Câu hỏi:
28/10/2024 1,485Bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc Duy tân Minh Trị (1868) đối với công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam hiện nay là
A. xóa bỏ hoàn toàn cái cũ, tiếp nhận, học hỏi cái tiến bộ, cái mới trên thế giới
B. dựa vào sức mạnh của khối đoàn kết công - nông để tiến hành công cuộc đổi mới đất nước
C. vận dụng phù hợp các thành tựu văn hóa tiến bộ của thế giới vào điều kiện cụ thể của đất nước.
D. khai thác triệt để và sử dụng tối đa nguồn tài nguyên (than đá, dầu mỏ…).
Trả lời:
Đáp án đúng là : C
- Bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc Duy tân Minh Trị (1868) đối với công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam hiện nay là vận dụng phù hợp các thành tựu văn hóa tiến bộ của thế giới vào điều kiện cụ thể của đất nước.
Minh Trị đã tiếp thu tiến bộ của phương Tây như cho học sinh đi du học, áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất và được biệt chú trọng về giáo dục giúp cho đất nước thoát khỏi chế độ phong kiến lạc hậu và nhanh chóng chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Trong công cuộc đổi mới của Việt Nam, chúng ta có thể áp dụng những bài học này như chú trong giáo dục và thành tựu khoa học – kĩ thuật.
- Các đáp án khác,không phải là bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc Duy tân Minh Trị (1868) đối với công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam hiện nay.
→ C đúng.A,B,D sai.
* Cuộc duy tân Minh Trị.
a. Nguyên nhân, mục tiêu tiến hành cải cách:
* Nguyên nhân
- Giữ thế kỉ XIX, Nhật Bản lâm vào suy yếu, khủng hoảng trên tất cả các lĩnh vực.
- Nhật Bản phải đương đầu với sự nhòm ngó, đe dọa của các nước phương Tây.
→ Tháng 1/1868, Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cải cách, canh tân đất nước.
* Mục đích:
+ Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.
+ Bảo vệ nền độc lập dân tộc.
b. Nội dung thực hiện:
- Chính trị: thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thiết lập chế độ Quân chủ lập hiến, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân,...
- Kinh tế: thống nhất tiền tệ, đơn vị đo lường; cho phép mua bán ruộng đất, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tải...
- Quân sự: tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, thực hiện nghĩa vụ quân sự, công nghiệp quốc phòng được chú trọng phát triển ...
- Giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc; chú trọng khoa học – kĩ thuật trong giảng dạy,...
c. Kết quả thực hiện:
- Nước Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
- Nhật bản giàu mạnh, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
d. Tính chất: cách mạng tư sản không triệt để.
e. Ý nghĩa – hạn chế
* Ý nghĩa:
- Giúp Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền; mở đường chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Có ảnh hướng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á trong đó có Việt Nam.
* Hạn chế:
- Chưa thủ tiêu triệt để thế lực phong kiến quân phiệt.
- Chưa đáp ứng được quyền lợi cho quần chúng nhân dân.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 1: Nhật Bản
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch Sử 11 Bài 1: Nhật Bản
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm bao trùm của nền kinh tế Nhật Bản là gì?
Câu 2:
Nội dung nào không phản ánh đúng chính sách cải cách về quân sự trong cuộc Duy tân Minh Trị?
Câu 5:
Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình kinh tế của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?
Câu 6:
Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản?
Câu 7:
Nguyên nhân trực tiếp để Thiên hoàng Minh Trị quyết định thực hiện một loạt cải cách là gì?
Câu 9:
Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nhất về tình hình xã hội Nhật Bản giữa thế kỉ XIX?
Câu 10:
Điểm khác biệt của xã hội phong kiến Nhật Bản so với xã hội phong kiến Việt Nam ở giữa thế kỉ XIX là
Câu 11:
Nội dung nào không phản ánh đúng nét mới của kinh tế Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?
Câu 12:
Nội dung nào thể hiện tính chất tiến bộ của những cải cách do Thiên hoàng Minh Trị khởi xướng?
Câu 13:
Cuối thế kỉ XIX, để ép Nhật Bản phải “mở cửa”, các nước tư bản phương Tây đã
Câu 14:
Lựa chọn phương án phù hợp để hoàn thiện đoạn tư liệu về phong trào công nhân ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX:
“Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản được thành lập năm 1901, do………., một người bạn của Nguyễn Ái Quốc trong Quốc tế Cộng sản, đứng đầu. Ông xuất thân từ …………… ở Tôkyô. Năm 23 tuổi, ông đã tham gia tích cực trong phong trào công nhân rồi trở thành lãnh đạo của phong trào công nhân đường sắt.”