Trang chủ Lớp 12 Sinh học Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 29 (có đáp án): Quá trình hình thành loài

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 29 (có đáp án): Quá trình hình thành loài

Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 29-30 (có đáp án): Quá trình hình thành loài (phần 2)

  • 656 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

19/07/2024

Cách li địa lí có vai trò quan trọng trong tiến hoá vì

Xem đáp án

Đáp án: A

Cách li địa lí có vai trò quan trọng trong tiến hoá vì cách li địa lí giúp duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể gây nên bởi các nhân tố tiến hoá.


Câu 2:

19/07/2024

Khi nói về quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án: B

B. Loài mới luôn có bộ nhiễm sắc thể với số lượng lớn hơn bộ nhiễm sắc thể của loài gốc.


Câu 3:

21/07/2024

Phần lớn các loài thực vật có hoa và dương xỉ được hình thành bằng cơ chế:

Xem đáp án

Đáp án: B

Phần lớn các loài thực vật có hoa và dương xỉ được hình thành bằng cơ chế: Lai xa và đa bội hóa. (đối với thực vật)


Câu 5:

18/07/2024

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, trong các phát biểu sau về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.

(2) Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới.

(3) Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội.

(4) Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

Xem đáp án

Đáp án: C

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, trong các phát biểu sau về quá trình hình thành loài mới, các phát biểu đúng:

(1) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.

(2) Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới.

(3) Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội.

(4) Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.


Câu 6:

31/07/2024

Phát biểu nào sau đây về quá trình hình thành loài là đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường dễ xảy ra giữa các loài có quan hệ gần nhau về nguồn gốc.

→ A sai.

- Hình thành loài bằng con đường sinh thái diễn ra trong những khu phân bố.

→ B sai.

- Hình thành loài bằng con đường địa lý THƯỜNG gặp ở những loài có khả năng phát tán mạnh, có gặp ở loài ít phát tán.

→ C sai.

- Hình thành loài bằng con đường tập tính chỉ xảy ra ở động vật.

→ A đúng.

* Tìm hiểu hình thành loài cùng khu vực địa lý

1. Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái

a. Hình thành loài bằng cách li tập tính

- Cơ chế: Các cá thể của 1 quần thể do đột biến có được kiểu gen nhất định làm thay đổi một số đặc điểm liên quan tới tập tính giao phối → Những cá thể đôt biến có xu hướng giao phối với nhau → Quần thể đó tích lũy vốn gen khác quần thể gốc. Lâu dần do giao phối không ngẫu nhiên và các nhân tố tiến hóa tác động dẫn đến sự khác biệt về vốn gên có thể dẫn tới sự cách li sinh sản và hình thành loài mới.

- Đặc điểm: Thường xảy ra đối với các loài động vật có tập tính sinh sản phức tạp.

- Ví dụ: Do xảy ra đột biến về màu sắc làm xuất hiện 2 dạng cá khác nhau (cá đỏ và cá xám) từ một quần thể cá ban đầu. Những con cá cùng màu có xu hướng thích giao phối với nhau hơn → Cách li tập tính giao phối. Quá trình này cứ diễn ra và cùng với các nhân tố tiến hóa khác làm phân hóa vốn gen của quần thể → Cách li sinh sản → Hình thành nên loài cá mới.

Lý thuyết Quá trình hình thành Loài (tiếp theo) | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

b. Hình thành loài bằng cách li sinh thái

- Cơ chế: Hai quần thể cùng một loài sống trong một khu vực địa lí nhưng ở 2 ổ sinh thái khác nhau → Các cá thể sống cùng 1 ổ sinh thái thường giao phối với nhau và ít giao phối với cá thể thuộc ổ sinh thái khác → Phân hóa vốn gen → Có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.

- Đặc điểm: Hình thành loài bằng cách li sinh thái thường xảy ra đối với các loài động vật ít di chuyển.

