Giải Lịch sử 11 Bài 4 (Kết nối tri thức): Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

Với giải bài tập Lịch sử 11 Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 11 Bài 4.

1 1,513 18/09/2024


Giải Lịch sử 11 Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

Bài giải Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

Mở đầu trang 22 Lịch Sử 11: Hãy chia sẻ những điều em biết về sự phát triển và thành tựu của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

Lời giải:

- Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay:

+ Với thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1945), cách mạng Trung Quốc (1949) và cách mạng Cuba (1959) đã mở rộng không gian địa lí của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.

+ Trong nhiều thập niên, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã trở thành một lực lượng hùng hậu về chính trị - quân sự và kinh tế, chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học - kĩ thuật thế giới.

+ Do những sai phạm nghiêm trọng trong đường lối, chính sách và sự chống phá của các thế lực đế quốc, phản động quốc tế, chế độ xã hội chủ nghĩa đã tan rã ở các nước Đông Âu (vào cuối những năm 80) và Liên bang Xô viết (1991).

+ Từ năm 1991 đến nay, các nước Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cuba... từng bước tiến hành cải cách, mở cửa, đổi mới, kiên định đi lên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa và đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội và các lĩnh vực khác.

Câu hỏi trang 23 Lịch Sử 11: Trình bày nét chính về sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.

Lời giải:

- Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít ở châu Âu đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu.

- Những thành tựu của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Đông Âu.

- Quá trình phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX trải qua hai giai đoạn chính.

Giai đoạn 1 - từ năm 1945 đến năm 1949: Sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu hoàn thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân, là: tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp của tư bản, thực hiện các quyền tự do dân chủ.

Giai đoạn 2 - từ năm 1949 đến giữa những năm 70:

+ Đây là giai đoạn phát triển của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu.

+ Với sự giúp đỡ của Liên Xô, sự nỗ lực của toàn thể nhân dân, các nước Đông Âu thực hiện công nghiệp hoá, điện khí hoá toàn quốc, phát triển nông nghiệp.... Từ những nước nghèo, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trở thành những quốc gia có nền công nghiệp, nông nghiệp phát triển.

Câu hỏi trang 24 Lịch Sử 11: Nêu những nét chính về sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á (Trung Quốc, Việt Nam, Lào) và khu vực Mỹ Latinh (Cuba).

Lời giải:

♦ Sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á

- Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh mẽ.

- Một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Lào sau khi giành được độc lập đã đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+ Sau khi Trung Quốc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập (1949) và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

+ Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi năm 1954, miền Bắc Việt Nam được giải phóng và đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau khi hoàn toàn giải phóng miền Nam (tháng 4/1975) và thực hiện thống nhất đất nước (năm 1976), cả nước Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+ Tháng 12/1975, sau khi hoàn thành cách mạng giải phóng đất nước, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức thành lập và đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

=> Việc các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đánh dấu sự mở rộng, tăng cường sức mạnh của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu.

♦ Sự mở rộng chủ nghĩa xã hội ở khu vực Mỹ Latinh

- Sau thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959, nước Cộng hòa Cuba được thành lập. Chính phủ cách mạng đã tiến hành những cải cách dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.

- Từ năm 1961, Cuba bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là chính sách cấm vận của Mỹ, nhưng nhân dân Cuba vẫn kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

♦ Kết luận: Như vậy, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã trở thành một hệ thống thế giới, trải dài từ châu Âu sang châu Á, lan tới vùng biển Caribê thuộc khu vực Mỹ Latinh. Các nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển và lớn mạnh, có vị trí quan trọng trên thế giới.

Câu hỏi trang 25 Lịch Sử 11: Khai thác tư liệu trên và thông tin trong mục, giải thích nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.

Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô

Lời giải:

- Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội Đông Âu và Liên Xô là tổng hợp của nhiều yếu tố. Trong đó, nguyên nhân cơ bản bao gồm:

+ Thứ nhất, do đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu mang tính chủ quan, duy ý chí; áp dụng máy móc mô hình kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp trong nhiều năm; chậm đổi mới cơ chế và hệ thống quản lí kinh tế.

+ Thứ hai, những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại không được áp dụng kịp thời vào sản xuất; năng suất lao động xã hội suy giảm dẫn tới tình trạng trì trệ kéo dài về kinh tế, sự sa sút, khủng hoảng lòng tin trong xã hội.

+ Thứ ba, quá trình cải cách, cải tổ phạm sai lầm nghiêm trọng về đường lối, cách thức tiến hành. Việc đổi mới chính trị đi trước quá trình cải tổ kinh tế, sự xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản khiến cho khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng, trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu, sự tan rã của Liên Xô.

+ Thứ tư, hoạt động chống phá của các lực lượng thù địch ở trong nước và các thế lực bên ngoài góp phần làm gia tăng tình trạng bất ổn và rối loạn.

Câu hỏi trang 27 Lịch Sử 11: Nêu những nét chính về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay.

Lời giải:

- Ở châu Á, từ năm 1991 đến nay, các nước Trung Quốc, Việt Nam, Lào,... từng bước tiến hành cải cách, mở cửa, đổi mới, kiên định đi lên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa, đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội và các lĩnh vực khác.

+ Từ tháng 12/1978, Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách mở cửa, chuyển đổi thành công sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội.

+ Công cuộc đổi mới ở Việt Nam (bắt đầu từ năm 1986) đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt.

+ Từ năm 1986, Lào thực hiện đường lối đổi mới toàn diện theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sau hơn 35 năm đổi mới, nhân dân Lào giành được những thành tựu cơ bản, thực hiện thành công hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế, đồng thời tạo điều kiện cho người dân được thụ hưởng thành quả phát triển kinh tế, xã hội.

- Ở khu vực Mỹ Latinh, từ năm 1991, mặc dù phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là lệnh cấm vận kéo dài của Mỹ và phương Tây, Cuba vẫn quyết tâm đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện cải cách kinh tế và đạt được những thành tựu quan trọng.

=> Những thành tựu của công cuộc đổi mới, cải cách ở các nước châu Á, khu vực Mỹ Latinh là cơ sở vững chắc để chứng minh chủ nghĩa xã hội có sức sống, có triển vọng thực sự trên thế giới, đồng thời khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của thời đại.

Giải Lịch sử 11 trang 28

Câu hỏi trang 28 Lịch Sử 11: Nêu thành tựu và ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc.

Lời giải:

♦ Thành tựu: Từ tháng 12/1978, Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách - mở cửa, chuyển đổi thành công sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và đạt được thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội.

- Về kinh tế:

+ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đã tăng từ 367,9 tỉ nhân dân tệ (1978) lên 114 nghìn tỉ nhân dân tệ (2021).

+ Bình quân tăng trưởng hàng năm là 9,5% (1980 - 2017), vượt xa mức trung bình thế giới là 2,9%.

+ Quy mô GDP từ vị trí thứ tám thế giới (trong thập kỉ 80), vươn lên vị trí thứ hai thế giới (từ năm 2010).

- Về khoa học - công nghệ: Trung Quốc đạt được những thành tựu nổi bật như:

+ Phát triển ngành hàng không vũ trụ (phóng được tàu Thần Châu vào không gian);

+ Xây dựng hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu, hệ thống đường sắt cao tốc;

+ Phát triển hạ tầng kĩ thuật số, các trung tâm dữ liệu hiện đại.

+ Trung Quốc đạt được những tiến bộ vượt bậc trong các lĩnh vực công nghệ mới như: công nghệ thông tin - viễn thông thế hệ mới, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học,...

- Về văn hoá - giáo dục:

+ Thực hiện cải cách giáo dục toàn diện, nâng cao vị trí của nền giáo dục trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công cuộc xây dựng và hiện đại hoá đất nước.

