Trắc nghiệm Sử 11 CTST Bài 4. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay
Trắc nghiệm Sử 11 CTST Bài 4. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay
-
1087 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
18/07/2024Từ năm 1949, các nước Đông Âu bước vào giai đoạn
Đáp án đúng là: A
Từ năm 1949, các nước Đông Âu bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 2:
24/09/2024Cách mạng dân chủ nhân dân được hoàn thành ở các nước Đông Âu đã đánh dấu
Đáp án đúng là: C
Cách mạng dân chủ nhân dân được hoàn thành ở các nước Đông Âu đã đánh dấu chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống thế giới.
C đúng
- A sai vì phản ánh sự phân chia quyền lực giữa khối phương Tây và khối phương Đông trong Chiến tranh Lạnh. Do đó, các cuộc cách mạng này thực sự là sự chuyển đổi từ mô hình xã hội chủ nghĩa sang dân chủ, không phải là sự hoàn thiện của cục diện hai cực.
- B sai vì chủ nghĩa tư bản trở thành một hệ thống thế giới sau khi các nước Đông Âu chuyển đổi từ chế độ xã hội chủ nghĩa sang kinh tế thị trường, chứ không phải do các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân. Những cuộc cách mạng này chủ yếu nhằm lật đổ các chính phủ độc tài và thiết lập chế độ dân chủ, không trực tiếp thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trên toàn cầu.
- D sai vì chủ nghĩa xã hội không thắng thế hoàn toàn ở châu Âu vì các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở Đông Âu đã dẫn đến sự sụp đổ của các chế độ xã hội chủ nghĩa, không phải sự củng cố hay mở rộng của nó. Sự chuyển mình sang nền kinh tế thị trường và chế độ dân chủ đã phản ánh sự thất bại của chủ nghĩa xã hội trong việc duy trì quyền lực ở khu vực này.
Cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, diễn ra vào cuối thập kỷ 1980 và đầu thập kỷ 1990, đánh dấu sự chuyển mình quan trọng trong lịch sử của khu vực này. Những cuộc cách mạng này thường dẫn đến việc lật đổ các chế độ độc tài cộng sản, mở đường cho sự hình thành các chính phủ dân chủ. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là sự hoàn thành của các cuộc cách mạng này đã không chỉ mang lại tự do cho các quốc gia này mà còn khẳng định một mô hình xã hội chủ nghĩa mới.
Khi các nước Đông Âu chuyển từ chế độ cộng sản sang các hình thức quản lý khác, nó cũng đồng nghĩa với việc chủ nghĩa xã hội, như một hệ thống, đã bắt đầu suy yếu và mất đi sự đồng nhất trong cách thức vận hành. Điều này đánh dấu một giai đoạn quan trọng khi chủ nghĩa xã hội không còn giữ vị trí chi phối trên thế giới, dẫn đến sự xuất hiện của nhiều mô hình phát triển khác nhau, từ tư bản hóa đến các thể chế dân chủ.
Sự thay đổi này không chỉ ảnh hưởng đến Đông Âu mà còn tác động sâu sắc đến các quốc gia khác trên thế giới, thể hiện sự chuyển mình của tư duy chính trị và kinh tế toàn cầu, từ đó hình thành nên các mối quan hệ quốc tế mới. Do đó, các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân đã có ý nghĩa lớn trong việc chuyển đổi cấu trúc của chủ nghĩa xã hội, đưa nó đến một bước ngoặt trong lịch sử thế giới.
Câu 3:
29/10/2024Hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới được hình thành gắn liền với sự kiện nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Cách mạng dân chủ nhân dân được hoàn thành ở các nước Đông Âu đã đánh dấu chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống thế giới.
*Tìm hiểu thêm: "Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu"
- Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít ở châu Âu đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu (Ba Lan, Rumani, Hunggari, Tiệp Khắc, Anbani, Bungari, Cộng hòa Dân chủ Đức).
- Những thành tựu của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Đông Âu.
- Quá trình phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu trải qua hai giai đoạn chính.
♦ Từ năm 1945 đến năm 1949: Sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu hoàn thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân: tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp của tư bản, thực hiện các quyền tự do dân chủ.
