Câu hỏi:
27/12/2024 843Quốc gia nào ở khu vực Mĩ La-tinh đi theo con đường xã hội chủ nghĩa?
A. Cu-ba.
B. Ác-hen-ti-na.
C. Bra-xin.
D. Mê-xi-cô.
Trả lời:

Đáp án đúng là: A
- Quốc gia Cu-ba,ở khu vực Mĩ La-tinh đi theo con đường xã hội chủ nghĩa
Sau thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959, nước Cộng hòa Cuba được thành lập. Từ năm 1961, Cuba bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là chính sách cấm vận của Mỹ, nhưng nhân dân Cuba vẫn kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
→ A đúng
- B, C, D sai vì các quốc gia này chủ yếu duy trì nền kinh tế thị trường tự do và ít thực hiện cải cách xã hội chủ nghĩa như Cuba, dù có những biến động chính trị khác nhau.
Cuba là quốc gia ở khu vực Mỹ Latinh đi theo con đường xã hội chủ nghĩa sau cuộc Cách mạng Cuba năm 1959. Dưới sự lãnh đạo của Fidel Castro, cách mạng đã lật đổ chế độ độc tài của Fulgencio Batista và thiết lập một chính phủ xã hội chủ nghĩa. Cuba đã thực hiện những cải cách lớn, bao gồm quốc hữu hóa các ngành công nghiệp, cải cách ruộng đất, và xây dựng hệ thống y tế, giáo dục và phúc lợi xã hội toàn dân.
Chính phủ Cuba cũng liên kết chặt chẽ với Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh lạnh và nhận được sự hỗ trợ về kinh tế và quân sự từ các nước xã hội chủ nghĩa. Dù gặp phải các khó khăn do cấm vận kinh tế của Mỹ và sự cô lập quốc tế, Cuba vẫn kiên định với con đường xã hội chủ nghĩa, duy trì một nền kinh tế kế hoạch hóa và chính trị độc đảng. Cuba đã trở thành biểu tượng của phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa tại Mỹ Latinh và trên thế giới, với những thành tựu trong giáo dục và chăm sóc sức khỏe, mặc dù cũng gặp phải những thách thức về kinh tế và quyền tự do cá nhân.
* Mở rộng:
Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội của khu vực Mỹ Latinh
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Cuba ngày càng phát triển. Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời do Phi-đen Cát-xtơ-rô đứng đầu.
- Năm 1961, chính quyền Cách mạng Cuba thực hiện nhiều chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
b) Nguyên nhân khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô
- Từ cuối những năm 70 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu bộc lộ nhiều sai lầm, dẫn tới khủng hoảng và sụp đổ.
- Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội Đông Âu và Liên Xô là tổng hợp của nhiều yếu tố. Trong đó, nguyên nhân cơ bản bao gồm:
♦ Thứ nhất,nguyên nhân sâu xa nằm trong mô hình chủ nghĩa xã hội tập trung, quan liêu bao cấp, kế hoạch hoá có nhiều khiếm khuyết.
+ Về kinh tế: không chú trọng tới quy luật phát triển khách quan của kinh tế hàng hoá thị trường.
+ Về chính trị, xã hội: bộ máy chính trị cồng kềnh, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ; thiếu công bằng, vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa.
♦ Thứ hai, các nước xã hội chủ nghĩa không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng kéo dài ngày càng trầm trọng.
♦ Thứ ba, khi tiến hành cải tổ, cải cách, các nhà lãnh đạo ở Đông Âu và Liên Xô phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng về đường lối, chủ trương, không giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cải cách kinh tế và cải cách chính trị.
♦ Thứ tư, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước, đặc biệt là âm mưu “diễn biến hoà bình”, “cách mạng Nhung”,... đã làm cho tình hình các nước xã hội chủ nghĩa càng thêm rối loạn.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nửa sau thập niên 1970 và trong thập niên 1980, các nước Đông Âu
Câu 2:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978 đến nay?
Câu 3:
Hiện nay, quốc gia nào ở châu Á đi theo con đường xã hội chủ nghĩa?
Câu 4:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng thành tựu mà nhân dân Trung Quốc đạt được trong công cuộc cải cách mở cửa (từ năm 1978 đến nay)?
Câu 6:
Nội dung nào sau đây không phải là điểm tương đồng giữa cuộc cải cách -mở cửa ở Trung Quốc (từ 1978) và công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam (từ 1986)?
Câu 7:
Đầu thập niên 60, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới bao gồm 14 quốc gia ở
Câu 8:
Việt Nam có thể học hỏi bài học kinh nghiệm nào từ công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc?
Câu 9:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á gắn liền với những quốc gia nào sau đây?
Câu 10:
Thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu-ba từ năm 1991 đã chứng minh
Câu 11:
Hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới được hình thành gắn liền với sự kiện nào sau đây?
Câu 13:
Việc các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đã
Câu 14:
Trọng tâm trong đường lối cải cách mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978) là
Câu 15:
Cách mạng dân chủ nhân dân được hoàn thành ở các nước Đông Âu đã đánh dấu