+ Trung Quốc đã thực hiện kế hoạch quốc gia trung hạn và dài hạn về cải cách giáo dục và phát triển (2010 - 2020) với mục tiêu phát triển Trung Quốc trở thành một trong số những cường quốc đổi mới sáng tạo hàng đầu trên thế giới.

- Về xã hội, Trung Quốc đạt được những bước tiến cơ bản trong việc giải quyết những vấn đề xã hội như: xóa đói giảm nghèo; thực hiện chính sách an sinh xã hội,…

♦ Ý nghĩa: những thành tựu trong công cuộc cải cách - mở cửa cho thấy sự đúng đắn của con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế.

Luyện tập trang 28 Lịch Sử 11: Lập bảng tóm tắt những nét chính về sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu, châu Á và khu vực Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Lời giải:

Khu vực

Thời gian

Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội

Đông Âu

1945 - 1949

- Sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu hoàn thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân.

1949 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX

- Các nước Đông Âu đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với sự giúp đỡ của Liên Xô, sự nỗ lực của toàn thể nhân dân.

Nửa sau những năm 70 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX

- Từ nửa sau những năm 70, các nước Đông Âu lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng xã hội trầm trọng.

- Cuối những năm 80, chế độ chủ nghĩa xã hội tan rã ở các nước Đông Âu.

Châu Á

1945 - 1991

- Sau khi giành được độc lập, một số nước châu Á (Trung Quốc, Việt Nam, Lào,…) đã đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và đạt được những thành tựu nhất định.

- Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Á đều bộc lộ dấu hiệu của sự khủng hoảng, trì trệ.

1991 - nay

- Các nước Trung Quốc, Việt Nam, Lào,... từng bước tiến hành cải cách, mở cửa, đổi mới, kiên định đi lên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa, đạt được những thành tựu to lớn.

Mĩ Latinh

1945 - 1991

- Từ năm 1961, Cuba bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa.

- Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là chính sách cấm vận của Mỹ, nhưng nhân dân Cuba vẫn kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

1991 - nay

- Cuba vẫn quyết tâm đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là lệnh cấm vận của Mỹ và phương Tây.

- Cuba cũng thực hiện cải cách kinh tế và đạt được những thành tựu quan trọng.

Vận dụng 1 trang 28 Lịch Sử 11: Sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô đã để lại những bài học gì đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay?

Lời giải:

- Một số bài học kinh nghiệm từ sự sụp đổ mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu:

+ Kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

+ Củng cố, nâng cao vai trò và năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Vận dụng sáng tạo và linh hoạt các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.

+ Nâng cao cảnh giác trước các âm mưu và hành động của các thế lực chống phá trong và ngoài nước (ví dụ: chiến lược “diễn biến hòa bình”,…).

+ Đấu tranh chống các quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng (chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh).

+ Tiếp thu có chọn lọc các tiến bộ của văn minh nhân loại, áp dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất để tránh tình trạng tụt hậu, trì trệ.

+ …

Vận dụng 2 trang 28 Lịch Sử 11: Nêu những hành động cụ thể mà em có thể làm để đóng góp vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Lời giải:

- Một số hành động cụ thể mà em có thể làm để đóng góp vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

+ Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập và lao động sản xuất; có mục đích, động cơ học tập, làm việc và lý tưởng sống đúng đắn.

+ Quan tâm đến đời sống chính trị- xã hội của địa phương, đất nước.

+ Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

+ Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hoá - đạo đức truyền thống của dân tộc.

+ Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng như: tham gia bảo vệ môi trường; phòng chống tệ nạn xã hội; tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hoạt động thiện nguyện,…

+ Phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.

Lý thuyết Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

1. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai

a) Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu

- Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít ở châu Âu đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu (Ba Lan, Rumani, Hunggari, Tiệp Khắc, Anbani, Bungari, Cộng hòa Dân chủ Đức).