♦ Từ năm 1949 đến giữa những năm 70:
+ Đây là giai đoạn phát triển của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu.
+ Với sự giúp đỡ của Liên Xô, sự nỗ lực của toàn thể nhân dân, các nước Đông Âu thực hiện công nghiệp hoá, điện khí hoá toàn quốc, phát triển nông nghiệp.... Từ những nước nghèo, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trở thành những quốc gia có nền công nghiệp, nông nghiệp phát triển.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Câu 4:
04/11/2024Nửa sau thập niên 1970 và trong thập niên 1980, các nước Đông Âu
Đáp án đúng là: C
- Nửa sau thập niên 1970 và trong thập niên 1980, các nước Đông Âu lâm vào suy thoái, khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.
- Những thành tựu chính trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu : Trong những năm 1950 – 1975, các nước Đông Âu đã thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
→ A sai.
- Từ năm 1945 đến năm 1949, sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu hoàn thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân: tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp của tư bản, thực hiện các quyền tự do dân chủ…
→ B sai.
- Các nước Đông Âu bắt đầu tiến hành cải cách để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng vào cuối những năm 1980. Đặc biệt, vào khoảng các năm 1989–1991, nhiều quốc gia Đông Âu như Ba Lan, Hungary, Tiệp Khắc (nay là Cộng hòa Séc và Slovakia), Đông Đức, Bulgaria và Romania đã thực hiện những cuộc cải cách lớn về chính trị và kinh tế. Những cải cách này nhằm chuyển đổi từ hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường và từ chế độ xã hội chủ nghĩa sang dân chủ.
→ D sai.
* Khái quát về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay
- Từ năm 1991 đến nay, dưới sự lãnh đạo của các đảng cộng sản, nhiều quốc gia vẫn tiếp tục phát triển đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội và đã đạt được những thành tựu tiêu biểu về kinh tế, xã hội, đối ngoại,...
- Các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và một số nước khác tiến hành cải cách, mở cửa, đổi mới, từng bước xác định mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp.
- Mặc dù chủ nghĩa xã hội đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách nhưng lí tưởng về một chế độ xã hội giàu mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh vẫn là đích hướng tới của tất cả các quốc gia trên thế giới.
2. Thành tựu chính và ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc
a) Thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc
- Từ cuối năm 1978, Trung Quốc thực hiện cải cách và mở cửa, xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Trải qua các giai đoạn, công cuộc cải cách đã thu được nhiều thành tựu trên các mặt kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học - kĩ thuật.
♦ Về kinh tế: thực hiện nền kinh tế thị trường, cải cách thể chế kinh tế, chú trọng phát triển khoa học kĩ thuật, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
+ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng từ gần 150 tỉ USD (năm 1978) lên hơn 17 nghìn tỉ USD (năm 2021 - năm đạt đỉnh tăng trưởng cao nhất tính từ năm 1960);
+ Bình quân tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2020 - 2021 là 5,1%, dẫn đầu các nền kinh tế trên thế giới.
♦ Về xã hội:
+ Xây dựng một xã hội hiện đại, có tính hài hoà, chú trọng công bằng và an sinh xã hội, hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
+ Trung Quốc chiến thắng trong cuộc chiến chống nghèo đói (trong một thập kỉ qua có gần 100 triệu người nghèo và hơn 800 huyện thoát nghèo).
♦ Về văn hoá: xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa, đề cao văn hoá dân tộc, phát triển giáo dục và khoa học,...
♦ Về khoa học - kĩ thuật: Trung Quốc sau 20 năm cải cách mở cửa đã liên tiếp phóng 5 con tàu “Thần Châu” vào không gian Vũ trụ.
b) Ý nghĩa công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc
- Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 đã giúp Trung Quốc thoát khỏi cuộc khủng hoảng; làm cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng, tình hình chính trị - xã hội ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện, vị thế quốc tế nâng cao trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho sự hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, khoa học - kĩ thuật,...
- Với những thành tựu tiêu biểu đó cho thấy sự đúng đắn của con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, góp phần làm phong phú thêm lí luận về mô hình phát triển chủ nghĩa xã hội trong thực tiễn.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 4: Chủ nghĩa xã hội từ 1991 đến nay
Câu 5:
18/07/2024Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á gắn liền với những quốc gia nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á gắn liền với các quốc gia: Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Triều Tiên,…
Câu 6:
16/10/2024Việc các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đã
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Việc các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đánh dấu sự mở rộng, tăng cường sức mạnh của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu.
*Tìm hiểu thêm: "Thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc"
- Từ cuối năm 1978, Trung Quốc thực hiện cải cách và mở cửa, xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Trải qua các giai đoạn, công cuộc cải cách đã thu được nhiều thành tựu trên các mặt kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học - kĩ thuật.
♦ Về kinh tế: thực hiện nền kinh tế thị trường, cải cách thể chế kinh tế, chú trọng phát triển khoa học kĩ thuật, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
+ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng từ gần 150 tỉ USD (năm 1978) lên hơn 17 nghìn tỉ USD (năm 2021 - năm đạt đỉnh tăng trưởng cao nhất tính từ năm 1960);
+ Bình quân tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2020 - 2021 là 5,1%, dẫn đầu các nền kinh tế trên thế giới.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 4: Chủ nghĩa xã hội từ 1991 đến nay
Câu 7:
18/07/2024Hiện nay, quốc gia nào ở châu Á đi theo con đường xã hội chủ nghĩa?
Đáp án đúng là: A
Một số quốc gia châu Á đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào…
Câu 8:
18/07/2024Quốc gia nào ở khu vực Mĩ La-tinh đi theo con đường xã hội chủ nghĩa?
Đáp án đúng là: A
Sau thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959, nước Cộng hòa Cuba được thành lập. Từ năm 1961, Cuba bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là chính sách cấm vận của Mỹ, nhưng nhân dân Cuba vẫn kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Câu 9:
18/07/2024Đầu thập niên 60, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới bao gồm 14 quốc gia ở
Đáp án đúng là: B
Đầu thập niên 60, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới bao gồm 14 quốc gia ở châu Âu, châu Á và khu vực Mĩ La-tinh.
Câu 10:
21/07/2024Chế độ xã hội chủ nghĩa tan rã ở các nước Đông Âu vào thời gian nào?
Đáp án đúng là: C
Cuối những năm 80 của thế kỉ XX, chế độ chủ nghĩa xã hội tan rã ở các nước Đông Âu.
Câu 11:
18/07/2024Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô?
Đáp án đúng là: D
Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội Đông Âu và Liên Xô là tổng hợp của nhiều yếu tố. Trong đó, nguyên nhân cơ bản bao gồm:
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu mang tính chủ quan, duy ý chí; áp dụng máy móc mô hình kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp trong nhiều năm; chậm đổi mới cơ chế và hệ thống quản lí kinh tế.
+ Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại không được áp dụng kịp thời vào sản xuất; năng suất lao động xã hội suy giảm dẫn tới tình trạng trì trệ kéo dài về kinh tế, sự sa sút, khủng hoảng lòng tin trong xã hội.
+ Quá trình cải cách, cải tổ phạm sai lầm nghiêm trọng về đường lối, cách thức tiến hành.
- Nguyên nhân khách quan: hoạt động chống phá của các lực lượng thù địch ở trong nước và các thế lực bên ngoài góp phần làm gia tăng tình trạng bất ổn và rối loạn.
Câu 12:
22/07/2024Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là sự sụp đổ của
Đáp án đúng là: B
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, chưa khoa học.
Câu 13:
22/07/2024Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu?
Đáp án đúng là: C
Học thuyết Mác -Lênin đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn khắc nghiệt. Sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu cùng với những thiếu sót nghiêm trọng về các mặt của những nước tuyên bố đi theo con đường xã hội chủ nghĩa không thể coi là bằng chứng bác bỏ tính khoa học, đúng đắn của Học thuyết Mác -Lênin.
Câu 14:
22/07/2024Nội dung nào sau đây không phải là điểm tương đồng giữa cuộc cải cách -mở cửa ở Trung Quốc (từ 1978) và công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam (từ 1986)?
Đáp án đúng là: D
- Một số điểm tương đồng giữa cuộc cải cách -mở cửa ở Trung Quốc (từ 1978) và công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam (từ 1986):
+ Xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
+ Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới.
+ Củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Câu 15:
18/07/2024Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam
Đáp án đúng là: A
Công cuộc đổi mới ở Việt Nam (bắt đầu từ năm 1986) đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt.
Câu 16:
21/07/2024Trọng tâm trong đường lối cải cách mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978) là
Đáp án đúng là: B
Trọng tâm trong đường lối cải cách mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978) là phát triển kinh tế.
Câu 17:
30/09/2024Nội dung trọng tâm của đường lối đổi mới ở Việt Nam (từ tháng 12/1986) phù hợp với xu thế phát triển của thế giới là
Đáp án đúng là: D
- Nội dung trọng tâm của đường lối đổi mới ở Việt Nam (từ tháng 12/1986) phù hợp với xu thế phát triển của thế giới là lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.
Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế. → Nội dung trọng tâm trong Đường lối đổi mới về kinh tế của Việt Nam (từ tháng 12-1986) phù hợp với xu thế của thế giới là lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.
→ D đúng,A,B,C sai.
* Lý thuyết Chủ nghĩa xã hội từ 1991 đến nay
1. Khái quát về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay
- Từ năm 1991 đến nay, dưới sự lãnh đạo của các đảng cộng sản, nhiều quốc gia vẫn tiếp tục phát triển đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội và đã đạt được những thành tựu tiêu biểu về kinh tế, xã hội, đối ngoại,...
- Các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và một số nước khác tiến hành cải cách, mở cửa, đổi mới, từng bước xác định mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp.
- Mặc dù chủ nghĩa xã hội đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách nhưng lí tưởng về một chế độ xã hội giàu mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh vẫn là đích hướng tới của tất cả các quốc gia trên thế giới.
2. Thành tựu chính và ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc
a) Thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc
- Từ cuối năm 1978, Trung Quốc thực hiện cải cách và mở cửa, xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Trải qua các giai đoạn, công cuộc cải cách đã thu được nhiều thành tựu trên các mặt kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học - kĩ thuật.
♦ Về kinh tế: thực hiện nền kinh tế thị trường, cải cách thể chế kinh tế, chú trọng phát triển khoa học kĩ thuật, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
+ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng từ gần 150 tỉ USD (năm 1978) lên hơn 17 nghìn tỉ USD (năm 2021 - năm đạt đỉnh tăng trưởng cao nhất tính từ năm 1960);
+ Bình quân tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2020 - 2021 là 5,1%, dẫn đầu các nền kinh tế trên thế giới.
+ Xây dựng một xã hội hiện đại, có tính hài hoà, chú trọng công bằng và an sinh xã hội, hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
+ Trung Quốc chiến thắng trong cuộc chiến chống nghèo đói (trong một thập kỉ qua có gần 100 triệu người nghèo và hơn 800 huyện thoát nghèo).
♦ Về xã hội:
+ Xây dựng một xã hội hiện đại, có tính hài hoà, chú trọng công bằng và an sinh xã hội, hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
+ Trung Quốc chiến thắng trong cuộc chiến chống nghèo đói (trong một thập kỉ qua có gần 100 triệu người nghèo và hơn 800 huyện thoát nghèo).
♦ Về văn hoá: xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa, đề cao văn hoá dân tộc, phát triển giáo dục và khoa học,...
♦ Về khoa học - kĩ thuật: Trung Quốc sau 20 năm cải cách mở cửa đã liên tiếp phóng 5 con tàu “Thần Châu” vào không gian Vũ trụ.
b) Ý nghĩa công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc
- Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 đã giúp Trung Quốc thoát khỏi cuộc khủng hoảng; làm cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng, tình hình chính trị - xã hội ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện, vị thế quốc tế nâng cao trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho sự hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, khoa học - kĩ thuật,...
- Với những thành tựu tiêu biểu đó cho thấy sự đúng đắn của con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, góp phần làm phong phú thêm lí luận về mô hình phát triển chủ nghĩa xã hội trong thực tiễn.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 4: Chủ nghĩa xã hội từ 1991 đến nay
Câu 18:
18/07/2024Công cuộc cải cách -mở cửa ở Trung Quốc được tiến hành trong bối cảnh quốc tế như thế nào?
Đáp án đúng là: C
♦ Công cuộc cải cách -mở cửa ở Trung Quốc được tiến hành trong bối cảnh: xu hướng cải cách đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới.
- Từ cuối những năm 50 - đầu những năm 60 của thế kỉ XX, mô hình xã hội chủ nghĩa theo kiểu tập trung, quan liêu, bao cấp, kế hoạch hóa cao độ đã bắt đầu bộc lộ một số hạn chế. Trước tình hình đó, tại một số nước xã hội chủ nghĩa, tư tưởng cải cách đã bắt đầu xuất hiện và bước đầu được triển khai. Ví dụ như:
+ Ở Liên Xô, dưới thời kì cầm quyền của Nikita Sergeyevich Khrushchyov (1953 -1964) và Leonid Ilyich Brezhnev (1964 -1982), Liên Xô đã tiến hành hạch toán trong một số doanh nghiệp quốc doanh; cải tiến kế hoạch, điều chỉnh các chỉ tiêu của kế hoạch pháp lệnh; tăng cường nguyên tắc phân phối theo lao động và sự kích thích vật chất đối với việc tăng năng suất lao động.
+ Ở Nam Tư, chính phủ thực hiện mở cửa cả với các nước tư bản; bãi bỏ kế hoạch pháp lệnh, mở rộng quyền tự chủ của các xí nghiệp.
+ Ở Hungary, năm 1968, nhà nước cũng bãi bỏ kế hoạch pháp lệnh, tăng cường tác dụng của thị trường, mở rộng quyền tự chủ của xí nghiệp nhưng vẫn đồng thời đảm bảo vai trò chỉ đạo của nhà nước....
- Cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, đã gây những ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế, chính trị, xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Để thích nghi với hoàn cảnh, thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, suy yếu và trì trệ, các nước tư bản phát triển như : Mĩ, Anh, Pháp... đã nhanh chóng thực hiện những điều chỉnh chiến lược về kinh tế -chính trị - xã hội... Nhờ vậy, các nước này đã vượt qua khủng hoảng và tiếp tục phát triển. Đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX, hầu hết các nước trong khu vực Mĩ Latinh như Chilê, Urugoay, Achentina đã đề ra và tiến hành những chiến lược cải cách, học tập theo mô hình Mĩ.
Câu 19:
18/07/2024Việt Nam có thể học hỏi bài học kinh nghiệm nào từ công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc?
Đáp án đúng là: B
- Trong quá trình thực hiện cải cách mở cửa, Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc luôn kiên định thực hiện bốn nguyên tăc cơ bản: kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, duy trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, duy trì nền chuyên chính dân chủ nhân dân, lấy chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông làm nền tảng. Việc kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa góp phần quan trọng giúp Đảng và Chính phủ Trung Quốc đề ra được những chính sách, biện pháp cải cách phù hợp nhưng không bị chệch hướng phát triển chiến lược. => Điều này là một trong những bài học kinh nghiệm Việt Nam có thể học hỏi để áp dụng vào công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
Câu 20:
19/10/2024Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng thành tựu mà nhân dân Trung Quốc đạt được trong công cuộc cải cách mở cửa (từ năm 1978 đến nay)?
Đáp án đúng là: C
- Trong công cuộc cải cách mở cửa (từ năm 1978 đến nay), Đảng và nhà nước Trung Quốc chủ trương: xóa bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp; chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
C đúng
- A sai vì giáo dục được ưu tiên đầu tư, giúp nâng cao trình độ dân trí và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
- B sai vì nhờ vào quá trình hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng và phát triển khoa học công nghệ, giúp nước này tăng cường sức mạnh quân sự và mở rộng thị trường quốc tế.
- D sai vì do sự phát triển kinh tế vượt bậc, tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế và đóng góp vào giải quyết các vấn đề toàn cầu, từ đó khẳng định tầm ảnh hưởng trên thế giới.
*) Thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc
- Từ cuối năm 1978, Trung Quốc thực hiện cải cách và mở cửa, xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Trải qua các giai đoạn, công cuộc cải cách đã thu được nhiều thành tựu trên các mặt kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học - kĩ thuật.
♦ Về kinh tế: thực hiện nền kinh tế thị trường, cải cách thể chế kinh tế, chú trọng phát triển khoa học kĩ thuật, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
+ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng từ gần 150 tỉ USD (năm 1978) lên hơn 17 nghìn tỉ USD (năm 2021 - năm đạt đỉnh tăng trưởng cao nhất tính từ năm 1960);
+ Bình quân tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2020 - 2021 là 5,1%, dẫn đầu các nền kinh tế trên thế giới.
Quang cảng một góc thành phố Thượng Hải - Trung Quốc
♦ Về xã hội:
+ Xây dựng một xã hội hiện đại, có tính hài hoà, chú trọng công bằng và an sinh xã hội, hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
+ Trung Quốc chiến thắng trong cuộc chiến chống nghèo đói (trong một thập kỉ qua có gần 100 triệu người nghèo và hơn 800 huyện thoát nghèo).
♦ Về văn hoá: xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa, đề cao văn hoá dân tộc, phát triển giáo dục và khoa học,...
♦ Về khoa học - kĩ thuật: Trung Quốc sau 20 năm cải cách mở cửa đã liên tiếp phóng 5 con tàu “Thần Châu” vào không gian Vũ trụ.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 4: Chủ nghĩa xã hội từ 1991 đến nay
Câu 21:
13/10/2024Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978 đến nay?
Đáp án đúng là: D
Giải thích: Những thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa đã khẳng định đường lối cải cách, mở cửa của Đảng Cộng sản Trung Quốc là đúng đắn; nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế, đồng thời chứng tỏ sức sống của chủ nghĩa xã hội.
- Những thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc cũng để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước xã hội chủ nghĩa khác, trong đó có Việt Nam.
*Tìm hiểu thêm: "Thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc"
- Từ cuối năm 1978, Trung Quốc thực hiện cải cách và mở cửa, xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Trải qua các giai đoạn, công cuộc cải cách đã thu được nhiều thành tựu trên các mặt kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học - kĩ thuật.
♦ Về kinh tế: thực hiện nền kinh tế thị trường, cải cách thể chế kinh tế, chú trọng phát triển khoa học kĩ thuật, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
+ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng từ gần 150 tỉ USD (năm 1978) lên hơn 17 nghìn tỉ USD (năm 2021 - năm đạt đỉnh tăng trưởng cao nhất tính từ năm 1960);
+ Bình quân tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2020 - 2021 là 5,1%, dẫn đầu các nền kinh tế trên thế giới.
♦ Về xã hội:
+ Xây dựng một xã hội hiện đại, có tính hài hoà, chú trọng công bằng và an sinh xã hội, hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
+ Trung Quốc chiến thắng trong cuộc chiến chống nghèo đói (trong một thập kỉ qua có gần 100 triệu người nghèo và hơn 800 huyện thoát nghèo).
♦ Về văn hoá: xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa, đề cao văn hoá dân tộc, phát triển giáo dục và khoa học,...
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 4: Chủ nghĩa xã hội từ 1991 đến nay
Câu 22:
26/09/2024Từ năm 1986 đến nay, Lào
Đáp án đúng là: A
- Từ năm 1986 đến nay, Lào thực hiện đường lối đổi mới toàn diện.
Từ năm 1986, Lào thực hiện đường lối đổi mới toàn diện theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sau hơn 35 năm đổi mới, nhân dân Lào giành được những thành tựu cơ bản, thực hiện thành công hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế, đồng thời tạo điều kiện cho người dân được thụ hưởng thành quả phát triển kinh tế, xã hội.
- Lào không phải là quốc gia bị Mỹ áp đặt lệnh cấm vận kinh tế chính thức giống như Việt Nam hay Cuba, nhưng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đặc biệt là trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai (Chiến tranh Việt Nam), Lào bị ảnh hưởng nặng nề bởi xung đột trong khu vực và vai trò của Mỹ.
