Trang chủ Lớp 11 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 1 (có đáp án): Nhật Bản

Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 1 (có đáp án): Nhật Bản

Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 1 (có đáp án): Nhật Bản

  • 243 lượt thi

  • 36 câu hỏi

  • 36 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

19/07/2024

Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm bao trùm của nền kinh tế Nhật Bản là gì?

Xem đáp án

Đáp án A

Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm bao trùm của nền kinh tế Nhật Bản là nền nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu, địa chủ bóc lột nông dân rất nặng nề, mức tô trung bình chiếm tới 50% số thu hoa lợi. Tình trạng mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra.


Câu 2:

19/07/2024

Nội dung nào không phản ánh đúng nét mới của kinh tế Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?

Xem đáp án

Đáp án C

Đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868 kinh tế Nhật Bản vẫn duy trì nền nông nghiệp dựa trên quan hệ phong kiến lạc hậu. Ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều, những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

- Ở Nhật Bản, các tổ chức độc quyền xuất hiện vào khoảng cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX (khi Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa) => đáp án C đúng.


Câu 3:

18/07/2024

Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình kinh tế của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Mục…1….Trang…4…..SGK Lịch sử 11 cơ bản


Câu 4:

21/07/2024

Nội dung nào phản ánh đặc điểm nổi bật của xã hội Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Mục…1….Trang…4…..SGK Lịch sử 11 cơ bản


Câu 5:

18/07/2024

Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, tầng lớp nào trong xã hội Nhật Bản đã dần tư sản hóa?

Xem đáp án

Đáp án B

Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc giới quý tộc hạng trung và nhỏ, không có ruộng đất, chỉ phục vụ các đaimyo bằng việc huấn luyện và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Do một thời gian dài không có chiến tranh, địa vị của Samurai bị suy giảm, lương bổng thất thường, đời sống khó khăn, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham gia hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công…dần dần tư sản hóa, trở thành lực lượng đấu tranh chống chế độ phong kiến lỗi thời.


Câu 6:

19/07/2024

Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản là một quốc gia

Xem đáp án

Đáp án C

Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản là một quốc gia độc lập, có chủ quyền nhưng chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực.


Câu 7:

18/07/2024

Người đứng đầu chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản được gọi là

Xem đáp án

Đáp án B

Người đứng đầu chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản được gọi là Sôgun (Tướng quân), đến giữa thế kỉ XIX, dòng họ Tô-ku-ga-oa ở phủ Chúa (Mạc Phủ) đang nắm quyền hành ở Nhật Bản.


Câu 8:

18/07/2024

Đến giữa thế kỉ XIX, vị trí tối cao ở Nhật Bản thuộc về

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Mục…1….Trang…5…..SGK Lịch sử 11 cơ bản

 


Câu 9:

18/07/2024

Đến giữa thế kỉ XIX, quyền lực thực tế ở Nhật Bản thuộc về

Xem đáp án

Đáp án B

Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến. Thiên Hoàng có vị trí tối cao, nhưng quyền hành thực tế thuộc về Sôgun dòng họ Tô-ku-ga-oa ở phủ Chúa (Mạc Phủ).


Câu 10:

18/07/2024

Cuối thế kỉ XIX, để ép Nhật Bản phải “mở cửa”, các nước tư bản phương Tây đã

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Mục…1….Trang…5…..SGK Lịch sử 11 cơ bản


Câu 11:

18/07/2024

Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nhất về tình hình xã hội Nhật Bản giữa thế kỉ XIX?

Xem đáp án

Đáp án B

Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ Mạc Phủ ở Nhật Bản đã lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. Đây là thời kì trong lòng xã hội phong kiến Nhật Bản chứa đựng nhiều mâu thuẫn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.


Câu 12:

23/07/2024

Những mâu thuẫn gay gắt về kinh tế, chính trị, xã hội ở Nhật Bản giữa thế kỉ XIX là do

Xem đáp án

Đáp án A

Những mâu thuẫn gay gắt về kinh tế, chính trị, xã hội ở Nhật Bản giữa thế kỉ XIX là do sự tồn tại và kìm hãm của chế độ phong kiến Mạc phủ. Về kinh tế, nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến trong khi đó những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng, Về xã hội, chính phủ Sogun vẫn duy trì chế độ đẳng cấp. Về chính trị, mâu thuẫn giữa Thiên Hoàng và Sôgun gay gắt.


Câu 13:

18/07/2024

Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh nào?

Xem đáp án

Đáp án B

- Đầu thế kỉ XIX, chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản, đứng đầu là Tướng quân (Sô-gun)  đã lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng và phải đối mặt với sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của các nước thực dân phương Tây.

- Những hiệp ước bất bình đẳng mà Mạc phủ kí với nước ngoài làm cho các tầng lớp trong xã hội phản ứng mạnh mẽ. Phong trào đấu tranh chống Mạc phủ phát triển mạnh. Tới tháng 1/1868, sau khi lên ngôi Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.


Câu 14:

23/07/2024

Minh Trị là hiệu của vua

Xem đáp án

Đáp án A

Minh Trị là hiệu của vua Mútxuhitô, vốn là vị Thiên hoàng trong thời kỳ Minh Trị, ông được biết với tên gọi Minh Trị Thiên hoàng. Minh Trị là vị Thiên hoàng thứ 122 của Nhật Bản theo danh sách Thiên hoàng truyền thống, trị vì từ ngày 3 tháng 2 năm 1867 tới khi qua đời. 


Câu 15:

18/07/2024

Nguyên nhân trực tiếp để Thiên hoàng Minh Trị quyết định thực hiện một loạt cải cách là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Những hiệp ước bất bình đẳng mà Mạc Phủ kí với nước ngoài làm cho các tầng lớp trong xã hội phản ứng mạnh mẽ, phong trào đấu tranh chống Sôgun phát triển mạnh vào những năm 60 của thế kỉ XIX đã làm sụp đổ chế độ Mạc Phủ. Tới tháng 1/1868, sau khi lên ngôi, Thiên Hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách nhằm đưa nước Nhật thoát khỏi chế độ phong kiến lạc hậu.


Câu 16:

23/07/2024

Tháng 1-1868, một sự kiện nổi bật đã diễn ra ở Nhật Bản là

Xem đáp án

Đáp án C

Tháng 1/1868, sau khi lên ngôi, Thiên Hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.


Câu 17:

18/07/2024

Mục đích chính của Thiên hoàng Minh Trị khi tiến hành cuộc Duy tân đất nước là gì?

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Mục…2….Trang…5…..SGK Lịch sử 11 cơ bản


Câu 18:

21/07/2024

Nội dung nào dưới đây không thuộc chính sách cải cách về kinh tế của Thiên hoàng Minh Trị?

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Mục…2….Trang…6…..SGK Lịch sử 11 cơ bản


Câu 19:

18/07/2024

Nội dung nào không phản ánh đúng chính sách cải cách về quân sự trong cuộc Duy tân Minh Trị?

Xem đáp án

Đáp án C

Tháng 1/1868, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách để đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu. Trong đó, về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện huấn theo kẻo phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh, công nghiệp đóng tàu được chú trọng phát triển, tiến hành sản xuất vũ khí, đạn dược và mời chuyên gia quân sự nước ngoài…


Câu 20:

18/07/2024

Nội dung nào thể hiện tính chất tiến bộ của những cải cách do Thiên hoàng Minh Trị khởi xướng?

Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Mục…2….Trang…6…..SGK Lịch sử 11 cơ bản


Câu 21:

18/07/2024

Hiến pháp năm 1889 quy định thể chế của nước Nhật là chế độ

Xem đáp án

Đáp án D

Tháng 1/1868, Minh Trị đã tiến hành cuộc cải cách nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu theo đó năm 1889, Hiến pháp mới của nước Nhật được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập ở Nhật.


Câu 22:

18/07/2024

Sự kiện nổi bật nhất năm 1889 ở Nhật Bản là

Xem đáp án

Đáp án B

Năm 1889, Hiến pháp mới của nước Nhật được ban hành. Để soạn thảo bản Hiến pháp này, năm 1882 Thiên hoàng Minh Trị đã gửi một phái đoàn (Y Đằng Bác Văn) đến các quốc gia ở châu Âu để tham khảo pháp luật của các quốc gia này. Cuối cùng nhóm khảo sát quyết định chọn hiến pháp của Phổ để làm khuôn mẫu cho hiến pháp tương lai của Nhật Bản. Theo bản Hiến pháp này, Nhật Bản là quốc gia theo thể chế quân chủ lập hiến. Thiên hoàng và thế lực quân phiệt Nhật nằm giữ mọi quyền hành.


Câu 23:

21/07/2024

Tầng lớp nào đóng vai trò quan trọng trong Chính phủ mới được thiết lập ở Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị?

Xem đáp án

Đáp án D

Tháng 1/1868, Minh Trị đã tiến hành cải cách trong đó về chính trị, Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới, trong đó đại biểu của tầng lớp quý tộc tư sản hóa đóng vai trò quan trọng, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân.


Câu 24:

18/07/2024

Điểm tiến bộ nhất trong cải cách về chính trị ở Nhật Bản năm 1868 là

Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Mục…2….Trang…6…..SGK Lịch sử 11 cơ bản


Câu 25:

18/07/2024

Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của cuc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản?

Xem đáp án

Đáp án D

Cải cách chính trị của Nhật Bản trong cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 có đưa ra bản Hiến pháp mới (1889) có quy định Nhật Bản theo thể chế quân chủ lập hiến.

Vì vậy đáp án D: xóa bỏ quân chủ là sai.


Câu 26:

18/07/2024

Yếu tố nào đã đưa đến sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng ở Nhật Bản trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX?

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Mục…3….Trang…6…..SGK Lịch sử 11 cơ bản


Câu 27:

18/07/2024

Sức mạnh của các công ti độc quyền ở Nhật Bản được thể hiện như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh ở Nhật Bản, việc đẩy mạnh công nghiệp hóa kéo theo sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng. Nhiều công ti độc quyền xuất hiện như Mít-xưi, Mít-su-bi-si,.. các công ti này làm chủ nhiều ngân hàng, hầm mỏ, xí nghiệp,...và có khả năng chi phối, lũng đoạn cả kinh tế lẫn chính trị ở Nhật Bản.


Câu 28:

18/07/2024

Chính sách đối ngoại nhất quán của Nhật Bản cuối thế kỉ XIX là

Xem đáp án

Đáp án D

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Nhật Bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã tạo sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị cho giới cầm quyền thi hành chính sách xâm lược và bành trướng.


Câu 29:

18/07/2024

Yếu tố nào tạo điều kiện cho giới cầm quyền Nhật Bản có thể thực hiện được chính sách đối ngoại cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

Xem đáp án

Đáp án C

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Nhật Bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã tạo sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị cho giới cầm quyền thi hành chính sách đối ngoại xâm lược và bành trướng.


Câu 30:

18/07/2024

Việc Nhật Bản tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược: Chiến tranh Đài Loan (1874), Chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895), chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905) chứng tỏ

Xem đáp án

Đáp án A

Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược: Chiến tranh Đài Loan (1874), Chiến tranh Trung – Nhật (1894-1895) và chiến tranh đế quốc: Chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905). Thắng lợi trong các cuộc chiến tranh này đã đem đến cho Nhật Bản nhiều hiệp ước có lợi về đất đai và tài chính, thúc đẩy nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế.


Câu 31:

18/07/2024

Nội dung nào dưới đây chứng tỏ Nhật Bản mang đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt?

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Mục…3….Trang…7…..SGK Lịch sử 11 cơ bản


Câu 32:

18/07/2024

Các tổ chức nghiệp đoàn ở Nhật Bản được thành lập dựa trên cơ sở nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Sự bóc lột nặng nề của giới chủ đã dẫn tới nhiều cuộc đấu tranh của công nhân đòi tăng lương, cải thiện đời sống, đòi quyền tự do, dân chủ. Sự phát triển của phong trào công nhân là cơ sở cho việc thành lập các tổ chức nghiệp đoàn.


