Câu hỏi:
25/11/2024 544Từ năm 1949, các nước Đông Âu bước vào giai đoạn
A. xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. xây dựng chủ nghĩa cộng sản.
C. khôi phục kinh tế sau chiến tranh.
D. chống thù trong giặc ngoài.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Từ năm 1949, các nước Đông Âu bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội.
=> A đúng
Mục tiêu cuối cùng của các nước xã hội chủ nghĩa là xây dựng chủ nghĩa cộng sản, nhưng quá trình này diễn ra lâu dài và phức tạp. Năm 1949, các nước Đông Âu mới chỉ bắt đầu giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội.
=> B sai
Việc khôi phục kinh tế là một nhiệm vụ quan trọng, nhưng nó chỉ là một phần trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
=> C sai
Các nước Đông Âu luôn phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có cả các hoạt động chống phá từ bên ngoài. Tuy nhiên, đây không phải là nhiệm vụ chính của các nước này vào thời điểm năm 1949.
=> D sai
*Kiến thức mở rộng
*Tìm hiểu thêm: "Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu"
- Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít ở châu Âu đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu (Ba Lan, Rumani, Hunggari, Tiệp Khắc, Anbani, Bungari, Cộng hòa Dân chủ Đức).
- Những thành tựu của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Đông Âu.
- Quá trình phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu trải qua hai giai đoạn chính.
♦ Từ năm 1945 đến năm 1949: Sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu hoàn thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân: tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp của tư bản, thực hiện các quyền tự do dân chủ.
♦ Từ năm 1949 đến giữa những năm 70:
+ Đây là giai đoạn phát triển của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu.
+ Với sự giúp đỡ của Liên Xô, sự nỗ lực của toàn thể nhân dân, các nước Đông Âu thực hiện công nghiệp hoá, điện khí hoá toàn quốc, phát triển nông nghiệp.... Từ những nước nghèo, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trở thành những quốc gia có nền công nghiệp, nông nghiệp phát triển.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nửa sau thập niên 1970 và trong thập niên 1980, các nước Đông Âu
Câu 2:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978 đến nay?
Câu 3:
Quốc gia nào ở khu vực Mĩ La-tinh đi theo con đường xã hội chủ nghĩa?
Câu 4:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng thành tựu mà nhân dân Trung Quốc đạt được trong công cuộc cải cách mở cửa (từ năm 1978 đến nay)?
Câu 5:
Hiện nay, quốc gia nào ở châu Á đi theo con đường xã hội chủ nghĩa?
Câu 6:
Nội dung nào sau đây không phải là điểm tương đồng giữa cuộc cải cách -mở cửa ở Trung Quốc (từ 1978) và công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam (từ 1986)?
Câu 7:
Đầu thập niên 60, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới bao gồm 14 quốc gia ở
Câu 8:
Việt Nam có thể học hỏi bài học kinh nghiệm nào từ công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc?
Câu 9:
Hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới được hình thành gắn liền với sự kiện nào sau đây?
Câu 10:
Thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu-ba từ năm 1991 đã chứng minh
Câu 12:
Cách mạng dân chủ nhân dân được hoàn thành ở các nước Đông Âu đã đánh dấu
Câu 13:
Chế độ xã hội chủ nghĩa tan rã ở các nước Đông Âu vào thời gian nào?
Câu 14:
Việc các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đã
Câu 15:
Trọng tâm trong đường lối cải cách mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978) là