Trong những năm 1950-1970, Lào là một trong những chiến trường của cuộc Chiến tranh Lạnh, nơi Mỹ hỗ trợ lực lượng chính phủ hoàng gia Lào chống lại lực lượng Pathet Lào (được Việt Nam và Liên Xô hỗ trợ). Mỹ thực hiện nhiều hoạt động quân sự và hỗ trợ tài chính cho chính quyền Lào, nhưng không có chính sách cấm vận kinh tế trực tiếp nào.
→ B sai.
- Lào đã trải qua giai đoạn suy thoái và khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng vào thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, sau khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập vào năm 1975 dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (chủ nghĩa Marx-Lenin).
→ C sai.
- Nước Lào chính thức bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa cộng sản từ ngày 2 tháng 12 năm 1975, khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập sau chiến thắng của lực lượng Pathet Lào trong cuộc nội chiến chống lại chính phủ hoàng gia Lào.
→ D sai.
* Sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á và khu vực Mỹ Latinh
* Sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á
- Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh mẽ.
- Một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Lào sau khi giành được độc lập đã đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Sau khi Trung Quốc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập (1949) và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
+ Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi năm 1954, miền Bắc Việt Nam được giải phóng và đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau khi hoàn toàn giải phóng miền Nam (tháng 4/1975) và thực hiện thống nhất đất nước (năm 1976), cả nước Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Tháng 12/1975, sau khi hoàn thành cách mạng giải phóng đất nước, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức thành lập và đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Việc các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đánh dấu sự mở rộng, tăng cường sức mạnh của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác.
Câu 23:
23/07/2024Thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu-ba từ năm 1991 đã chứng minh
Đáp án đúng là: A
Thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu-ba từ năm 1991 đã chứng minh sức sống của chủ nghĩa xã hội trong một thế giới có nhiều biến động.
Câu 24:
18/07/2024Từ khi tiến hành cải cách -mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc có điểm gì mới so với giai đoạn 1949 -1978?
Đáp án đúng là: D
Khi tiến hành cải cách -mở cửa, Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã chủ trương xây dựng nền kinh tế hành hóa nhiều thành phần vận động theo định hướng XHCN để thay cho nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp do nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt (được thực hiện trong giai đoạn 1949 -1978).
Câu 25:
02/10/2024Hiện nay, quốc gia nào ở châu Á đi theo con đường xã hội chủ nghĩa?
Đáp án đúng là: B
Một số quốc gia châu Á đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào…
B đúng
- A sai vì hệ thống chính trị của Nepal hiện tại là dân chủ đa đảng, với sự kết hợp giữa các yếu tố xã hội và kinh tế thị trường. Mặc dù Nepal có một số chính sách nhằm giảm nghèo và cải thiện công bằng xã hội, nhưng không có sự kiểm soát tập trung của nhà nước đối với nền kinh tế như trong các quốc gia xã hội chủ nghĩa điển hình.
- C sai vì hệ thống chính trị của Thái Lan là quân chủ lập hiến, trong đó quyền lực chính trị chủ yếu nằm trong tay các đảng phái chính trị và quân đội, chứ không phải là sự kiểm soát tập trung của nhà nước như trong các quốc gia xã hội chủ nghĩa.
- D sai vì hệ thống chính trị của Hàn Quốc là nền dân chủ đa đảng, trong đó quyền lực được phân chia giữa các nhánh chính phủ và có sự cạnh tranh chính trị tự do. Hàn Quốc cũng phát triển nền kinh tế thị trường, với các doanh nghiệp tư nhân mạnh mẽ và không có sự kiểm soát của nhà nước theo hướng xã hội chủ nghĩa.
*) Khái quát về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay
- Từ năm 1991 đến nay, dưới sự lãnh đạo của các đảng cộng sản, nhiều quốc gia vẫn tiếp tục phát triển đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội và đã đạt được những thành tựu tiêu biểu về kinh tế, xã hội, đối ngoại,...
- Các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và một số nước khác tiến hành cải cách, mở cửa, đổi mới, từng bước xác định mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp.
- Mặc dù chủ nghĩa xã hội đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách nhưng lí tưởng về một chế độ xã hội giàu mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh vẫn là đích hướng tới của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 4: Chủ nghĩa xã hội từ 1991 đến nay
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Sử 11 CTST Bài 4. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay (1086 lượt thi)