Trang chủ Lớp 11 Lịch sử Trắc nghiệm Sử 11 KNTT Bài 1. Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

Trắc nghiệm Sử 11 KNTT Bài 1. Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

Trắc nghiệm Sử 11 KNTT Bài 1. Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

  • 945 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

14/10/2024

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tiền đề về kinh tế của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Tiền đề về kinh tế của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại:

+ Kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển trong lòng chế độ phong kiến hoặc chế độ thuộc địa.

+ Tuy nhiên, sự phát triển đó gặp phải nhiều rào cản của nhà nước phong kiến hay chính sách cai trị hà khắc của chính quốc ở thuộc địa.

=> Để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, cần phải xóa bỏ những rào cản đó.

*Tìm hiểu thêm: "Mục tiêu và nhiệm vụ"

- Mục tiêu: xoá sự những rào cản kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Ví dụ:

+ Ở Anh: tầng lớp quý tộc mới và giai cấp tư sản đấu tranh chống chế độ phong kiến chuyên chế.

+ Tại 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: nhân dân 13 thuộc địa hướng tới mục tiêu giải phóng dân tộc, lập nên quốc gia mới.

+ Ở Pháp: nhân dân Pháp mong muốn lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.

- Nhiệm vụ:

+ Nhiệm vụ dân tộc: nhằm xóa bỏ tình trạng cát cứ phong kiến, hình thành thị trường dân tộc thống nhất (hoặc giải phóng dân tộc).

+ Nhiệm vụ dân chủ: nhằm xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

 


Câu 2:

21/07/2024

Ở Anh, vào cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI, sự xâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp được biểu hiện rõ nét thông qua phong trào nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Ở Anh, vào cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI, sự xâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp được biểu hiện rõ nét thông qua phong trào “rào đất cướp ruộng”. Cụ thể: sự phát triển của ngành công nghiệp len, dạ đã làm cho nghề nuôi cừu trở nên có lợi. Nhiều quý tộc phong kiến đã chuyển hướng kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa. Họ đuổi nông nô khỏi lãnh địa, biến ruộng thành đồng cỏ, thuê nhân công nuôi cừu để lấy lông cung cấp cho thị trường.


Câu 3:

18/07/2024

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về tiền đề chính trị của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Chính sách cai trị của nhà nước phong kiến gây ra sự bất mãn ngày càng lớn cho giai cấp tư sản và các tầng lớp khác trong xã hội. Mâu thuẫn chính trị gay gắt dẫn tới sự bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản. Ví dụ:

+ Ở Anh, nhà vua nắm mọi quyền lực, cai trị độc đoán và tiến hành đàn áp các tín đồ Thanh giáo, lập ra các toà án để buộc tội những người chống đối.

+ Chính sách của chính quốc (Anh) đối với các thuộc địa ở Bắc Mỹ đã tác động tiêu cực đến quyền lợi của các tầng lớp nhân dân.


Câu 4:

19/07/2024

Sự bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (cuối thế kỉ XVIII) xuất phát từ tiền đề chính trị nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Đến giữa thế kỉ XVIII, người Anh đã lập được 13 thuộc địa dọc theo bờ Đại Tây Dương ở Bắc Mỹ. Chính phủ Anh đã thi hành nhiều chính sách nhằm kìm hãm sự phát triển của Bắc Mỹ, như: đạo luật về ruộng đất (1763); các sắc luật về thuế (1764); đạo luật về tem thuế (1765),… => Chế độ cai trị hà khắc của thực dân Anh đã xâm phạm đến quyền tự do và cản trở sự phát triển kinh tế của các thuộc địa, làm cho quan hệ giữa chính quốc và nhân dân 13 thuộc địa ngày càng căng thẳng.


Câu 5:

23/07/2024

Ở Anh, vào cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI, sự xâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp đã dẫn đến sự ra đời của tầng lớp nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ở Anh, vào cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI, sự xâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp đã dẫn đến sự ra đời của tầng lớp quý tộc mới.


Câu 6:

18/07/2024

Lực lượng nào sau đây thuộc Đẳng cấp thứ nhất trong xã hội Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Cuối thế kỉ XVIII, xã hội Pháp phân chia thành ba đẳng cấp:

+ Đẳng cấp thứ nhất là: tăng lữ Giáo hội.