- Những thành tựu của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Đông Âu.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

Lược đồ các nước Dân chủ nhân dân Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai

- Quá trình phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu trải qua hai giai đoạn chính.

Từ năm 1945 đến năm 1949: Sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu hoàn thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân: tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp của tư bản, thực hiện các quyền tự do dân chủ.

Từ năm 1949 đến giữa những năm 70:

+ Đây là giai đoạn phát triển của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu.

+ Với sự giúp đỡ của Liên Xô, sự nỗ lực của toàn thể nhân dân, các nước Đông Âu thực hiện công nghiệp hoá, điện khí hoá toàn quốc, phát triển nông nghiệp.... Từ những nước nghèo, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trở thành những quốc gia có nền công nghiệp, nông nghiệp phát triển.

b) Sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á và khu vực Mỹ Latinh

* Sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á

- Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh mẽ.

- Một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Lào sau khi giành được độc lập đã đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+ Sau khi Trung Quốc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập (1949) và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

+ Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi năm 1954, miền Bắc Việt Nam được giải phóng và đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau khi hoàn toàn giải phóng miền Nam (tháng 4/1975) và thực hiện thống nhất đất nước (năm 1976), cả nước Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+ Tháng 12/1975, sau khi hoàn thành cách mạng giải phóng đất nước, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức thành lập và đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Việc các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đánh dấu sự mở rộng, tăng cường sức mạnh của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu.

* Sự mở rộng chủ nghĩa xã hội ở khu vực Mỹ Latinh

- Sau thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959, nước Cộng hòa Cuba được thành lập.

- Từ năm 1961, Cuba bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là chính sách cấm vận của Mỹ, nhưng nhân dân Cuba vẫn kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

Quang cảnh một góc Thủ đô Lahabana của Cuba ngày nay

=> Như vậy, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã trở thành một hệ thống thế giới, trải dài từ châu Âu sang châu Á, lan tới vùng biển Caribê thuộc khu vực Mỹ Latinh. Các nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển và lớn mạnh, có vị trí quan trọng trên thế giới.

2. Nguyên nhân khủng hoảng, sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô

* Sự khủng hoảng, sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô

- Ở Đông Âu:

+ Từ nửa sau những năm 70, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu bắt đầu có sự suy giảm.

+ Từ những năm 80, các nước Đông Âu lâm vào thời kì suy thoái, khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Cuối những năm 80, chế độ chủ nghĩa xã hội tan rã ở các nước Đông Âu. Ở Đức, sau khi “Bức tường Béc-lin” sụp đổ (1989), việc thống nhất nước Đức được thực hiện với sự sáp nhập Cộng hoà Dân chủ Đức vào Cộng hoà Liên bang Đức (1990).

Lý thuyết Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

Bức tường Béc-lin bị sụp đổ (tháng 11/1989)

- Ở Liên Xô, sự thất bại của công cuộc cải tổ đã đẩy đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng. Tháng 12/1991, Nhà nước Liên bang Xô viết tan rã, chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại.

* Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô

- Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội Đông Âu và Liên Xô là tổng hợp của nhiều yếu tố. Trong đó, nguyên nhân cơ bản bao gồm:

+ Thứ nhất, do đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu mang tính chủ quan, duy ý chí; áp dụng máy móc mô hình kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp trong nhiều năm; chậm đổi mới cơ chế và hệ thống quản lí kinh tế.

+ Thứ hai, những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại không được áp dụng kịp thời vào sản xuất; năng suất lao động xã hội suy giảm dẫn tới tình trạng trì trệ kéo dài về kinh tế, sự sa sút, khủng hoảng lòng tin trong xã hội.

+ Thứ ba, quá trình cải cách, cải tổ phạm sai lầm nghiêm trọng về đường lối, cách thức tiến hành. Việc đổi mới chính trị đi trước quá trình cải tổ kinh tế, sự xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản khiến cho khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng, trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu, sự tan rã của Liên Xô.

