Câu hỏi:
31/08/2024 174Cuộc khởi nghĩa nào không nằm trong phong trào Cần vương?
A. Khởi nghĩa Hương Khê
B. Khởi nghĩa Ba Đình
C. Khởi nghĩa Bãi Sậy
D. Khởi nghĩa Yên Thế
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc khởi nghĩa nào không nằm trong phong trào Cần vương.
D đúng
- A. B, C sai vì chúng đều nhằm chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp và bảo vệ nền độc lập dân tộc dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước, trong khuôn khổ phong trào Cần Vương.
*) Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX
1. Khởi nghĩa Bãi Sậy
- Lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật và Đốc Tít.
- Địa bàn: Nghĩa quân hoạt động hầu khắp tỉnh Hưng Yên.
- Diễn biến chính:
+ Từ 1883 đến 1885 là giai đoạn chuẩn bị lực lượng, xây dựng căn cứ, rèn đúc vũ khí.... của nghĩa quân.
+ Từ 1885 – 1892 nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt, đẩy lui nhiều cuộc tấn công xâm lược của thực dân Pháp.
- Kết quả:
+ Cuối năm 1889, Nguyễn Thiện Thuật phải lánh sang Trung Quốc; Đốc Tít phải ra hàng.
+ Phong trào tiếp tục duy trì trong một thời gian nữa rồi tan rã vào năm 1892.
2. Khởi nghĩa Ba Đình
- Lãnh đạo: Phạm Bành và Đinh Công Tráng.
- Địa bàn chiến đấu: căn cứ địa Ba Đình (xây dựng ở ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê – thuộc huyện Nga Sơn, Thanh Hóa).
- Diễn biến chính:
+ Tháng 12/1866, thực dân Pháp mở cuộc tấn công vào căn cứ Ba Đình, nhưng thất bại.
+ Đầu năm 1887, Pháp lại huy động 2500 quân bao vây căn cứ Ba Đình, nghĩa quân chiến đấu anh dũng nhưng cuối cùng thất bại.
- Kết quả: Pháp sau khi chiếm được căn cứ, đã triệt hạ và xóa tên ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê ra khỏi bản đồ hành chính.
3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896)
- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
- Địa bàn: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Diễn biến chính:
+ Từ năm 1885 đến 1888, nghĩa quân chuẩn bị lực lượng, xây dựng căn cứ…
+ Từ năm 1888 đến 1896, nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt.
- Kết quả: Thất bại.
4. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913)
- Nguyên nhân: Khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì, chúng đưa quân lên bình định cả vùng Yên Thế (Bắc Giang). Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân yên Thế đã nổi dậy đấu tranh.
- Các giai đoạn phát triển:
+ Từ 1884 – 1892, các toán nghĩa quân hoạt động lẻ tẻ, chưa có sự thống nhất.
+ Từ 1893 – 1897, nghĩa quân đặt dưới sự lãnh đạo của Đề Thám, địa bàn hoạt động được mở rộng. Nghĩa quân 2 lần giảng hoàn với Pháp (tháng 10/1894 và tháng 12/1897).
+ Từ 1898 - 1908, nghĩa quân vừa sản xuất vừa tích cực luyện tập chiến đấu.
+ Từ 1909 - 1913, Pháp mở các đợt tấn công quy mô lớn lên Yên Thế.
- Kết quả: Thất bại.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Tiêu hao sinh lực địch, làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về phương thức hoạt động, tác chiến,...
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 4:
Một trong những điểm khác biệt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 - 1896) là
Câu 6:
Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần vương (1885 - 1896)?
Câu 8:
Nội dung nào không phản ánh đúng về khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913)?
Câu 9:
Trong giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1888 phong trào Cần vương được đặt dưới sự chỉ huy của ai?
Câu 10:
Tôn Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương khi đang ở đâu?
Câu 12:
Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương (1885 - 1896)?
Câu 13:
Ai là người đầu tiên chế tạo súng trường theo kiểu Pháp giai đoạn 1885-1888?
Câu 14:
So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương, khởi nghĩa Yên Thế có điểm gì khác biệt?
Câu 15:
Nội dung nào không đúng khi nói về mục đích của khởi nghĩa nông dân Yên Thế?