Trang chủ Lớp 11 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 21 (có đáp án): Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 21 (có đáp án): Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

  • 1131 lượt thi

  • 27 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Phái chủ chiến, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, tổ chức cuộc phản công quân Pháp và phát động phong trào Cần vương dựa trên cơ sở có sự ủng hộ của

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

 Phái chủ chiến, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, tổ chức cuộc phản công quân Pháp và phát động phong trào Cần vương dựa trên sự ủng hộ của bộ phận quan lại chủ chiến trong triều đình và đông đảo nhân dân (SGK Lịch sử 11- Trang 126)


Câu 2:

Người đứng đầu trong phái chủ chiến của triều đình Huế là ai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

 Người đứng đầu trong phái chủ chiến của triều đình Huế là Tôn Thất Thuyết (SGK Lịch sử 11- Trang 125)


Câu 3:

Trong giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1888 phong trào Cần vương được đặt dưới sự chỉ huy của ai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

 Trong giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1888 phong trào Cần vương được đặt dưới sự chỉ huy của Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết (SGK Lịch sử- Trang 126)


Câu 4:

Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

 Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương (SGK Lịch sử- Trang 131).


Câu 5:

Cuộc khởi nghĩa nào không nằm trong phong trào Cần vương?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

 Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc khởi nghĩa nào không nằm trong phong trào Cần vương.


Câu 6:

Ai là người đầu tiên chế tạo súng trường theo kiểu Pháp giai đoạn 1885-1888?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

 Giai đoạn 1885-1888 Cao Thắng là người đầu tiên chế tạo súng trường theo kiểu Pháp.


Câu 7:

Lãnh đạo khởi nghĩa Hương Khê là ai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

 Phan Đình Phùng và Cao Thắng là 2 vị lãnh đạo của khởi nghĩa Hương Khê (SGK Lịch sử 11- Trang 132).


Câu 8:

Lãnh đạo khởi nghĩa Ba Đình là ai

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Lãnh đạo khởi nghĩa Ba Đình là Phạm Bành và Đinh Công Tráng.


Câu 9:

Lực lượng nào tham gia đông đảo nhất trong khởi nghĩa Yên Thế?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Nông dân lực lượng tham gia đông đảo nhất trong khởi nghĩa Yên Thế (SGK Lịch sử 11- Trang 134).


Câu 10:

Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế là ai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

 Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế là ai Đề Nắm, Đề Thám  (SGK Lịch sử 11- Trang 134).


Câu 11:

Tôn Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương khi đang ở đâu?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

 Tại căn cứ Tân sở (Quảng Trị) Tôn Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương (SGK Lịch sử 11- Trang 125).


Câu 12:

Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương (1885 - 1896) là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

 Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương vì : có lãnh đạo tài giỏi, thời gian diễn ra lâu dài; địa bàn hoạt động rộng; đúc được súng trường theo kiểu của Pháp, gây cho Pháp những tổn thất nặng nề


Câu 13:

“Cần vương” có nghĩa là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

 “Cần vương” có nghĩa là giúp vua cứu nước.


Câu 14:

Đâu không phải là nội dung của chiếu Cần vương?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Chiếu Cần vương không kêu gọi bãi binh, thương lượng với Pháp để bảo vệ vương quyền.


Câu 15:

Vì sao phong trào Cần vương phát triển qua hai giai đoạn?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

 Do vua Hàm Nghi bị bắt nên phong trào Cần vương phát triển qua hai giai đoạn (SGK Lịch sử 11- Trang 126)


Câu 16:

Nội dung nào không đúng khi nói về mục đích của khởi nghĩa nông dân Yên Thế?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Mục đích của khởi nghĩa nông dân Yên Thế là: chống lại chính sách cướp bóc của thực dân Pháp,tự đứng lên bảo vệ cuộc sống của quê hương mình.Bất bình với chính sách đàn áp bóc lột của thực dân Pháp (SGK Lịch sử 11- Trang 133).


Câu 17:

Cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là khởi nghĩa Yên Thế.


Câu 18:

Nguyên nhân trực tiếp nào dẫn đến cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế là: thực dân Pháp tìm mọi cách tiêu diệt phái chủ chiến trong triều đình Huế.


Câu 19:

Trong thời gian hòa hoãn với Pháp (1898 - 1908), căn cứ Phồn Xương của nghĩa quân Yên Thế đã trở thành

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Trong thời gian hòa hoãn với Pháp (1898 - 1908), căn cứ Phồn Xương của nghĩa quân Yên Thế đã trở thành nơi hội tụ của những nghĩa sĩ yêu nước từ khắp nơi kéo về.


Câu 20:

Ý nào không đúng với đặc điểm của khởi nghĩa Hương Khê?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê không giành được thắng lợi.


Câu 21:

Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần vương (1885 - 1896)?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Thực dân Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam vào năm 1884.


Câu 22:

Cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào cần vương có địa bàn hoạt động rộng lớn nhất?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Cuộc khởi nghĩa Hương Khê có địa bàn hoạt động rộng lớn nhất (ở 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà TĨnh, Quảng Bình).


Câu 23:

So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương, khởi nghĩa Yên Thế có điểm gì khác biệt?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương, khởi nghĩa Yên Thế có điểm khác biệt là: đặt dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh nông dân.   


Câu 24:

Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế đều

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế đều là phong trào đấu tranh theo khuynh hướng phong kiến.


Câu 25:

Nội dung nào không phản ánh đúng về khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913)?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế không chịu sự chi phối bởi chiếu Cần vương.


Câu 26:

Một trong những điểm khác biệt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 - 1896) là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Một trong những điểm khác biệt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 - 1896) là có sự đan xen giữa đánh với hòa hoãn tạm thời.


Câu 27:

Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương (1885 - 1896)?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương (1885 - 1896):

+ Thiếu giai cấp tiên tiến lãnh đạo và đường lối đấu tranh đúng đắn.

+ Thực dân Pháp có ưu thế vượt trội hơn về vũ khí, kĩ thuật, phương tiện chiến tranh.

+ Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương nổ ra lẻ tẻ, không có sự liên kết.


Bắt đầu thi ngay