- Ví dụ: Một loài côn trùng sống trên loài cây A, quần thể phát triển mạnh nên một số côn trùng phát tán sang loài cây B và có khả năng sử dụng thức ăn của cây B do bị đột biến. Các cá thể di cư đó lâu dần cách li sinh sản với quần thể cũ, dẫn đến sự khác biệt về vốn gen và hình thành nên quần thể mới.

2. Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa

- Cơ chế:

+ Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa là do sai khác NST dẫn tới cách li sinh sản và hình thành loài mới.

+ Cơ thể lai khác loài thường bất thụ do bộ NST không tương đồng. Nếu cơ thể lai bất thụ nhưng nếu chúng ngẫu nhiên có được khả năng sinh sản vô tính thì cơ thể lai này cũng là một loài mới. Ngoài ra, đa bội hóa cơ thể lai khác loài để có cơ thể lai chứa 2 bộ nhiễm sắc thể của bố mẹ, quá trình giảm phân bình thường, trở nên hữu thụ và hình thành loài mới.

- Đặc điểm:

+ Là phương thức hình thành loài nhanh chóng và phổ biến ở thực vật (khoảng 75% các loài thực vật có hoa, 95% các loài dương xỉ được hình thành bằng phương thức này).

+ Lai xa và đa bội hóa tạo nên loài mới thường ít gặp ở động vật vì ở động vật cơ chế cách li sinh sản giữa 2 loài rất chặt chẽ và phức tạp; nhất là ở nhóm có hệ thần kinh phát triển, sự đa bội hóa thường gây nên những rối loạn về giới tính, sẩy thai, chết từ giai đoạn phôi.

- Ví dụ:

+ Loài bông trồng ở Mỹ có bộ NST 2n = 52, trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa từ loài bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn và loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ.

Lý thuyết Quá trình hình thành Loài (tiếp theo) | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

+ Sự hình thành lúa mì nhờ quá trình lai xa và đa bội hóa:

Lý thuyết Quá trình hình thành Loài (tiếp theo) | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 29: Quá trình hình thành Loài

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 30: Quá trình hình thành Loài (tiếp theo)


Câu 7:

19/07/2024

Khi nói đến quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới.

II. Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới.

III. Sự hinh thành loài mới liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến.

IV. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.

Xem đáp án

Đáp án : B

Giải thích:

I. sai. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới.

II. sai. Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến dự hình thành loài mới.

III. đúng. Loài mới không những mang một mà mang nhiều đột biến.

IV. đúng. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.


Câu 8:

18/07/2024

Trong một hồ ở châu Phi, người ta thấy có hai loài cá rất giống nhau về các đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài màu xám. Mặc dù cùng sống trong một hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi nuôi các cá thể của hai loài này trong một bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm cho chúng có màu giống nhau thì chúng lại giao phối với nhau và sinh con. Dạng cách li nào sau đây làm cho hai loài này không giao phối với nhau trong điều kiện tự nhiên?

Xem đáp án

Đáp án: A

Một hồ có hai loài cá rất giống nhau về các đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc.

- Trong tự nhiên 2 loài này không giao phối.

- Đưa vào hồ nhân tạo, chiếu ánh sáng đơn sắc thì chúng không phân biệt màu được → nên giao phối nhau và tạo con.

⇒ Trong tự nhiên 2 loài này cách li tập tính.


Câu 9:

31/07/2024

Khi nói về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Phát biểu ý A, B, D đúng khi nói về đặc điểm của các con đường hình thành loài mới.

- Quá trình tích luỹ các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật không có ý nghĩa về mặt tiến hóa. Vì nó chỉ biến đổi kiểu hình mà không biến đổi kiểu gen hay gọi là thường biến.

→ C sai.

* Tìm hiểu hình thành loài cùng khu vực địa lý

1. Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái

a. Hình thành loài bằng cách li tập tính

- Cơ chế: Các cá thể của 1 quần thể do đột biến có được kiểu gen nhất định làm thay đổi một số đặc điểm liên quan tới tập tính giao phối → Những cá thể đôt biến có xu hướng giao phối với nhau → Quần thể đó tích lũy vốn gen khác quần thể gốc. Lâu dần do giao phối không ngẫu nhiên và các nhân tố tiến hóa tác động dẫn đến sự khác biệt về vốn gên có thể dẫn tới sự cách li sinh sản và hình thành loài mới.

