Trang chủ Lớp 11 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 1 (có đáp án): Nhật Bản

Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 1 (có đáp án): Nhật Bản

Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 1: Nhật Bản

  • 368 lượt thi

  • 31 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ Mạc phủ của Nhật Bản đặc điểm nổi bật nào?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

 Đến giữa thế kỉ XIX, sau hơn 200 năm thống trị, chế độ Mạc phủ Tô-ku-ga-oa ở Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoàng suy yếu nghiêm trong (SGK Lịch sử 11- Trang 4)


Câu 2:

Từ đầu thế kỉ XIX , tầng lớp nào trong xã hội Nhật Bản đã dần tư sản hóa?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Do một thời gian dài không có chiến tranh, địa vị của samurai bị suy giảm, lương bổng thất thường đời sống khó khăn, nhiều người đã rời khỏi lãnh địa, tham gia hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công… dần dần tư sản hóa (SGK Lịch sử 11- Trang 4)


Câu 3:

Đứng đầu chính quyền Mạc phủ Tô-ku-ga-oa là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Đứng đầu chính quyền Mạc phủ Tô-ku-ga-oa là Sô-gun (tướng quân)


Câu 4:

Ý nào không phản ánh đúng nét mới của nền kinh tế Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ở các thành thị, hải cảng của Nhật Bản, kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều. những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghãi phát triển nhanh chóng (SGK Lịch sử 11- trang 4)


Câu 5:

Ý nào không phản ánh đúng tình hình kinh tế của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

 Về kinh tế, nền nông nghiệp Nhật Bản vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Trong khi đó, ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều. những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghãi phát triển nhanh chóng(SGK Lịch sử 11- trang 4)


Câu 6:

Nội dung nào là đặc điểm nổi bật của xã hội Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Về xã hội, Chính phủ Sô-gun vẫn duy trì chế độ đăng cấp (SGK Lịch sử 11- trang 4)


Câu 7:

Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn duy trì chế độ phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao, nhưng quyền hành thực tế thuộc về Sô-gun dòng họ Tô-ku-ga-oa (SGK Lịch sử 11- trang 5)


Câu 8:

Người đứng đầu chính quyền Mạc phủ Tô-ku-ga-oa ở Nhật Bản được gọi là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Người đứng đầu chính quyền Mạc phủ Tô-ku-ga-oa ở Nhật Bản được gọi là Sôgun (tướng quân).


Câu 9:

Lực lượng chính trị nắm quyền hành thực tế của Nhật Bản giai đoạn giữa thế kỉ XIX là
Xem đáp án

Đáp án đúng là:A

Đến giữa thế kỉ XIX, mặc dù Thiên hoàng là người cầm quyền của chế độ phong kiến nhưng quyền lực thực tế lại nằm trong tay các Sôgun(Tướng quân).

(SGK Lịch sử 11- Trang 4)


Câu 10:

Trong các nước tư bản phương Tây, quốc gia đầu tiên đòi Nhật Bản “mở cửa” là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

 Trong lúc chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng, các nước phương Tây, trước tiên là Mