Trang chủ Lớp 7 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 2 (có đáp án): Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành CNTB

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 2 (có đáp án): Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành CNTB

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 2 (có đáp án): Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành CNTB

  • 516 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 10 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

19/07/2024

Cuộc phát kiến địa lí đầu tiên được tiến hành vào thời gian nào?     

Xem đáp án

Chọn đáp án: B

Giải thích: Cuộc phát kiến địa lý đầu tiên do B. Đi-a-xơ tiến hành vào năm 1478 (thế kỉ XV).


Câu 2:

23/09/2024

Các cuộc phát kiến địa lý do tầng lớp nào tiến hành?     

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Từ giữa thế kỉ XV, do yêu cầu phát triển của sản xuất nên các quý tộc, thương nhân châu Âu cần rất nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới. Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông. Vì vậy, từ cuối thế kỉ XV, nhiều quý tộc, thương nhân châu Âu đã thực hiện các cuộc phát kiến địa lí.

C đúng 

- A sai vì họ thường tập trung vào việc duy trì quyền lực và kiểm soát lãnh thổ hơn là khám phá. Các cuộc phát kiến chủ yếu do thương nhân, nhà thám hiểm và những người dân thường khác thực hiện, tìm kiếm cơ hội kinh tế và mở rộng thương mại.

- B sai vì họ chủ yếu tập trung vào chiến lược quân sự và bảo vệ lãnh thổ, không phải khám phá những vùng đất mới. Các cuộc phát kiến thường do các nhà thám hiểm, thương nhân hoặc cá nhân đam mê khám phá thực hiện, với mục đích tìm kiếm tài nguyên và mở rộng thương mại.

- D sai vì họ thường chú trọng vào việc duy trì quyền lực, ảnh hưởng xã hội và tôn giáo hơn là khám phá. Các cuộc phát kiến chủ yếu được thúc đẩy bởi những cá nhân hoặc nhóm có động lực kinh tế, như thương nhân và nhà thám hiểm, tìm kiếm cơ hội mới và tài nguyên.

*) Các cuộc phát kiến địa lý

a) Nguyên nhân:

- Từ giữa thế kỉ XV, sản xuất phát triển nhu cầu về vốn, nguyên liệu và thị trường tăng cao.

- Nhu cầu tìm kiếm con đường hàng hải mới từ phương Tây sang Ấn Độ và các nước phương Đông.

b) Điều kiện:

- Sự phát triển của kĩ thuật hàng hải và kĩ thuật đóng tàu.

- Kim chỉ nam (la bàn) do người Trung Quốc phát minh được sản xuất rộng rãi.

- Kiến thức địa lý về trái đất được mở rộng nhất là biết được trái đất hình tròn.
Các cuộc phát kiến địa lý do tầng lớp nào tiến hành?      (ảnh 1)

Tàu Caraven

c) Các cuộc phát kiến địa lý lớn:

- Năm 1487, B. Đi-a-xơ đi vòng quanh điểm cực Nam châu Phi, tìm ra mũi Hảo Vọng.

- Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma chỉ huy đoàn tàu từ Lisbon đến mũi Hảo Vọng. Đến năm 1498, cập bến Ca-li-cút ở phía tây nam Ấn Độ.

- Năm 1492, C.Cô-lôm-bô “tìm ra” châu Mĩ.

- Từ 1519 - 1522, Ph.Ma-gien-lan thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái đất.
Các cuộc phát kiến địa lý do tầng lớp nào tiến hành?      (ảnh 1)

d) Hậu quả:

- Tìm ra những con đường hàng hải mới từ Đông sang Tây.

- Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển, mở rộng thị trường buôn bán.

- Đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu nguồn nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ, thị trường rộng lớn.

- Dẫn tới sự ra đời của Chủ nghĩa thực dân.


Câu 3:

19/07/2024

Những cuộc phát kiến địa lí của thương nhân châu Âu chủ yếu hướng về đâu?    

Xem đáp án

Chọn đáp án: A

Giải thích: các thương nhân châu Âu cho rằng Ấn Độ và các nước phương Đông có nhiều vàng bạc, nguyên liệu và là thị trường tiêu thụ rộng lớn.


Câu 4:

21/07/2024

Ai là người đầu tiên tìm ra châu Mĩ?     

Xem đáp án

Chọn đáp án: C

Giải thích: C. Cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mĩ (năm 1492).


Câu 5:

19/07/2024

Những nước nào đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV?

Xem đáp án

Chọn đáp án: C

Giải thích: Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là những nước tiên phong trong các cuộc thám hiểm, khám phá ra những miền đất mới, vì:

-  Có vị trí địa lí thuận lợi, gần những hải cảng lớn.

- Đây là những nước có nền kinh tế hàng hóa phát triển nên nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc, thị trường ngày càng tăng, trong khi việc buôn bán trực tiếp với các nước phương Đông lại bị ách tắc do con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kì chiếm độc quyền nên họ muốn khám phá con đường đi mới.

- Hạm đội thuyền của hai nước vào loại mạnh nhất ở châu Âu. Tầng lớp quý tộc thượng võ hiếu chiến, thủy thủ đoàn gan dạ, trình độ khoa học kĩ thuật có nhiều tiến bộ.

- Các chuyến hành trình phát kiến đã được các vương triều phong kiến Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ủng hộ


Câu 6:

19/07/2024

Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu được hình thành dựa trên cơ sở nào?     

Xem đáp án

Đáp án D

Nhờ có tiền vốn và công nhân làm thuê, các nhà tư sản ra sức mở rộng kinh doanh, lập các xưởng sản xuất với quy mô lớn, các công ty thương mại và những đồn điền rộng lớn. Các chủ xưởng, chủ đồn điền và những thương nhân giàu có dần dần trở thành giai cấp tư sản. Họ dùng đủ mọi cách để bóc lột đến kiệt quệ sức lao động của những người làm thuê. Đông đảo những người làm thuê trở thành giai cấp vô sản. Từ đó hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.


Câu 7:

19/07/2024

Hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa ở châu Âu là:     

Xem đáp án

Chọn đáp án: C

Giải thích:

- Các chủ xưởng, chủ đồn điền, thương nhân mở rộng kinh doanh, sản xuất với quy mô lớn. Họ trở nên giàu có, dần dần trở thành giai cấp tư sản.

- Người làm thuê trở thành giai cấp vô sản.


Câu 8:

19/07/2024

Vì sao người nông nô phải làm thuê trong các xí nghiệp của tư bản?     

Xem đáp án

Chọn đáp án: D

Giải thích: Các quý tộc phong kiến và tư sản dùng bạo lực để chiếm đoạt ruộng đất, đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa. Nông nô không có ruộng đất để cày cấy, phải vào làm thuê trong các xí nghiệp.


Câu 9:

28/10/2024

Giai cấp tư sản được hình thành từ những thành phần nào?     

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Các chủ xưởng, chủ đồn điền và những thương nhân giàu có dần dần trở thành giai cấp tư sản.

→ A đúng 

- B sai vì họ chủ yếu sống bằng lợi nhuận từ đất đai và sản xuất nông nghiệp, trong khi giai cấp tư sản hình thành từ các thành phần thương nhân và chủ xưởng, những người tập trung vào thương mại và công nghiệp.

- C sai vì quý tộc thường có nguồn gốc từ tầng lớp phong kiến, sống dựa vào quyền lực và tài sản đất đai, trong khi nông dân giàu có chủ yếu là những người sản xuất nông nghiệp.

- D sai vì họ thường làm việc độc lập, sản xuất quy mô nhỏ và không tham gia vào hoạt động thương mại lớn hoặc sở hữu tư liệu sản xuất.

Giai cấp tư sản Việt Nam được hình thành chủ yếu từ những thành phần thương nhân giàu có, chủ xưởng, và chủ đồn điền do quá trình phát triển kinh tế trong thời kỳ thực dân Pháp khai thác thuộc địa. Những thương nhân giàu có đã tích lũy được vốn từ việc buôn bán và đầu tư vào các lĩnh vực thương mại và sản xuất. Đồng thời, sự xuất hiện của các nhà máy, xưởng chế biến, và đồn điền đã tạo cơ hội cho các cá nhân và gia đình giàu có đầu tư và phát triển kinh doanh, từ đó hình thành nên một lớp giai cấp mới.

Giai cấp tư sản này không chỉ có khả năng tài chính mà còn được đào tạo và có kinh nghiệm trong quản lý sản xuất, tạo ra những nguồn lực cần thiết để cạnh tranh trong thị trường. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa và phát triển nền kinh tế địa phương, góp phần tạo nên các mối quan hệ kinh tế mới trong xã hội. Tuy nhiên, họ cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ phía các thực dân Pháp và thường xuyên chịu áp lực từ chính sách bóc lột của thực dân.


Câu 10:

13/10/2024

Sự hình thành chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến những biến đổi về kinh tế và xã hội ở châu Âu như thế nào?     