Câu 33:

18/07/2024

Lựa chọn phương án phù hợp để hoàn thiện đoạn tư liệu về phong trào công nhân ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX:

“Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản được thành lập năm 1901, do………., một người bạn của Nguyễn Ái Quốc trong Quốc tế Cộng sản, đứng đầu. Ông xuất thân từ …………… ở Tôkyô. Năm 23 tuổi, ông đã tham gia tích cực trong phong trào công nhân rồi trở thành lãnh đạo của phong trào công nhân đường sắt.”

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Mục…3….Trang…7…..SGK Lịch sử 11 cơ bản


Câu 34:

20/11/2024

Điểm khác biệt của xã hội phong kiến Nhật Bản so với xã hội phong kiến Việt Nam ở giữa thế kỉ XIX là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Đến giữa thế kỉ XIX ở Nhật Bản các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều, những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

Còn ở Việt Nam, giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng, nhà Nguyễn thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” khiến cho đất nước bị cô lập với thế giới bên ngoài, nông nghiệp sa sút, công thương nghiệp thì đình đốn.

*Tìm hiểu thêm: "Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa"

* Thời gian: cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

* Biểu hiện:

- Xuất hiện các công ty độc quyền chi phối, lũng đoạn đời sống kinh tế - chính trị.

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 1: Nhật Bản | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

- Tiến hành chiến tranh xâm lược bành trướng lãnh thổ.

+ Chiến tranh Đài Loan (1874).

+ Chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895).

+ Chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905).

- Đặc điểm: chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác: 

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 1: Nhật Bản

 


Câu 35:

22/07/2024

Việc thành lập các tổ chức nghiệp đoàn ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX là kết quả của phong trào

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Mục…3….Trang…7…..SGK Lịch sử 11 cơ bản


Câu 36:

28/10/2024

Bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc Duy tân Minh Trị (1868) đối với công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam hiện nay là

Xem đáp án

Đáp án đúng là : C

- Bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc Duy tân Minh Trị (1868) đối với công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam hiện nay là vận dụng phù hợp các thành tựu văn hóa tiến bộ của thế giới vào điều kiện cụ thể của đất nước.

Minh Trị đã tiếp thu tiến bộ của phương Tây như cho học sinh đi du học, áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất và được biệt chú trọng về giáo dục giúp cho đất nước thoát khỏi chế độ phong kiến lạc hậu và nhanh chóng chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Trong công cuộc đổi mới của Việt Nam, chúng ta có thể áp dụng những bài học này như chú trong giáo dục và thành tựu khoa học – kĩ thuật.

- Các đáp án khác,không phải là bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc Duy tân Minh Trị (1868) đối với công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam hiện nay.

→ C đúng.A,B,D sai.

 * Cuộc duy tân Minh Trị.

a. Nguyên nhân, mục tiêu tiến hành cải cách:

* Nguyên nhân

- Giữ thế kỉ XIX, Nhật Bản lâm vào suy yếu, khủng hoảng trên tất cả các lĩnh vực.

- Nhật Bản phải đương đầu với sự nhòm ngó, đe dọa của các nước phương Tây.

→ Tháng 1/1868, Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cải cách, canh tân đất nước.

* Mục đích:

+ Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.

+ Bảo vệ nền độc lập dân tộc.

b. Nội dung thực hiện:

- Chính trị: thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thiết lập chế độ Quân chủ lập hiến, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân,...

- Kinh tế: thống nhất tiền tệ, đơn vị đo lường; cho phép mua bán ruộng đất, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tải...

- Quân sự: tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, thực hiện nghĩa vụ quân sự, công nghiệp quốc phòng được chú trọng phát triển ...

- Giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc; chú trọng khoa học – kĩ thuật trong giảng dạy,...

c. Kết quả thực hiện:

- Nước Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

- Nhật bản giàu mạnh, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

d. Tính chất: cách mạng tư sản không triệt để.

e. Ý nghĩa – hạn chế

* Ý nghĩa:

- Giúp Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền; mở đường chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Có ảnh hướng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á trong đó có Việt Nam.

* Hạn chế:

- Chưa thủ tiêu triệt để thế lực phong kiến quân phiệt.

- Chưa đáp ứng được quyền lợi cho quần chúng nhân dân.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 1: Nhật Bản

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch Sử 11 Bài 1: Nhật Bản

 

 

 


Bắt đầu thi ngay