+ Đẳng cấp thứ hai là: quý tộc phong kiến.

+ Đẳng cấp thứ ba, bao gồm: giai cấp tư sản, bình dân thành thị, nông dân,…


Câu 7:

23/07/2024

Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (cuối thế kỉ XVIII) bùng nổ trên cơ sở tiền đề xã hội nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Đến giữa thế kỉ XVIII, người Anh đã lập được 13 thuộc địa dọc theo bờ Đại Tây Dương ở Bắc Mỹ. Chính phủ Anh đã thi hành nhiều chính sách nhằm kìm hãm sự phát triển của Bắc Mỹ, như: đạo luật về ruộng đất (1763); các sắc luật về thuế (1764); đạo luật về tem thuế (1765),… => Chế độ cai trị hà khắc của thực dân Anh đã xâm phạm đến quyền tự do và cản trở sự phát triển kinh tế của các thuộc địa, làm cho quan hệ giữa chính quốc và nhân dân 13 thuộc địa ngày càng căng thẳng.


Câu 8:

17/07/2024

Trong cuộc Cách mạng Nê-đéc-lan (thế kỉ XVI), giai cấp tư sản và quý tộc mới đã sử dụng tôn giáo nào làm “ngọn cờ” tư tưởng để tập hợp quần chúng nhân dân?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Để tập hợp quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản cần có hệ tư tưởng để chống lại hệ tư tưởng phong kiến bảo thủ. Với các cuộc cách mạng nổ ra sớm (Nê-đéc-lan, Anh), khi chưa có hệ tư tưởng của riêng mình, tư sản và đồng minh đã mượn ngọn cờ tôn giáo cải cách để tập hợp quần chúng (đạo Tin Lành ở Hà Lan, Thanh giáo ở Anh…).


Câu 9:

15/10/2024

Ở Pháp, nền tảng của hệ tư tưởng dân chủ tư sản chính là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Ở Pháp, nền tảng của hệ tư tưởng dân chủ tư sản chính là Triết học Ánh sáng với đại diện tiêu biểu là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.

D đúng 

- A sai vì nó chủ yếu tập trung vào việc giải phóng tín ngưỡng và cải cách giáo hội, không trực tiếp liên quan đến các nguyên tắc chính trị như quyền tự do, bình đẳng và quyền con người. Hệ tư tưởng dân chủ tư sản chủ yếu dựa trên các tư tưởng triết học và chính trị từ các nhà tư tưởng như Montesquieu, Rousseau và Voltaire, nhấn mạnh đến quyền lực của nhân dân và sự kiểm soát của nhà nước.

- B sai vì nó chủ yếu tập trung vào việc phục hồi và phát triển nghệ thuật, văn học và tri thức từ thời kỳ cổ đại, không trực tiếp liên quan đến các nguyên tắc chính trị và xã hội. Hệ tư tưởng dân chủ tư sản chủ yếu được hình thành từ những tư tưởng về quyền tự do, bình đẳng và chủ quyền của nhân dân, được phát triển bởi các nhà triết học và chính trị ở Pháp như Montesquieu và Rousseau.

- C sai vì nó chủ yếu tập trung vào các nguyên lý kinh tế và quy luật của thị trường, không liên quan trực tiếp đến các giá trị chính trị và xã hội như quyền tự do và bình đẳng. Hệ tư tưởng dân chủ tư sản được xây dựng trên các tư tưởng triết học và chính trị, nhấn mạnh vai trò của quyền con người và quyền lực của nhân dân, mà chủ yếu đến từ các nhà tư tưởng như Montesquieu và Rousseau.

*) Tư tưởng

- Để tập hợp quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản cần có hệ tư tưởng để chống lại hệ tư tưởng phong kiến bảo thủ.

- Với các cuộc cách mạng nổ ra sớm (Nê-đéc-lan, Anh), khi chưa có hệ tư tưởng của riêng mình, tư sản và đồng minh đã mượn ngọn cờ tôn giáo cải cách để tập hợp quần chúng (đạo Tin Lành ở Hà Lan, Thanh giáo ở Anh).

- Ở Pháp, nền tảng của hệ tư tưởng dân chủ tư sản chính là Triết học Ánh sáng với đại diện tiêu biểu là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.

Ở Pháp, nền tảng của hệ tư tưởng dân chủ tư sản chính là (ảnh 1)

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

Giải Lịch sử 11 Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản


Câu 10:

17/07/2024

Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của G. Rút-xô là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

G. Rút-xô là đại diện tiêu biểu trong trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp (thế kỉ XVIII). “Bàn về khế ước xã hội” là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông.


Câu 11:

05/11/2024

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp (thế kỉ XVIII)?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Những quan điểm tiến bộ trong trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp (thế kỉ XVIII) đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cuộc cách mạng tư sản bùng nổ, thúc đẩy cách mạng phát triển đi lên.

*Tìm hiểu thêm: "Mục tiêu và nhiệm vụ"

- Mục tiêu: xoá sự những rào cản kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Ví dụ:

+ Ở Anh: tầng lớp quý tộc mới và giai cấp tư sản đấu tranh chống chế độ phong kiến chuyên chế.

+ Tại 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: nhân dân 13 thuộc địa hướng tới mục tiêu giải phóng dân tộc, lập nên quốc gia mới.

+ Ở Pháp: nhân dân Pháp mong muốn lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.

- Nhiệm vụ:

+ Nhiệm vụ dân tộc: nhằm xóa bỏ tình trạng cát cứ phong kiến, hình thành thị trường dân tộc thống nhất (hoặc giải phóng dân tộc).

+ Nhiệm vụ dân chủ: nhằm xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

 


Câu 12:

21/09/2024

Các cuộc cách mạng tư sản đều hướng tới thực hiện mục tiêu nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Các cuộc cách mạng tư sản đều hướng tới thực hiện mục tiêu chung là: xóa bỏ những trở ngại trên con đường xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản.

B đúng 

- A sai vì chúng còn nhằm đạt được nhiều mục tiêu khác như thiết lập quyền tự do, bình đẳng, và quyền lực chính trị cho giai cấp tư sản. Mỗi cuộc cách mạng có bối cảnh và yêu cầu riêng, nên mục tiêu cụ thể có thể khác nhau.

- C sai vì các cuộc cách mạng này chủ yếu tập trung vào việc thiết lập quyền lực cho giai cấp tư sản và thúc đẩy phát triển kinh tế tư bản. Mục tiêu chính của chúng không phải là lật đổ chế độ tư bản mà là củng cố và phát triển hệ thống tư bản.

- D sai vì chúng nhằm lật đổ chế độ phong kiến để thiết lập quyền lực cho giai cấp tư sản. Các cuộc cách mạng này tập trung vào việc xây dựng một xã hội có nền tảng kinh tế tư bản và quyền tự do cá nhân, không phải bảo vệ chế độ phong kiến.

*) Mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của cách mạng tư sản

a) Mục tiêu và nhiệm vụ

- Mục tiêu: xoá sự những rào cản kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Ví dụ:

+ Ở Anh: tầng lớp quý tộc mới và giai cấp tư sản đấu tranh chống chế độ phong kiến chuyên chế.

+ Tại 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: nhân dân 13 thuộc địa hướng tới mục tiêu giải phóng dân tộc, lập nên quốc gia mới.

+ Ở Pháp: nhân dân Pháp mong muốn lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.

- Nhiệm vụ:

+ Nhiệm vụ dân tộc: nhằm xóa bỏ tình trạng cát cứ phong kiến, hình thành thị trường dân tộc thống nhất (hoặc giải phóng dân tộc).

+ Nhiệm vụ dân chủ: nhằm xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản.

b) Giai cấp lãnh đạo và động lực cách mạng

- Giai cấp lãnh đạo: giai cấp tư sản và đồng minh của họ (chủ nô, quý tộc phong kiến tư sản hóa,…). Ví dụ:

+ Cách mạng tư sản Anh: diễn ra dưới sự lãnh đạo của liên minh tư sản và quý tộc mới, song vai trò quan trọng lại thuộc về quý tộc mới.

+ Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ diễn ra dưới sự lãnh đạo của liên minh tư sản và chủ nô.

+ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, giai cấp tư sản giành độc quyền lãnh đạo cách mạng.

Động lực của cách mạng:

+ Giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân giữ vai trò quan trọng và là động lực của cách mạng.

+ Khi quần chúng nhân dân tham gia đông đảo, liên tục thì thắng lợi của cách mạng càng triệt để, tiêu biểu như Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

Nhân dân Pa-ri tấn công ngục Ba-xti trong cách mạng tư sản Pháp (tranh vẽ)

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

Giải Lịch sử 11 Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản


Câu 13:

20/07/2024

Nhiệm vụ dân chủ của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Nhiệm vụ dân chủ của các cuộc cách mạng tư sản: xóa tính chất chuyên chế phong kiến, xác lập nền dân chủ tư sản.


Câu 14:

03/10/2024

Trên lĩnh vực kinh tế, mục tiêu cụ thể của các cuộc cách mạng tư sản là: thúc đẩy sự phát triển của

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Trên lĩnh vực kinh tế, mục tiêu cụ thể của các cuộc cách mạng tư sản là: thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hàng hóa.

Những cuộc cách mạng này diễn ra với mục tiêu thay đổi hệ thống chính trị và kinh tế, chuyển từ chế độ phong kiến với nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, nơi mà hàng hóa được sản xuất, trao đổi và tiêu thụ trong quy mô rộng lớn hơn.

Cụ thể hơn, những cuộc cách mạng tư sản nhắm đến:

  1. Phát triển kinh tế thị trường: Thúc đẩy sự sản xuất hàng hóa và phát triển thị trường tự do, nơi mà sản xuất không còn bị ràng buộc bởi giới hạn của hệ thống phong kiến.
  2. Xóa bỏ những rào cản về mặt kinh tế: Những cuộc cách mạng tư sản thường tìm cách phá bỏ các độc quyền phong kiến, các quy định hạn chế về thương mại và sản xuất, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển.
  3. Tăng cường quyền sở hữu tư nhân: Đây là yếu tố cốt lõi của chủ nghĩa tư bản, đảm bảo quyền sở hữu cá nhân về tư liệu sản xuất và quyền lợi trong kinh doanh.
  4. Thúc đẩy công nghiệp hóa: Các cuộc cách mạng này thường dẫn đến quá trình công nghiệp hóa, mở đường cho việc hiện đại hóa và phát triển kinh tế với quy mô lớn hơn.

Những thay đổi này giúp hình thành nền kinh tế hiện đại, năng động hơn, trong đó sản xuất và trao đổi hàng hóa đóng vai trò trung tâm.

→ A đúng.B,C,D sai.

* Tiền đề của cách mạng tư sản

- Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm chống lại chế độ phong kiến, thiết lập nhà nước tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Cách mạng tư sản có thể bùng nổ và giành được thắng lợi dựa trên các tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng.

a) Kinh tế

- Kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển trong lòng chế độ phong kiến hoặc chế độ thuộc địa.

- Tuy nhiên, sự phát triển đó gặp phải nhiều rào cản của nhà nước phong kiến hay chính sách cai trị hà khắc của chính quốc ở thuộc địa.

=> Để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, cần phải xóa bỏ những rào cản đó.

b) Chính trị

- Chính sách cai trị của nhà nước phong kiến gây ra sự bất mãn ngày càng lớn cho giai cấp tư sản và các tầng lớp khác trong xã hội. Mâu thuẫn chính trị gay gắt dẫn tới sự bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản. Ví dụ:

+ Ở Anh, nhà vua nắm mọi quyền lực, cai trị độc đoán và tiến hành đàn áp các tín đồ Thanh giáo, lập ra các toà án để buộc tội những người chống đối.

+ Chính sách của chính quốc (Anh) đối với các thuộc địa ở Bắc Mỹ đã tác động tiêu cực đến quyền lợi của các tầng lớp nhân dân.

c) Xã hội

- Những biến đổi về kinh tế làm cho mâu thuẫn xã hội ở Tây Âu và Bắc Mỹ ngày càng gay gắt.

- Giai cấp tư sản và đồng minh của họ (quý tộc mới ở Anh, chủ nổ ở Bắc Mỹ,...) tuy giàu có về kinh tế nhưng không có quyền lực về chính trị tương xứng. Vì vậy, họ đã tìm cách tập hợp quần chúng nhân dân để làm cách mạng.

d) Tư tưởng

- Để tập hợp quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản cần có hệ tư tưởng để chống lại hệ tư tưởng phong kiến bảo thủ.

- Với các cuộc cách mạng nổ ra sớm (Nê-đéc-lan, Anh), khi chưa có hệ tư tưởng của riêng mình, tư sản và đồng minh đã mượn ngọn cờ tôn giáo cải cách để tập hợp quần chúng (đạo Tin Lành ở Hà Lan, Thanh giáo ở Anh).

- Ở Pháp, nền tảng của hệ tư tưởng dân chủ tư sản chính là Triết học Ánh sáng với đại diện tiêu biểu là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

Giải Lịch sử 11 Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

 

 


Câu 15:

17/07/2024

Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) đặt dưới sự lãnh đạo của

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản và quý tộc mới.


Câu 16:

19/07/2024

Cuộc Cách mạng Nga năm 1905 - 1907 đặt dưới sự lãnh đạo của

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Cuộc Cách mạng Nga năm 1905 - 1907 đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản.


Câu 17:

21/07/2024

Một trong những nhà lãnh đạo tiêu biểu của cuộc Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Một trong những nhà lãnh đạo tiêu biểu của cuộc Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) là Ô. Crôm-oen.


Câu 18:

17/07/2024

Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (thế kỉ XVIII) đã đạt được kết quả nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (thế kỉ XVIII) đã lật đổ sự thống trị của thực dân của Anh, giành độc lập dân tộc; thiết lập nhà nước cộng hòa tư sản.


Câu 19:

23/11/2024

Cuộc Cách mạng tư sản Pháp (thế kỉ XVIII) đã đạt được kết quả nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích: Cuộc Cách mạng tư sản Pháp (thế kỉ XVIII) đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, xây dựng nền cộng hòa dân chủ.

*Tìm hiểu thêm: "Kết quả và ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản"

- Thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản đã lật đổ nền quân chủ chuyên chế hoặc giành độc lập dân tộc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

 


Câu 20:

16/11/2024

Điểm tương đồng giữa Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp là gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Thắng lợi của Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp đều mang ý nghĩa: mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

→ B đúng 

- A sai vì trong Cách mạng tư sản Anh và Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa, giai cấp quý tộc và các yếu tố khác cũng tham gia lãnh đạo.

- C sai vì trong Cách mạng tư sản Anh, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập sau cuộc cách mạng 1642-1649. Trong khi đó, Cách mạng tư sản Pháp dẫn đến việc lật đổ chế độ quân chủ hoàn toàn và thiết lập nền cộng hòa, còn Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ thành lập một hệ thống cộng hòa ngay từ đầu.

- D sai vì chỉ trong Cách mạng tư sản Anh, tôn giáo cải cách (như Phong trào Tôn giáo Puritan) đóng vai trò quan trọng trong việc tập hợp lực lượng.

*) Tiền đề của cách mạng tư sản

- Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm chống lại chế độ phong kiến, thiết lập nhà nước tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Cách mạng tư sản có thể bùng nổ và giành được thắng lợi dựa trên các tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng.

a) Kinh tế

- Kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển trong lòng chế độ phong kiến hoặc chế độ thuộc địa.

- Tuy nhiên, sự phát triển đó gặp phải nhiều rào cản của nhà nước phong kiến hay chính sách cai trị hà khắc của chính quốc ở thuộc địa.

=> Để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, cần phải xóa bỏ những rào cản đó.

b) Chính trị

- Chính sách cai trị của nhà nước phong kiến gây ra sự bất mãn ngày càng lớn cho giai cấp tư sản và các tầng lớp khác trong xã hội. Mâu thuẫn chính trị gay gắt dẫn tới sự bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản. Ví dụ:

+ Ở Anh, nhà vua nắm mọi quyền lực, cai trị độc đoán và tiến hành đàn áp các tín đồ Thanh giáo, lập ra các toà án để buộc tội những người chống đối.

+ Chính sách của chính quốc (Anh) đối với các thuộc địa ở Bắc Mỹ đã tác động tiêu cực đến quyền lợi của các tầng lớp nhân dân.

c) Xã hội

- Những biến đổi về kinh tế làm cho mâu thuẫn xã hội ở Tây Âu và Bắc Mỹ ngày càng gay gắt.

- Giai cấp tư sản và đồng minh của họ (quý tộc mới ở Anh, chủ nổ ở Bắc Mỹ,...) tuy giàu có về kinh tế nhưng không có quyền lực về chính trị tương xứng. Vì vậy, họ đã tìm cách tập hợp quần chúng nhân dân để làm cách mạng.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

Giải Lịch sử 11 Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản


Câu 21:

18/07/2024

Khi soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập cho nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một phần nội dung trong bản tuyên ngôn nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Khi soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập cho nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những câu nói nổi tiếng trong bản 2 bản tuyên ngôn:

+ Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chúng quốc Mỹ (1776)

+ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (Pháp, 1789).


Câu 22:

21/07/2024

Khẩu hiệu nổi tiếng nào dưới đây có nguồn gốc từ cuộc Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” có nguồn gốc từ cuộc Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII).


Câu 24:

17/07/2024

“Xây dựng nhà nước pháp quyền, là nhà nước dân chủ tư sản, dựa trên việc quản lí đất nước bằng pháp luật” - đó là mục tiêu cụ thể của các cuộc cách mạng tư sản trên lĩnh vực

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trên lĩnh vực chính trị, mục tiêu cụ thể của các cuộc cách mạng tư sản là: xây dựng nhà nước pháp quyền, là nhà nước dân chủ tư sản, dựa trên việc quản lí đất nước bằng pháp luật.


Câu 25:

31/10/2024

Lực lượng nào giữ vai trò lãnh đạo trong cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (cuối thế kỉ XVIII)?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ diễn ra dưới sự lãnh đạo của liên minh tư sản và chủ nô.

→ B đúng 

- A sai vì họ chủ yếu tập trung vào lợi ích kinh tế và không có đủ quyền lực chính trị để dẫn dắt phong trào độc lập. Thay vào đó, lực lượng lãnh đạo chủ yếu là các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị như George Washington và Thomas Jefferson, những người có tầm nhìn xa và quyết tâm đạt được tự do cho các thuộc địa.

- C sai vì họ chủ yếu tập trung vào lợi ích kinh tế và chưa đủ mạnh để kháng chiến. Vai trò lãnh đạo chủ yếu thuộc về các nhà lãnh đạo quân sự và những người yêu nước, những người có tầm nhìn xa và quyết tâm đấu tranh cho tự do.

- D sai vì họ chưa hình thành được một phong trào chính trị mạnh mẽ và thiếu quyền lực để ảnh hưởng đến các quyết định lớn. Hơn nữa, trong bối cảnh lịch sử đó, quyền lợi của họ không được ưu tiên, mà lãnh đạo chủ yếu thuộc về các tầng lớp quý tộc và tư sản.

*) Giai cấp lãnh đạo và động lực cách mạng

- Giai cấp lãnh đạo: giai cấp tư sản và đồng minh của họ (chủ nô, quý tộc phong kiến tư sản hóa,…). Ví dụ:

+ Cách mạng tư sản Anh: diễn ra dưới sự lãnh đạo của liên minh tư sản và quý tộc mới, song vai trò quan trọng lại thuộc về quý tộc mới.

Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ diễn ra dưới sự lãnh đạo của liên minh tư sản và chủ nô.

+ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, giai cấp tư sản giành độc quyền lãnh đạo cách mạng.

Động lực của cách mạng:

+ Giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân giữ vai trò quan trọng và là động lực của cách mạng.

+ Khi quần chúng nhân dân tham gia đông đảo, liên tục thì thắng lợi của cách mạng càng triệt để, tiêu biểu như Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

Nhân dân Pa-ri tấn công ngục Ba-xti trong cách mạng tư sản Pháp (tranh vẽ)

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

Giải Lịch sử 11 Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản


Bắt đầu thi ngay