Trang chủ Lớp 6 Toán Trắc nghiệm Toán 6 Bài 11 (có đáp án): Ước chung. Ước chung lớn nhất

Trắc nghiệm Toán 6 Bài 11 (có đáp án): Ước chung. Ước chung lớn nhất

Trắc nghiệm Toán 6 Bài 11: Ước chung. Ước chung lớn nhất (Vận dụng)

  • 491 lượt thi

  • 3 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tuấn và Hà mỗi người mua một số hộp bút chì màu, trong mỗi hộp đều có từ hai chiếc bút trở lên và số bút trong mỗi hộp là như nhau. Tính ra Tuấn mua 25 bút, Hà mua 20 bút. Hỏi mỗi hộp bút chì màu có bao nhiêu chiếc.

Xem đáp án

Số bút chì trong mỗi hộp là như nhau nên số bút trong mỗi hộp chính là ước chung của 25 và 20.

Ta có 25 = 52; 20 = 22.5

Khi đó ƯCLN(25, 20) = 5.

ƯC(25, 20) = Ư(5) = {1; 5}.

Mà mỗi hộp đều có từ hai chiếc bút trở lên nên số bút trong mỗi hộp là 5.

Chọn D.


Câu 2:

Tìm tất cả các số tự nhiên khác 0, không vượt quá 60 sao cho ƯCLN của hai số đó là 17.

Xem đáp án

Các số tự nhiên có ƯCLN là 17 nên các số đó là bội của 17.

Muốn tìm bội của 17, ta nhân lần lượt 17 với các số tự nhiên 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; …

B(17) = {0; 17; 34; 51; 68; …}.

Mà các số tự nhiên cần tìm khác 0 và không vượt quá 60 nên các số đó là: 17; 34 và 51.

Chọn A.


Câu 3:

Một số bằng tổng các ước của nó (không kể chính nó) gọi là số hoàn hảo. Chẳng hạn, các ước của 6 (không kể chính nó) là 1; 2; 3 ta có 1 + 2 + 3 = 6. Vậy 6 là số hoàn hảo. Hãy chỉ ra trong các số 10; 28; 49 số nào là số hoàn hảo.

Xem đáp án

+) Lấy 10 chia cho các số tự nhiên từ 1 đến 10 ta thấy 10 chia hết cho 1; 2; 5; 10.

Các ước của 10 không kể chính nó là: 1; 2 và 5.

Ta có: 1 + 2 + 5 = 8 (khác 10).

Vậy 10 không phải là số hoàn hảo.

+) Lấy 28 chia cho các số tự nhiên từ 1 đến 28 ta thấy 28 chia hết cho 1; 2; 4; 7; 14; 28.

Các ước của 28 không kể chính nó là: 1; 2; 4; 7; 14.

Ta có: 1 + 2 + 4 + 7 + 14= 28.

Vậy 28 là số hoàn hảo.

+) Lấy 49 chia cho các số tự nhiên từ 1 đến 49 ta thấy 49 chia hết cho 1; 7; 49.

Các ước của 49 không kể chính nó là: 1; 7.

Ta có 1 + 7 = 8 (khác 49)

Vậy 49 không phải số hoàn hảo.

Chọn B.


Bắt đầu thi ngay