Xem đáp án

Đáp án đúng là : A

- Sự hình thành chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến những biến đổi về kinh tế và xã hội ở châu Âu như sau :Hình thành hình thức kinh doanh tư bản, hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản.

Giải thích:

- Về kinh tế: chủ xưởng, chủ đồn điền thuê nhân công làm việc để làm giàu cho mình → Hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

- Về giai cấp:

   + Các chủ xưởng, chủ đồn điền, những thương nhân giàu có mở rộng kinh doanh→ trở nên giàu có → giai cấp tư sản.

   + Người làm thuê trở thành giai cấp vô sản.

→ A đúng.B,C,D sai.

* Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu

- Đầu thế kỉ IV, Đế chế La Mã suy yếu, bị chia thành hai phần: Tây La Mã và Đông La Mã

- Cuộc xâm lược của người Giéc-man khiến đế chế La Mã sụp đổ vào năm 476.

- Những việc làm của người Giécman:

  + Thành lập nhiều vương quốc mới: Ăng-glô Xắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt…

+ Chiếm đoạt ruộng đất của chủ nô, đem chia cho nhau. Phế truất, phong tước vị ….

- Biến đổi xã hội: Xuất hiện 2 giai cấp mới: Lãnh chúa và nông nô.

  + Lãnh chúa được hình thành từ bộ phận: thủ lĩnh quân sự và tăng lữ giáo hội được nhà vua phân phong tước vị, ruộng đất. Lãnh chúa giàu có và nhiều quyền lực, sống sa hoa trên sự bóc lột nông nô.

  + Nông nô được hình thành từ bộ phận: nông dân bị mất ruộng đất, nô lệ được giải phóng… họ sống lệ thuộc vào lãnh chúa.

- Đến thế kỉ IX, về cơ bản xã hội phong kiến Tây Âu được hình thành.

2. Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu

a. Lãnh địa phong kiến

- Thời gian hình thành: khoảng giữa thế kỉ IX

- Khái niệm: Lãnh địa là những vùng đất đai rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt được đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng

- Đặc điểm lãnh địa phong kiến:

+ Lãnh chúa xây dựng những lâu đài kiên cố, có hào sâu, tường cao bao quanh. Phần đất đai ở xung quanh lâu đài bao gồm đất canh tác, đồng cỏ chăn nuôi gia súc, rừng và nhà ở của nông nô.

 + Trong lãnh địa, nền kinh tế chính là nông nghiệp chủ yếu, ngoài ra lương thực, thực phẩm, quần áo, giày dép, công cụ lao động,… đều do nông nô tự sản xuất. Tính chất của nền kinh tế là: tự cấp, tự túc.

Mỗi lãnh địa là một đơn vị hành chính độc lập. Lãnh chúa như một “ông vua” có toàn quyền quyết định trong lãnh địa của mình.

b. Quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu:

- Trong lãnh địa các lãnh chúa không bao giờ phải lao động, suốt ngày họ chỉ sống xa hoa, hưởng thụ.

- Nông nô lệ thuộc vào lãnh chúa về ruộng đất và thân phận. Cuộc sống nghèo khổ, bị lãnh chúa bóc lột, đối xử tàn nhẫn.

=> Như vậy quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu là quan hệ bóc lột giữa Lãnh chúa phong kiến và nông nô thông qua địa tô, thuế.

3. Sự xuất hiện các thành thị Trung đại:

- Nguyên nhân: Vào thế kỉ XI, sản xuất phát triển thợ thủ công đem hàng hoá ra những nơi đông người để trao đổi→ hình thành các thị trấn → thành thị trung đại ra đời ( thành phố).

- Hoạt động của thành thị:

 + Cư dân chính chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân,…

 + Đặc điểm kinh tế: Nền kinh tế hàng hóa

 + Thị dân lập ra các trường đại học như: Bô lô nha (Ý). O-xphớt (Anh), Xooc-bon (Pháp)… để mở mang tri thức và hình thành các trung tâm kinh tế - văn hóa lớn như: Luân Đôn (Anh), Pa-ri (Pháp), Lu – bếch (Đức), Phi-ren-xê (Ý) để trao đổi sản xuất và buôn bán hàng hóa.

- Vai trò của thành thị:

+ Phá vỡ nền kinh tế tự niên của các lãnh địa. Tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hóa

+ Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền

+ Đưa đến sự xuất hiện của tầng lớp thị dân.

+ Tạo dựng cơ sở để xây dựng nền văn hóa mới, nhiều trường đại học mới được thành lập; mang lại không khí tự do và cởi mở.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu

Giải sách bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu - Chân trời sáng tạo


Bắt đầu thi ngay