+ Thứ tư, hoạt động chống phá của các lực lượng thù địch ở trong nước và các thế lực bên ngoài góp phần làm gia tăng tình trạng bất ổn và rối loạn.

3. Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay

a) Khái quát về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay

- Từ năm 1991 đến nay, ở châu Á, các nước Trung Quốc, Việt Nam, Lào,... từng bước tiến hành cải cách, mở cửa, đổi mới, kiên định đi lên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa, đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội và các lĩnh vực khác.

+ Công cuộc đổi mới ở Việt Nam (bắt đầu từ năm 1986) đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt. Những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội đã khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

+ Từ năm 1986, Lào thực hiện đường lối đổi mới toàn diện theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sau hơn 35 năm đổi mới, nhân dân Lào giành được những thành tựu cơ bản, thực hiện thành công hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế, đồng thời tạo điều kiện cho người dân được thụ hưởng thành quả phát triển kinh tế, xã hội.

- Ở khu vực Mỹ Latinh, từ năm 1991, mặc dù phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là lệnh cấm vận kéo dài của Mỹ và phương Tây, Cuba vẫn quyết tâm đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện cải cách kinh tế và đạt được những thành tựu quan trọng.

- Những thành tựu của công cuộc đổi mới, cải cách ở các nước châu Á, khu vực Mỹ Latinh là cơ sở vững chắc để chứng minh chủ nghĩa xã hội có sức sống, có triển vọng thực sự trên thế giới, đồng thời khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của thời đại.

b) Thành tựu chính của công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc

- Từ tháng 12 - 1978, Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách - mở cửa, chuyển đổi thành công sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và đạt được thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội.

- Về kinh tế:

+ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đã tăng từ 367,9 tỉ nhân dân tệ (1978) lên 114 nghìn tỉ nhân dân tệ (2021).

+ Bình quân tăng trưởng hàng năm là 9,5% (1980 - 2017), vượt xa mức trung bình thế giới là 2,9%.

+ Quy mô GDP từ vị trí thứ tám thế giới (trong thập kỉ 80), vươn lên vị trí thứ hai thế giới (từ năm 2010).

Lý thuyết Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

Đặc khu kinh tế Thâm Quyến của Trung Quốc hiện nay

- Về khoa học - công nghệ: Trung Quốc đạt được những thành tựu nổi bật như:

+ Phát triển ngành hàng không vũ trụ (phóng được tàu Thần Châu vào không gian);

+ Xây dựng hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu, hệ thống đường sắt cao tốc;

+ Phát triển hạ tầng kĩ thuật số, các trung tâm dữ liệu hiện đại.

+ Đặc biệt, Trung Quốc đạt được những tiến bộ vượt bậc trong các lĩnh vực công nghệ mới như: công nghệ thông tin - viễn thông thế hệ mới, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học,...

- Về văn hoá - giáo dục:

+ Thực hiện cải cách giáo dục toàn diện, nâng cao vị trí của nền giáo dục trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công cuộc xây dựng và hiện đại hoá đất nước.

+ Trung Quốc đã thực hiện kế hoạch quốc gia trung hạn và dài hạn về cải cách giáo dục và phát triển (2010 - 2020) với mục tiêu phát triển Trung Quốc trở thành một trong số những cường quốc đổi mới sáng tạo hàng đầu trên thế giới.

- Về xã hội, Trung Quốc đạt được những bước tiến cơ bản trong việc giải quyết những vấn đề xã hội như: xóa đói giảm nghèo; thực hiện chính sách an sinh xã hội,…

=> Nhận xét: những thành tựu trong công cuộc cải cách - mở cửa cho thấy sự đúng đắn của con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

Bài 3: Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết

Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

1 1,513 18/09/2024


Xem thêm các chương trình khác: