Trang chủ Lớp 10 Địa lý Trắc nghiệm Sự hình thành trái đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất có đáp án

Trắc nghiệm Sự hình thành trái đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất có đáp án

Trắc nghiệm Sự hình thành trái đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất có đáp án

  • 2273 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

20/07/2024
Phát biểu nào sau đây không đúng với nhân trong Trái Đất?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Nhân trong có độ sâu từ 5100 đến 6370km, nhiệt độ rất cao, áp suất rất lớn (3 - 3,5 triệu atm), tồn tại ở dạng rắn và chứa nhiều kim loại nặng Ni, Fe.


Câu 2:

08/11/2024
Ranh giới giữa vỏ Trái Đất và manti được gọi là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Ranh giới giữa vỏ Trái Đất và manti được gọi là mặt Mô-hô. Bề mặt Mô-tô được Mô-hô-rô-vich, nhà địa chất người Crôatia xác định lần đầu tiên năm 1909, khi ông nhận thấy sự gia tăng đột ngột của vận tốc lan truyền các sóng địa chấn tại mặt này.

*Tìm hiểu thêm: "Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất"

- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi khoáng vật và đá

- Khoáng vật là những nguyên tố tự nhiên hoặc hợp chất hóa học trong thiên nhiên, xuất hiện do kết quả của quá trình địa chất

- Đá là tập hợp của một hay nhiều khoáng vật, là bộ phận chủ yếu cấu tạo nên vỏ Trái Đất gồm

+ Đá mắc ma (đá granit, đá badan…): Hình thành do quá trình ngưng kết (nguội lạnh) của các silicat nóng chảy

+ Đá trầm tích (đá vôi, sa thạch…): Hình thành trong các vũng trùng, do sự lắng tụ và nén chặt các vật liệu vụn nhỏ

+ Đá biến chất (đá gơ nai, đá mắc ma, đá phiến…): Hình thành đá mắc ma hoặc đá trầm tích bị biến đổi sâu sắc do tác động của nhiệt và áp suất

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 4: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

 


Câu 3:

25/10/2024

Vỏ Trái Đất ở đại dương có độ dày là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Vỏ Trái Đất ở đại dương có độ dày là 5km.

Vỏ Trái Đất là lớp vật chất cứng ngoài cùng của Trái Đất, độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). Căn cứ vào sự khác nhau về thành phần cấu tạo và độ dày, vỏ Trái Đất được chia thành hai kiểu chính: vỏ lục địa và vỏ đại dương.

→ B đúng.A,C,D sai.

* Vỏ Trái Đất. Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

1. Vỏ Trái Đất

- Vị trí: nằm ở ngoài cùng của Trái Đất, gồm vỏ lục địa và vỏ đại dương.

- Đặc điểm: độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa), rắn chắc.

2. Vật liệu cấu tạo của vỏ Trái Đất

- Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất là khoáng vật và đá. Vỏ Trái Đất có trên 5 000 loại khoáng vật (90 % là nhóm khoáng vật si-li-cat).

- Ba loại đá cấu tạo nên vỏ Trái Đất gồm: đá mac-ma, đá trầm tích và đá biến chất:

+ Đá Mác-na (Gra-nit, ba-dan,...): có các tinh thể thô hoặc mịn nằm xen kẽ nhau. Được hình thành từ khối mac-ma nóng chảy ở dưới sâu, nguội và rắn đi khi trào lên mặt đất.

+ Đá trầm tích (Đá sét, đá vôi,...): Có các lớp vật liệu dày, mỏng với màu sắc khác nhau, nằm song song, xen kẽ với nhau. Đá được hình thành ở những miền đất trũng, do sự lắng tụ và nén chặt của các vật liệu phá huỷ từ các loại đá khác nhau.

+ Đá biến chất (Đá gơ-nai, đá hoa,...): Có các tinh thể màu sắc khác nhau. Đá được hình thành từ các loại đá mac-ma và trầm tích, bị thay đổi tính chất trong điều kiện chịu tác động của nhiệt độ cao và sức nén lớn.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 3: Trái đất. Thuyết kiến tạo mảng - Cánh diều (ảnh 1)

 

II. Thuyết kiến tạo mảng

1. Đặc điểm

- Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển gồm một số mảng kiến tạo. Các mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng, thấp bị nước bao phủ là đại dương.

- Các mảng kiến tạo nổi lên trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớp man-ti. Hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong lớp man-ti trên làm cho các mảng không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo này.

- Mỗi mảng kiến tạo đều trôi nổi và di chuyển độc lập với tốc độ chậm (chỉ khoảng vài cm/năm). Trong khi dịch chuyển, các mảng có thể tách rời nhau, xô vào nhau.

2. Kết quả: Tạo ra các sống núi ngầm, động đất, núi lửa, các dãy núi trẻ,...

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 3: Trái đất. Thuyết kiến tạo mảng - Cánh diều (ảnh 1)

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyếtĐịa lí 10Bài 3: Trái đất. Thuyết kiến tạo mảng

Giải bài tập Địa Lí 10 Bài 3: Trái đất. Thuyết kiến tạo mảng


Câu 4:

04/11/2024
Nhân Trái Đất còn có tên gọi khác là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giải thích: - Nhân ngoài có độ sâu từ 2900 đến 5100km, nhiệt độ rất cao (khoảng 50000C), áp suất rất lớn (1,3 - 3,1 triệu atm), tồn tại ở thể lỏng.

- Nhân trong có độ sâu từ 5100 đến 6370km, nhiệt độ rất cao, áp suất rất lớn (3 - 3,5 triệu atm), tồn tại ở dạng rắn.

- Nhân Trái Đất chứa nhiều kim loại nặng Ni, Fe còn được gọi là Nife.

*Tìm hiểu thêm: "Đặc điểm của vỏ Trái Đất"

- Trái Đất được cấu tạo bởi 3 lớp đồng tâm: Vỏ, lớp manti và nhân

- Vỏ Trái Đất có độ dày từ 5 (đại dương) -70 km (lục địa)

- Vỏ Trái Đất chia thành 2 kiểu chính là vỏ lục địa và vỏ đại dương

- Cấu trúc vỏ Trái Đất:

+ Trên cùng là đá trầm tích: do các vật liệu vụn nhỏ nén chặt tạo thành, không liên tục và có độ dày không đều

+ Tầng granit: gồm các loại đá nhẹ. Vỏ lục địa cấu tạo chủ yếu bằng đá granit

+ Tầng badan: gồm các loại đá nặng hơn. Vỏ dại dương cấu tạo chủ yếu bằng đá badan

+ Ranh giới giữa vỏ trái đất và lớp manti gọi là mặt mô – hô

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 4: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

 


Câu 5:

20/07/2024

Đặc điểm của lớp Manti dưới là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Lớp Manti trên tồn tại ở trạng thái quánh dẻo, hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng và Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển. Độ dày của lớp Manti trên khoảng từ 15 - 700 km và Manti dưới có độ sâu từ 700 đến 2900 km, tồn tại ở trạng thái rắn chắc.


Câu 6:

09/10/2024

Thạch quyển được hợp thành bởi lớp vỏ Trái Đất và

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Thạch quyển được hợp thành bởi lớp vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti.

Thạch quyển của Trái Đất bao gồm lớp vỏ Trái Đất và lớp phủ trên cùng, tạo thành lớp ngoài cứng và cứng của Trái Đất. Các thạch quyển được chia thành các mảng kiến ​​tạo. Phần trên cùng của thạch quyển phản ứng hóa học với khí quyển, thủy quyển và sinh quyển thông qua quá trình hình thành đất được gọi là tầng sinh quyển.

- Lõi trong của Trái Đất là phần trong cùng nhất của Trái Đất là một quả cầu chủ yếu ở dạng rắn có bán kính khoảng 1.220 km, chỉ bằng 70% bán kính của Mặt Trăng. Nó được cho là chứa hợp kim sắt-niken (hay còn gọi là nhân Nife), và nhiệt độ của nó tương đương nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời.

→ A sai.

