Câu hỏi:
23/07/2024 8,542Lực lượng nào tham gia đông đảo nhất trong khởi nghĩa Yên Thế?
A. Công nhân
B. Tư sản dân tộc
C. Nông dân
D. Tiểu tư sản
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Nông dân lực lượng tham gia đông đảo nhất trong khởi nghĩa Yên Thế.
C đúng
- A sai vì khởi nghĩa này chủ yếu do nông dân và nhân dân nghèo tham gia, phản ánh sự bất bình của các tầng lớp nông dân chịu khổ vì chính sách thuế áp bức của triều đình.
- B sai vì khởi nghĩa này chủ yếu được lãnh đạo bởi các lãnh tụ dân tộc và nông dân chịu khổ, phản ánh sự bất bình của nhân dân vùng núi với chính sách thuế nặng của thời đại.
- D sai vì phong trào này chủ yếu được nông dân và các tầng lớp nhân dân nghèo tham gia, phản ánh sự bất bình của họ với chính sách thuế nặng và áp bức của thời đại.
*) Phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX - Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913)
a) Nguyên nhân:
- Kinh tế nông nghiệp sa sút đời sống nhân dân khó khăn, một bộ phận dân chúng phiêu tán lên vùng núi Yên Thế để sinh sống => Hộ sẵn sàng đấu tranh chống Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình.
- Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm => nhân dân Yên thế nổi dậy đấu tranh.
b) Lãnh đạo: Lương Văn Nắm (Đề Nắm), Hoàng Hoa Thám (Đề Thám).
c) Căn cứ: Yên Thế (Bắc Giang)
d) Hoạt động chủ yếu:
- Từ 1884 - 1892: do Đề Nắm lãnh đạo, nghĩa quân xây dựng hệ thống phòng thủ ở Bắc Yên Thế.
- Từ 1893 - 1897: do Đề Thám lãnh đạo, giảng hòa với Pháp hai lần, nghĩa quân làm chủ bốn tổng ở Bắc Giang.
- Từ 1898 - 1908: Căn cứ trở thành nơi hội tụ của nghĩa sĩ yêu nước.
- Từ 1909 - 1913: Pháp tấn công, nghĩa quân phải di chuyển liên tục.
Lược đồ khởi nghĩa Yên Thế
e) Kết quả, ý nghĩa:
- Kết quả: Ngày 10/02/1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.
- Ý nghĩa:
+ Tiêu hao sinh lực địch, làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.
+ Thể hiện ý chí, sức mạnh to lớn của nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về phương thức hoạt động, tác chiến, xây dựng căn cứ....
+ Đóng vai trò là vị trí chuyển tiếp, bản lề từ một cặp phạm trù cũ (phong kiến) sang một phạm trù mới (tư sản), khẳng định truyền thống yêu nước của dân tộc.
f) Nguyên nhân thất bại:
- Tương quan lực lượng quá chênh lệch, không có lợi cho nghĩa quân.
- Mang tính tự phát, chưa liên kết, tập hợp được lực lượng để phong trào thành phong trào đấu tranh trong cả nước.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 4:
Một trong những điểm khác biệt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 - 1896) là
Câu 6:
Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần vương (1885 - 1896)?
Câu 7:
Nội dung nào không phản ánh đúng về khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913)?
Câu 8:
Trong giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1888 phong trào Cần vương được đặt dưới sự chỉ huy của ai?
Câu 9:
Tôn Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương khi đang ở đâu?
Câu 11:
Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương (1885 - 1896)?
Câu 12:
Ai là người đầu tiên chế tạo súng trường theo kiểu Pháp giai đoạn 1885-1888?
Câu 13:
So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương, khởi nghĩa Yên Thế có điểm gì khác biệt?
Câu 14:
Nội dung nào không đúng khi nói về mục đích của khởi nghĩa nông dân Yên Thế?
Câu 15:
Phái chủ chiến, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, tổ chức cuộc phản công quân Pháp và phát động phong trào Cần vương dựa trên cơ sở có sự ủng hộ của