn cấp: Đạo, Phủ, Huyện, Xã nhằm chống lại xu hướng cát cứ. Chức Xã quan đổi thành Xã trưởng, đặt thêm chức Thôn trưởng giúp nhà nước quản lí các hoạt động của làng xã (thu thuế, hộ khẩu, dân định, trật tự trị an,...). Tính tự trị, tự quản của làng xã bị thu hẹp.
Câu hỏi trang 47 Chuyên đề Lịch sử 10: Hãy so sánh những điểm giống và khác nhau về cơ cấu bộ máy nhà nước thời Lê sơ và thời Nguyễn.
Trả lời:
a. Điểm giống nhau giữa cơ cấu bộ máy nhà nước thời Lê sơ và thời Nguyễn
- Bộ máy chính quyền trung ương:
+ Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm quyền lực tối cao.
+ Có các cơ quan giúp việc cho vua ở trung ương: Lục bộ, các cơ quan chuyên môn.
+ Có cơ quan theo dõi, giám sát hoạt động của các cơ quan ở trung ương.
- Bộ máy chính quyền địa phương được thiết lập đồng bộ và thống nhất, đơn vị hành chính cấp cơ sở là xã.
b. Điểm khác nhau giữa cơ cấu bộ máy nhà nước thời Lê sơ và thời Nguyễn
- Bộ máy chính quyền trung ương:
+ Ngoài lục bộ, lục tự, bộ máy trung ương thời Nguyễn có nhiều cơ quan giúp việc cho vua hơn thời Lê sơ, như Nội các, Tứ trụ triều đình,...
+ Bộ máy giám sát thời Nguyễn được tổ chức quy củ hơn với các cơ quan giám sát gồm Tam pháp ty, Đại lí tự và Đô sát viện do vua trực tiếp điều khiển, có nhiệm vụ giám sát từ trung ương tới địa phương.
- Bộ máy chính quyền địa phương thời Nguyễn, bộ máy địa phương được chia thành nhiều cấp hơn thời Lê sơ, đặc biệt, từ sau cải cách của vua Minh Mạng, cấp tỉnh do vua và triều đình trực tiếp quản lí.
2. Một số bộ luật tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam trước năm 1858
Câu 1 trang 49 Chuyên đề Lịch sử 10: Vì sao nói Quốc triều hình luật là một thành tựu lớn trong lịch sử pháp luật Đại Việt?
Trả lời:
- Nói Quốc triều hình luật là một thành tựu lớn trong lịch sử pháp luật Đại Việt vì bộ luật này mang tính dân tộc, tính nhân văn, tính thực tiễn sâu sắc, đồng thời cũng thể hiện trình độ cao trong kĩ thuật lập pháp. Chính bởi điều này, Quốc triều hình luật được nhiều triều đại quân chủ Đại Việt dùng làm khuôn mẫu trong điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Câu 2 trang 49 Chuyên đề Lịch sử 10: So sánh và chỉ ra những điểm tiến bộ trong hai bộ luậtQuốc triều hình luậtvàHoàng Việt luật lệ.
Trả lời:
Những điểm tiến bộ trong hai bộ luật Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ:
- Chứa đựng tinh thần dân tộc: dù có tiếp thu luật pháp của các triều đại phong kiến Trung Quốc, song vẫn điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của đất nước.
- Mang tính nhân văn sâu sắc; đặc biệt có những quy định tiến bộ về bảo vệ quyền lợi của người già, phụ nữ và trẻ em.
- Là những bộ luật đầy đủ và hoàn chỉnh nhất về kĩ thuật soạn thảo luật thời kì phong kiến: có sự phân chia rõ ràng trên các lĩnh vực, các quy phạm pháp luật,...
Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Lịch sử lớp 10 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác:
II. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
III. Di sản văn hóa và di sản thiên nhiên tiêu biểu của Việt Nam
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Chân trời sáng tạo (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Friends Global đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 10 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Kinh tế và pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết KTPL 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Chân trời sáng tạo