- Tầng manti trên đặc quánh dẻo, tầng manti dưới ở trạng thái rắn. - Thạch quyển: vỏ Trái Đất và manti trên (100km) được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau tạo thành lớp vỏ cứng bên ngoài Trái Đất.

→ B sai.

- Nhân ngoài: từ 2900km đến 5100km, nhiệt độ khoảng 5000°C, áp suất từ 1.3 đến 3,1 triệu át mốt phe, vật chất ở trạng thái lỏng, Thần phần vật chất: chủ yếu các kim loại nặng như sắt, niken.

→ C sai.

 * Thạch quyển

- Khái niệm: Thạch quyển là phần trên cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên của lớp man-ti.

- Thành phần: chủ yếu là các đá ở thể rắn.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất - Cánh diều (ảnh 1)

 

Thạch quyển trong cấu tạo bên trong của Trái Đất

- Giới hạn

+ Giới hạn dưới của thạch quyển ở độ sâu khoảng 100 km.

+ Độ dày không đồng nhất: mỏng hơn ở vỏ đại dương và dày hơn ở vỏ lục địa.

II. Khái niệm và nguyên nhân của nội lực

1. Khái niệm: Nội lực là lực sinh ra bên trong Trái Đất.

2. Nguyên nhân

- Nguồn năng lượng từ quá trình phân huỷ các chất phóng xạ trong Trái Đất.

- Sự sắp xếp vật chất theo trọng lực, các phản ứng hoá học,... xảy ra bên trong Trái Đất.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Giải bài tập Địa Lí 10 Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

 


Câu 7:

07/11/2024
Phát biểu nào sau đây đúng với lớp Manti dưới?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Lớp Manti dưới có độ sâu từ 700 đến 2900 km, tồn tại ở trạng thái rắn chắc.

→ A đúng 

- B sai vì vị trí từ 2.900 đến 5.100 km là phạm vi của lớp nhân ngoài, không phải lớp Manti dưới. Lớp Manti dưới chỉ kéo dài từ khoảng 670 km đến 2.900 km.

- C sai vì lớp Manti dưới nằm ở độ sâu lớn hơn, không tham gia vào thạch quyển; chỉ lớp Manti trên và vỏ Trái Đất mới kết hợp thành thạch quyển.

- D sai vì lớp Manti dưới nằm sâu dưới lớp Manti trên và không hợp với vỏ Trái Đất để tạo thành lớp vỏ cứng, mà chỉ lớp Manti trên mới làm việc đó.

*) Lớp Manti

- Có độ sâu 2900km tính từ vỏ Trái Đất.

- Chiếm hơn 80% thể tích và 68,5% khối lượng của Trái Đất.

- Đặc điểm: tầng manti trên đặc quánh dẻo, tầng manti dưới ở trạng thái rắn.

- Thạch quyển: vỏ Trái Đất và manti trên (100km) được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau tạo thành lớp vỏ cứng bên ngoài Trái Đất.
Lớp Manti dưới là phần nằm dưới lớp Manti trên, kéo dài từ độ sâu khoảng 670 km đến 2.900 km bên dưới bề mặt Trái Đất. Ở lớp này, áp suất và nhiệt độ rất cao, khoảng từ 2.200°C đến 3.000°C, làm cho các vật chất tồn tại chủ yếu ở trạng thái quánh dẻo, nhưng không phải là chất lỏng hoàn toàn. Thành phần chính của lớp Manti dưới là các loại khoáng vật giàu magie và sắt, như perovskit và oxit sắt. Do cấu trúc và áp suất đặc biệt, lớp này có vai trò quan trọng trong việc truyền nhiệt từ nhân Trái Đất ra bề mặt, góp phần vào quá trình đối lưu trong lòng Trái Đất, là động lực cho sự di chuyển của các mảng kiến tạo trên lớp vỏ.


Câu 8:

20/07/2024

Vỏ Trái Đất ở lục địa có độ dày là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Vỏ Trái Đất là lớp vật chất cứng ngoài cùng của Trái Đất, độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). Căn cứ vào sự khác nhau về thành phần cấu tạo và độ dày, vỏ Trái Đất được chia thành hai kiểu chính: vỏ lục địa và vỏ đại dương.


Câu 9:

11/10/2024

Cấu trúc của Trái Đất theo thứ tự từ trong ra ngoài gồm có các lớp

 
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cấu trúc của Trái Đất theo thứ tự từ trong ra ngoài gồm có các lớp: nhân, lớp Manti, vỏ đại Dương và vỏ lục địa.

*Tìm hiểu thêm về "Cấu trúc của Trái Đất":

1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất

- Trái Đất được cấu tạo bởi ba lớp, từ ngoài vào trong bao gồm: vỏ Trái Đất, man-ti và nhân Trái Đất.

- Vỏ Trái Đất có độ dày từ 5 đến 70 km, càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, tối đa lên đến 10000C.

- Bao man-ti với trạng thái quánh dẻo đến rắn, có độ dày 2900 km, nhiệt độ từ 1500 - 37000C.

- Lớp nhân có tạng thái từ lỏng đến rắn với độ dày khoảng 3400 km, nhiệt độ khoảng 50000C.

2. Các địa máng (mảng kiến tạo)

- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các địa mảng nằm kề nhau. Do tác động của vật chất nóng chảy (mac-ma) trong lớp man-ti, các địa mảng di chuyển với tốc độ rất chậm. Trong khi di chuyển, các địa mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau.

- Bảy mảng kiến tạo lớn trên Trái Đất là: Mảng Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Âu – Á, châu Phi, Nam Cực, Ấn – Úc, Thái Bình Dương.- Ở đới tiếp giáp giữa các mảng sẽ hình thành các dãy núi, các vực sâu…. Kèm theo là các hiện tượng động đất và núi lửa.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

 

 

Câu 10:

09/10/2024
Để biết được cấu trúc của Trái Đất, người ta dựa chủ yếu vào
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Giải thích: Để biết được cấu trúc của Trái Đất, người ta dựa chủ yếu vào sự thay đổi của các sóng địa chấn.

*Tìm hiểu thêm: "Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất"

- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi khoáng vật và đá

- Khoáng vật là những nguyên tố tự nhiên hoặc hợp chất hóa học trong thiên nhiên, xuất hiện do kết quả của quá trình địa chất

- Đá là tập hợp của một hay nhiều khoáng vật, là bộ phận chủ yếu cấu tạo nên vỏ Trái Đất gồm

+ Đá mắc ma (đá granit, đá badan…): Hình thành do quá trình ngưng kết (nguội lạnh) của các silicat nóng chảy

+ Đá trầm tích (đá vôi, sa thạch…): Hình thành trong các vũng trùng, do sự lắng tụ và nén chặt các vật liệu vụn nhỏ

+ Đá biến chất (đá gơ nai, đá mắc ma, đá phiến…): Hình thành đá mắc ma hoặc đá trầm tích bị biến đổi sâu sắc do tác động của nhiệt và áp suất

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 4: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

 


Câu 11:

19/11/2024
Thành phần vật chất chủ yếu của lớp vỏ Trái Đất là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Vỏ Trái Đất chỉ chiếm khoảng 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất nhưng có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và đời sống con người. Thành phần vật chất của vỏ Trái Đất, ngoài ô-xy thì chủ yếu là si-lic và nhôm, vì thế vỏ Trái Đất còn được gọi là quyển sial.

→ D đúng 

- A sai vì mặc dù silic có mặt trong nhiều khoáng vật, nhưng magiê chủ yếu có mặt trong các khoáng vật mafic ở vỏ đại dương, không phổ biến như silic và nhôm trong vỏ lục địa. Thành phần chủ yếu của lớp vỏ là các hợp chất silicat chứa nhôm và silic.

- B sai vì chúng chủ yếu tập trung ở lớp lõi Trái Đất, không phải vỏ. Lớp vỏ chủ yếu chứa các hợp chất silicat của silic và nhôm, chiếm phần lớn khối lượng vỏ.

- C sai vì nó chủ yếu tập trung ở lớp lõi, trong khi nhôm mặc dù có mặt nhiều nhưng không chiếm tỷ lệ lớn như silic. Thành phần chủ yếu của vỏ Trái Đất là các hợp chất silicat chứa silic và nhôm.

Lớp vỏ Trái Đất chủ yếu được cấu tạo từ các khoáng vật chứa silic và nhôm, do đó silic và nhôm là hai thành phần vật chất chính của lớp vỏ. Cụ thể:

  • Silic (Si) là nguyên tố hóa học quan trọng, có mặt trong nhiều khoáng vật như feldspar, quặng mica, và thạch anh. Silic kết hợp với oxi tạo thành các hợp chất silicat, chiếm khoảng 90% khối lượng của vỏ Trái Đất.

  • Nhôm (Al) cũng là một nguyên tố phổ biến trong lớp vỏ, chủ yếu tồn tại dưới dạng khoáng vật feldspar, là thành phần quan trọng của đá granit và đá trầm tích. Nhôm kết hợp với silic để tạo thành các hợp chất silicat như aluminate.

Lớp vỏ Trái Đất bao gồm hai loại chính: vỏ đại dương (chứa nhiều mafic) và vỏ lục địa (chứa nhiều felsic). Vỏ lục địa có tỷ lệ silic và nhôm cao hơn, trong khi vỏ đại dương chủ yếu là các khoáng vật giàu magie và sắt. Tổng thể, silic và nhôm tạo thành cấu trúc chính của các khoáng vật silicat, là thành phần chủ yếu trong vỏ Trái Đất.


Câu 12:

21/11/2024

Phát biểu nào sau đây không đúng với nhân ngoài Trái Đất?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích: Nhân ngoài có độ sâu từ 2900 đến 5100km, nhiệt độ rất cao (khoảng 50000C), áp suất rất lớn (1,3 - 3,1 triệu atm), tồn tại ở thể lỏng và chứa nhiều kim loại nặng Ni, Fe.

*Tìm hiểu thêm: "Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất"

- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi khoáng vật và đá

- Khoáng vật là những nguyên tố tự nhiên hoặc hợp chất hóa học trong thiên nhiên, xuất hiện do kết quả của quá trình địa chất

- Đá là tập hợp của một hay nhiều khoáng vật, là bộ phận chủ yếu cấu tạo nên vỏ Trái Đất gồm

+ Đá mắc ma (đá granit, đá badan…): Hình thành do quá trình ngưng kết (nguội lạnh) của các silicat nóng chảy

+ Đá trầm tích (đá vôi, sa thạch…): Hình thành trong các vũng trùng, do sự lắng tụ và nén chặt các vật liệu vụn nhỏ

+ Đá biến chất (đá gơ nai, đá mắc ma, đá phiến…): Hình thành đá mắc ma hoặc đá trầm tích bị biến đổi sâu sắc do tác động của nhiệt và áp suất

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 4: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

 


Câu 13:

23/09/2024

Các tầng đá theo thứ tự từ trên xuống dưới của lớp vỏ lục địa là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Các tầng đá theo thứ tự từ trên xuống dưới của lớp vỏ lục địa là trầm tích, granit và lớp badan.

B đúng 

- A sai vì badan (basalt) thường nằm ở vỏ đại dương và phần dưới của lớp vỏ, trong khi trầm tích là lớp trên cùng và granit nằm dưới trầm tích trong lớp vỏ lục địa.

- C sai vì badan (basalt) thường không xuất hiện trong lớp vỏ lục địa mà chủ yếu có ở lớp vỏ đại dương. Lớp vỏ lục địa bao gồm trầm tích ở trên, granit ở dưới, chứ không có badan xen giữa.

- D sai vì trầm tích luôn nằm trên cùng, granit nằm dưới, và badan thường không xuất hiện trong vỏ lục địa mà phổ biến ở vỏ đại dương.

Các tầng đá của lớp vỏ lục địa theo thứ tự từ trên xuống dưới thường được sắp xếp theo cấu trúc địa chất của Trái Đất. Tầng đá trên cùng là lớp trầm tích, bao gồm các vật liệu từ cát, đất sét, và các loại khoáng chất khác lắng đọng qua thời gian. Lớp này có thể được hình thành từ sự phong hóa, xói mòn và lắng đọng của các vật liệu khác nhau qua hàng triệu năm.

Dưới lớp trầm tích là tầng granit, một loại đá lửa thường thấy trong lớp vỏ lục địa. Granit hình thành từ sự nguội dần của magma và tạo nên phần lớn cấu trúc cơ bản của lớp vỏ lục địa. Nó là một loại đá có tính chất cứng và bền, giúp bảo vệ lớp dưới.

Cuối cùng là lớp badan, nằm sâu hơn trong cấu trúc lớp vỏ. Badan, hay basalt, là đá núi lửa hình thành từ các vụ phun trào của magma. Tuy nhiên, sự sắp xếp này có thể không hoàn toàn chính xác cho mọi khu vực, vì cấu trúc lớp vỏ có thể thay đổi tùy theo từng vùng địa chất.


Câu 14:

07/10/2024

Lớp vỏ đại Dương khác với lớp vỏ lục địa ở chỗ

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Lớp vỏ đại dương có 2 tầng (badan và trầm tích), lớp vỏ lục địa có 3 tầng (trầm tích, granit và badan) -> Lớp vỏ đại Dương khác với lớp vỏ lục địa ở chỗ không có tầng đá granit.

D đúng 

- A sai vì cả hai loại lớp vỏ đều có trầm tích phủ bên trên. Điểm khác biệt chính nằm ở thành phần đá nền: lớp vỏ đại dương chủ yếu là đá bazan, còn lớp vỏ lục địa chủ yếu là đá granit.

- B sai vì cả hai loại lớp vỏ đều có sự hiện diện của trầm tích, nhưng trầm tích ở lớp vỏ đại dương thường mỏng hơn và tập trung chủ yếu trên đá bazan.

- C sai vì lớp vỏ lục địa thực sự có cấu trúc dày hơn với granit dày đặc hơn ở nhiều khu vực.

Lớp vỏ đại dương khác với lớp vỏ lục địa ở chỗ không có tầng đá granit vì sự hình thành và cấu trúc địa chất của hai loại lớp vỏ này khác nhau. Lớp vỏ đại dương chủ yếu được cấu tạo bởi tầng đá bazan và một lớp trầm tích mỏng, hình thành do hoạt động phun trào núi lửa tại các sống núi giữa đại dương. Đá bazan có thành phần chủ yếu là các khoáng chất như pyroxen và plagiocla, có cấu trúc đặc và nặng, tạo thành nền móng của lớp vỏ đại dương.

Trong khi đó, lớp vỏ lục địa có cấu trúc phức tạp hơn và thường dày hơn, với sự hiện diện của tầng đá granit. Đá granit có thành phần chủ yếu là thạch anh, mica, và fenspat, nhẹ hơn và có độ bền cao hơn so với đá bazan. Sự hình thành của granit liên quan đến quá trình kiến tạo lục địa và sự nâng lên của các khối đá từ sâu trong lòng đất. Điều này làm cho lớp vỏ lục địa có khả năng chịu lực tốt hơn và ổn định hơn.

Do sự khác biệt về thành phần khoáng vật và cấu tạo, lớp vỏ đại dương không có tầng đá granit, và điều này ảnh hưởng đến độ dày, mật độ, cũng như tính chất cơ học của lớp vỏ đại dương so với lớp vỏ lục địa. Sự khác biệt này cũng là một trong những nguyên nhân khiến lớp vỏ đại dương có xu hướng mỏng hơn, trẻ hơn và dễ bị phá hủy bởi các quá trình kiến tạo hơn so với lớp vỏ lục địa.


Câu 15:

21/07/2024

Lớp vỏ đại Dương được cấu tạo chủ yếu bởi tầng đá

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Lớp vỏ đại Dương được cấu tạo chủ yếu bởi tầng đá badan và trầm tích, trong đó đá badan chiếm phần lớn.


Bắt đầu thi ngay