- Đặc điểm: Thường xảy ra đối với các loài động vật có tập tính sinh sản phức tạp.

- Ví dụ: Do xảy ra đột biến về màu sắc làm xuất hiện 2 dạng cá khác nhau (cá đỏ và cá xám) từ một quần thể cá ban đầu. Những con cá cùng màu có xu hướng thích giao phối với nhau hơn → Cách li tập tính giao phối. Quá trình này cứ diễn ra và cùng với các nhân tố tiến hóa khác làm phân hóa vốn gen của quần thể → Cách li sinh sản → Hình thành nên loài cá mới.

Lý thuyết Quá trình hình thành Loài (tiếp theo) | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

b. Hình thành loài bằng cách li sinh thái

- Cơ chế: Hai quần thể cùng một loài sống trong một khu vực địa lí nhưng ở 2 ổ sinh thái khác nhau → Các cá thể sống cùng 1 ổ sinh thái thường giao phối với nhau và ít giao phối với cá thể thuộc ổ sinh thái khác → Phân hóa vốn gen → Có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.

- Đặc điểm: Hình thành loài bằng cách li sinh thái thường xảy ra đối với các loài động vật ít di chuyển.

- Ví dụ: Một loài côn trùng sống trên loài cây A, quần thể phát triển mạnh nên một số côn trùng phát tán sang loài cây B và có khả năng sử dụng thức ăn của cây B do bị đột biến. Các cá thể di cư đó lâu dần cách li sinh sản với quần thể cũ, dẫn đến sự khác biệt về vốn gen và hình thành nên quần thể mới.

2. Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa

- Cơ chế:

+ Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa là do sai khác NST dẫn tới cách li sinh sản và hình thành loài mới.

+ Cơ thể lai khác loài thường bất thụ do bộ NST không tương đồng. Nếu cơ thể lai bất thụ nhưng nếu chúng ngẫu nhiên có được khả năng sinh sản vô tính thì cơ thể lai này cũng là một loài mới. Ngoài ra, đa bội hóa cơ thể lai khác loài để có cơ thể lai chứa 2 bộ nhiễm sắc thể của bố mẹ, quá trình giảm phân bình thường, trở nên hữu thụ và hình thành loài mới.

- Đặc điểm:

+ Là phương thức hình thành loài nhanh chóng và phổ biến ở thực vật (khoảng 75% các loài thực vật có hoa, 95% các loài dương xỉ được hình thành bằng phương thức này).

+ Lai xa và đa bội hóa tạo nên loài mới thường ít gặp ở động vật vì ở động vật cơ chế cách li sinh sản giữa 2 loài rất chặt chẽ và phức tạp; nhất là ở nhóm có hệ thần kinh phát triển, sự đa bội hóa thường gây nên những rối loạn về giới tính, sẩy thai, chết từ giai đoạn phôi.

- Ví dụ:

+ Loài bông trồng ở Mỹ có bộ NST 2n = 52, trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa từ loài bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn và loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ.

Lý thuyết Quá trình hình thành Loài (tiếp theo) | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

+ Sự hình thành lúa mì nhờ quá trình lai xa và đa bội hóa:

Lý thuyết Quá trình hình thành Loài (tiếp theo) | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 29: Quá trình hình thành Loài

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 30: Quá trình hình thành Loài (tiếp theo)


Câu 10:

20/07/2024

Quá trình hình thành loài lúa mì (T.aestivum) được các nhà khoa học mô tả như sau: Loài lúa mì (T.monococcum) lai với loài cỏ dại (T.speltoides) đã tạo ra con lai. Con lai này được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì hoang dại (A.squarrosa). Loài lúa mì hoang dại (A.squarrosa) lai với loài cỏ dại (T.tauschii) đã tạo ra con lai. Con lai này lại được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì (T.aestivum). Loài lúa mì (T.aestivum) có bộ nhiễm sắc thể gồm?

Xem đáp án

Đáp án: D

P: T.monococcum X T.speltoides

F1: Con lai

F1 → đa bội hóa → thể song nhị bội (2nT.monococcum + 2nT.speltoides) = lúa mì hoang dại (A.squarrosa )

Đem A.squarrosa ( 2nT.monococcum + 2nT.speltoides) x loài (T.tauschii)

F2: con lai (nT.monococcum + nT.speltoides + nT.tauschii ) Sau đó đa bội lên hình thành loài T.aestivum = (2nT.monococcum + 2nT.speltoides + 2nT.tauschii )

Kết luận về loài T.aestivum

A. → sai. Bốn bộ nhiễm sắc thể đơn bội của bốn loài khác nhau

B. → sai. Bốn bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của bốn loài khác nhau

C. → sai. Ba bộ nhiễm sắc thể đơn bội của ba loài khác nhau

D. → đúng. Ba bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của ba loài khác nhau


Câu 11:

19/07/2024

Loài cỏ Spartina có bộ nhiễm sắc thể 2n = 120 được xác định gồm bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Âu 2n = 50 và bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Mĩ 2n = 70. Loài cỏ Spartina được hình thành bằng

Xem đáp án

Đáp án: A

Sự hình thành loài cỏ chăn nuôi Spartina như sau:

P: cỏ gốc Âu (2n=50) x cỏ gốc Mỹ (2n=70)

G: nA = 25 nM = 35

F1: 2nAM = 60 (bất thụ)

↓ đa bội hóa

F2: 4n = 2nA + 2nM = 120 ( hữu thụ và cỏ chăn nuôi hiện nay)

Như vậy cỏ Spartina này được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa.


Câu 12:

31/07/2024

Hình thành loài mới

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Bằng con đường lai xa và đa bội hoá diễn ra nhanh, gặp phổ biến ở thực vật. (ít gặp ở động vật).

→ A đúng.

- Khác khu vực địa lí (bằng con đường địa lí) diễn ra rất chậm chạp.

→ B sai.

- Ở thực vật chủ yếu diễn ra bằng con đường lai xa và đa bội hóa.

 → C sai.

- Bằng con đường lai xa và đa bội hoá diễn ra nhanh nhất.

→ D sai.

* Tìm hiểu hình thành loài cùng khu vực địa lý

1. Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái

a. Hình thành loài bằng cách li tập tính

- Cơ chế: Các cá thể của 1 quần thể do đột biến có được kiểu gen nhất định làm thay đổi một số đặc điểm liên quan tới tập tính giao phối → Những cá thể đôt biến có xu hướng giao phối với nhau → Quần thể đó tích lũy vốn gen khác quần thể gốc. Lâu dần do giao phối không ngẫu nhiên và các nhân tố tiến hóa tác động dẫn đến sự khác biệt về vốn gên có thể dẫn tới sự cách li sinh sản và hình thành loài mới.

- Đặc điểm: Thường xảy ra đối với các loài động vật có tập tính sinh sản phức tạp.

- Ví dụ: Do xảy ra đột biến về màu sắc làm xuất hiện 2 dạng cá khác nhau (cá đỏ và cá xám) từ một quần thể cá ban đầu. Những con cá cùng màu có xu hướng thích giao phối với nhau hơn → Cách li tập tính giao phối. Quá trình này cứ diễn ra và cùng với các nhân tố tiến hóa khác làm phân hóa vốn gen của quần thể → Cách li sinh sản → Hình thành nên loài cá mới.

Lý thuyết Quá trình hình thành Loài (tiếp theo) | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

b. Hình thành loài bằng cách li sinh thái

- Cơ chế: Hai quần thể cùng một loài sống trong một khu vực địa lí nhưng ở 2 ổ sinh thái khác nhau → Các cá thể sống cùng 1 ổ sinh thái thường giao phối với nhau và ít giao phối với cá thể thuộc ổ sinh thái khác → Phân hóa vốn gen → Có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.

- Đặc điểm: Hình thành loài bằng cách li sinh thái thường xảy ra đối với các loài động vật ít di chuyển.

- Ví dụ: Một loài côn trùng sống trên loài cây A, quần thể phát triển mạnh nên một số côn trùng phát tán sang loài cây B và có khả năng sử dụng thức ăn của cây B do bị đột biến. Các cá thể di cư đó lâu dần cách li sinh sản với quần thể cũ, dẫn đến sự khác biệt về vốn gen và hình thành nên quần thể mới.

2. Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa

- Cơ chế:

+ Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa là do sai khác NST dẫn tới cách li sinh sản và hình thành loài mới.

+ Cơ thể lai khác loài thường bất thụ do bộ NST không tương đồng. Nếu cơ thể lai bất thụ nhưng nếu chúng ngẫu nhiên có được khả năng sinh sản vô tính thì cơ thể lai này cũng là một loài mới. Ngoài ra, đa bội hóa cơ thể lai khác loài để có cơ thể lai chứa 2 bộ nhiễm sắc thể của bố mẹ, quá trình giảm phân bình thường, trở nên hữu thụ và hình thành loài mới.

- Đặc điểm:

+ Là phương thức hình thành loài nhanh chóng và phổ biến ở thực vật (khoảng 75% các loài thực vật có hoa, 95% các loài dương xỉ được hình thành bằng phương thức này).

+ Lai xa và đa bội hóa tạo nên loài mới thường ít gặp ở động vật vì ở động vật cơ chế cách li sinh sản giữa 2 loài rất chặt chẽ và phức tạp; nhất là ở nhóm có hệ thần kinh phát triển, sự đa bội hóa thường gây nên những rối loạn về giới tính, sẩy thai, chết từ giai đoạn phôi.

- Ví dụ:

+ Loài bông trồng ở Mỹ có bộ NST 2n = 52, trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa từ loài bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn và loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ.

Lý thuyết Quá trình hình thành Loài (tiếp theo) | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

+ Sự hình thành lúa mì nhờ quá trình lai xa và đa bội hóa:

Lý thuyết Quá trình hình thành Loài (tiếp theo) | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 29: Quá trình hình thành Loài

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 30: Quá trình hình thành Loài (tiếp theo)


Câu 13:

18/07/2024

Thể song nhị bội

Xem đáp án

Đáp án: A

A. → đúng. Có tế bào mang hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài bố mẹ (trong tế bào có 2nloài thứ 1 và 2nloài thứ 2)

B. → sai. Có 2n nhiễm sắc thể trong tế bào ⇒ thể lưỡng bội.

C. → sai. Chỉ sinh sản vô tính mà không có khả năng sinh sản hữu tính.

D. → sai. Chỉ biểu hiện các đặc điểm của một trong hai loài bố mẹ.


Câu 14:

18/07/2024

Trong tự nhiên, con đường hình thành loài nhanh nhất là con đường

Xem đáp án

Đáp án: A

Trong tự nhiên, con đường hình thành loài nhanh nhất là con đường lai xa và đa bội hoá.


Câu 15:

23/07/2024

Dạng cách li nào đánh dấu sự hình thành loài mới?

Xem đáp án

Đáp án: A

Cách li (đặc biệt là cách li địa lí) tạo điều kiện cần thiết cho các nhóm cá thể đã phân hóa tích lũy các biến dị di truyền theo những hướng khác nhau, làm cho thành phần kiểu gen sai khác ngày càng nhiều.

Cách li đóng vai trò quan trọng trong tiến hóa hình thành loài cũng như duy trì tính toàn vẹn của loài.

Mọi cách li kéo dài dẫn đến cách li sinh sản (cách li di truyền) đánh dấu sự xuất hiện loài mới


Bắt đầu thi ngay