Trang chủ Lớp 10 Toán Trắc nghiệm Toán lớp 10 Bài 16. Hàm số bậc hai có đáp án

Trắc nghiệm Toán lớp 10 Bài 16. Hàm số bậc hai có đáp án

Trắc nghiệm Toán lớp 10 Bài 16. Hàm số bậc hai có đáp án

  • 393 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

20/10/2024

Trục đối xứng của parabol y = x2 – 4x + 1

Xem đáp án

Đáp án đúng: A

* Phương pháp giải

- Áp dụng cách tính trục đối xứng: x = -b/2a

* Lời giải

Trục đối xứng \[{\rm{x}}\,{\rm{ = }}\,-\frac{{\rm{b}}}{{{\rm{2a}}}}{\rm{ = }}-\frac{{-\,{\rm{4}}}}{{\rm{2}}}{\rm{ = }}\,{\rm{2}}\].

* Lý thuyết và dạng bài về hàm số bậc hai, đồ thị hàm số bậc hai:

Đồ thị của hàm số bậc hai

- Đồ thị của hàm số bậc hai là một parabol.

- Đồ thị hàm số y = ax+ bx + c (a ≠ 0) là một đường parabol có đỉnh là điểm Ib2a;Δ4a, có trục đối xứng là đường thẳng x=b2a. Parabol này quay bề lõm lên trên nếu a > 0, xuống dưới nếu a < 0.

- Để vẽ đường parabol y = ax+ bx + c ta tiến hành theo các bước sau :

1. Xác định tọa độ đỉnh Ib2a;Δ4a ;

2. Vẽ trục đối xứng x=b2a;

3. Xác định tọa độ các giao điểm của parabol với trục tung, trục hoành (nếu có) và một vài điểm đặc biệt trên parabol ;

4. Vẽ parabol.

CÁC DẠNG BÀI TẬP

Dạng 1: Xác định hệ số a, b, c của hàm số bậc hai

 Phương pháp giải:

* Giả sử hàm số cần tìm có dạng y=ax2+bx+c(a0). Căn cứ theo giả thiết bài toán để thiết lập và giải hệ phương trình với ẩn a, b, c từ đó suy ra hàm số cần tìm.

* Một số kiến thức cần nhớ:

- Một điểm (x0;y0) thuộc đồ thị hàm số y = f(x) khi và chỉ khi y0=f(x0).

- Đồ thị hàm số có đỉnh là I(x1;y1)

Dạng 2: Xét sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số

Phương pháp giải:

Cho hàm số bậc hai y=ax2+bx+c(a0)

* Sự biến thiên của hàm số:

- Với a > 0, hàm số đồng biến trên khoảng b2a;+ và nghịch biến trên khoảng ;b2a. Ta có bảng biến thiên:

Trục đối xứng của parabol y = x2 – 4x + 1 (ảnh 1)

- Với a < 0, hàm số đồng biến trên khoảng ;b2a và nghịch biến trên khoảng b2a;+. Ta có bảng biến thiên:

Trục đối xứng của parabol y = x2 – 4x + 1 (ảnh 2)

* Cách vẽ đồ thị hàm số:

Bước 1: Xác định tọa độ đỉnh Ib2a;Δ4a.

Bước 2: Vẽ trục đối xứng x=b2a. Đây là đường thẳng đi qua điểm b2a;0 và song song với trục Oy.

Bước 3: Xác định thêm một số điểm thuộc đồ thị như: giao điểm với trục tung, trục hoành,…

Bước 4: Vẽ parabol.

Dạng 3: Tìm tọa độ giao điểm của hai đồ thị

Phương pháp giải:

Muốn tìm giao điểm của hai đồ thị y = f(x) và y = g(x). Ta xét phương trình hoành độ giao điểm f(x) = g(x) (1).

-Nếu phương trình (1) có n nghiệm thì hai đồ thị có n điểm chung.

-Để tìm tung độ giao điểm ta thay nghiệm x vào y = f(x) hoặc y = g(x).

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Hàm số bậc hai - Toán 10 Kết nối tri thức 


Câu 2:

13/07/2024

Tọa độ đỉnh I của hàm số y = – 3x2 + 4x – 1

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Tọa độ đỉnh \[{\rm{I}}\left( {--\frac{{\rm{b}}}{{{\rm{2a}}}}{\rm{;}}--\frac{{\rm{\Delta }}}{{{\rm{4a}}}}} \right)\]

Ta có giá trị \( - \frac{b}{{2a}} = - \frac{4}{{2.( - 3)}} = \frac{2}{3}\),

giá trị \( - \frac{\Delta }{{4a}} = - \frac{{{4^2} - 4.( - 3).( - 1)}}{{4.( - 3)}} = \frac{1}{3}\).

Vậy toạ độ đỉnh I\(\left( {\frac{2}{3};\frac{1}{3}} \right)\)


Câu 3:

16/07/2024

Cho hàm số y = 2x2 – 4x – 1. Kết luận nào đúng trong các kết luận sau

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Tọa độ đỉnh của hàm số là I(1; – 3)

Bảng biến thiên

Cho hàm số y = 2x^2 – 4x – 1. Kết luận nào đúng trong các kết luận sau (ảnh 1)

Từ bảng biến thiên ta có hàm số nghịch biến trên khoảng (– ∞; 1) nên cũng nghịch biến trên khoảng (– ∞; 0).


Câu 4:

18/07/2024

Cho parabol y = ax2 + bx – 3. Xác định hệ số a, b biết parabol có đỉnh

I(– 1; – 5)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Tọa độ đỉnh của parabol là \[{\rm{I}}\left( { - \frac{{\rm{b}}}{{{\rm{2a}}}}{\rm{;}} - \frac{{\rm{\Delta }}}{{{\rm{4a}}}}} \right)\]

Ta có

 \[\left\{ \begin{array}{l}--\frac{b}{{2a}} = - 1\\ - \frac{{{b^2} - 4ac}}{{4a}} = - 5\\a \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}b = 2a\\4{a^2} - 8a = 0\\{\rm{a}} \ne {\rm{0}}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}b = 2a\\\left[ \begin{array}{l}a = 0\\a = 2\end{array} \right.\\{\rm{a}} \ne {\rm{0}}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 2\\b = 4\end{array} \right.\]

Vậy a = 2 và b = 4.


Câu 5:

22/07/2024

Hàm số y = – x2 + 2x + 1 đồng biến trên khoảng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Tọa độ đỉnh của hàm số là I(1; 2)

Bảng biến thiên

Hàm số y = – x^2 + 2x + 1 đồng biến trên khoảng (ảnh 1)

Từ bảng biến thiên ta có hàm số tăng từ trái sang phải trên khoảng (– ∞; 1) nên hàm số đồng biến trên khoảng (– ∞; 1).


Câu 6:

18/07/2024

Cho parabol có đồ thị như hình sau:

Cho parabol có đồ thị như hình sau: Tọa độ đỉnh I của parabol (ảnh 1)

Tọa độ đỉnh I của parabol

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Từ đồ thị suy ra tọa độ đỉnh của hàm số là I(1; – 3).


Câu 7:

20/07/2024

Cho hàm số y = f(x) có đồ thị như hình sau:

Cho hàm số y = f(x) có đồ thị như hình sau: Hàm số đồng biến trên khoảng (ảnh 1)

Hàm số đồng biến trên khoảng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Đồ thị hàm số đi lên từ trái qua phải trên khoảng \[\left( {--\frac{{\rm{3}}}{{\rm{2}}}; + \infty } \right)\]nên hàm số đồng biến trên khoảng \[\left( {--\frac{3}{2}; + \infty } \right)\]


Câu 8:

22/07/2024

Cho hàm số y = ax2 + bx + c có đồ thị như hình sau:

Cho hàm số y = ax^2 + bx + c có đồ thị như hình sau: (ảnh 1)

Kết luận nào sau đây đúng về hệ số a, b:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Vì bề lõm của đồ thị hướng lên trên nên a > 0;

Trục đối xứng của hàm số (đường màu đỏ) nằm bên phải trục Oy nên ta có trục đối xứng nhận giá trị dương hay \[{\rm{x}} = - \frac{{\rm{b}}}{{{\rm{2a}}}} > 0\] mà a > 0 nên b < 0.

Vậy a > 0 và b < 0.


Câu 9:

19/07/2024

Hàm số y = x2 + 2x – 1 có bảng biến thiên là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Tọa độ đỉnh của hàm số là I(– 1; – 2)

Vì hệ số a > 0 nên hàm số đồng biến trên khoảng (– 1; + ∞) và nghịch biến trên khoảng (– ∞; – 1) ta có bảng biến thiên

Hàm số y = x^2 + 2x – 1 có bảng biến thiên là (ảnh 1)


Câu 10:

16/07/2024

Đồ thị hàm số y = 4x2 – 3x – 1 có dạng nào trong các dạng sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giao điểm của đồ thị với trục tung tại A(0; – 1) nên đồ hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ âm. Do đó chỉ có hình C và hình D thỏa mãn.

Hàm số có trục đối xứng \[x = \frac{3}{8} > 0\]nên trục đối xứng nằm về phần dương của trục Ox.

Do đó hình D là hình vẽ đúng.


Câu 11:

22/07/2024

Parabol y = ax2 + bx + c đạt giá trị nhỏ nhất bằng 4 tại x = 2 và đi qua

A(0; 6) có phương trình là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Parabol y = ax2 + bx + c đạt giá trị nhỏ nhất bằng 4 tại x = 2 và đi qua A(0; 6) nên ta có hệ phương trình sau:

a>0b2a=2a.222b+c=4a.02+0.b+c=6a>04ab=04a2b+c=4c=6a=12b=2c=6

Vậy \[y = \frac{1}{2}{x^2} + 2x + 6\].


Câu 12:

22/07/2024

Cho hàm số y = f(x). Biết f(x + 2) = x2 – 3x + 2 thì f(x) bằng:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Đặt x + 2 = t x = t – 2

Khi đó, ta có f(t) = (t – 2)2 – 3(t – 2) + 2 = t2 – 7t + 12

Vậy f(x) = x2 – 7x + 12.

Đáp án đúng là: D


Câu 13:

15/07/2024

Cho hàm số y = ax2 + bx + c có đồ thị như hình dưới đây. Hàm số đó là hàm số nào?

Cho hàm số y = ax^2 + bx + c có đồ thị như hình dưới đây (ảnh 1)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Nhận xét:

Parabol có bề lõm hướng lên vậy a > 0. Loại đáp án C

Parabol giao trục tung tại A(0; 1). Loại đáp án D

Parabol có trục đối xứng x = 1.

Xét đáp án A hàm số có trục đối xứng x = 2. Loại đáp án A

Đáp án B có trục đối xứng x = 1

Đáp án đúng là B


Câu 14:

22/07/2024

Biết rằng P: y = ax2 + bx + 2 (a > 1) đi qua điểm M(1; 6) và có tung độ đỉnh bằng \( - \frac{1}{4}\). Tính tích P = a.b.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

P đi qua điểm M( 1; 6) và có tung độ đỉnh bằng \( - \frac{1}{4}\) nên ta có hệ

ab+2=6Δ4a=14ab=4b24ac=aa=4+bb284+b=4+ba=4+bb29b36=0

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 16\\b = 12\end{array} \right.\) (thỏa mãn a > 1) hoặc \(\left\{ \begin{array}{l}a = 1\\b = - 3\end{array} \right.\) (loại).

Suy ra P = a.b = 16.12 = 192.

Đáp án đúng là C.


Câu 15:

22/07/2024

Biết rằng hàm số y = ax2 + bx + c (a ≠ 0) đạt cực đại bằng 3 tại x = 2 và có đồ thị hàm số đi qua điểm A(0; 1). Tính tổng S = a + b + c.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Vì hàm số đạt cực đại tại x = 2 nên bề lõm của parabol quay xuống dưới, do đó a < 0.

Từ giả thiết ta có hệ \(\left\{ \begin{array}{l} - \frac{b}{{2a}} = 2\\ - \frac{\Delta }{{4a}} = 3\\c = - 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}b = - 4a\\{b^2} - 4ac = - 12a\\c = - 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}b = - 4a\\16{a^2} + 16a = 0\\c = - 1\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 0\\b = 0\\c = - 1\end{array} \right.\)(loại) hoặc \(\left\{ \begin{array}{l}a = - 1\\b = 4\\c = - 1\end{array} \right.\) (thỏa mãn)

Vậy S = 1 + 4 + (1) = 2.


Bắt đầu thi ngay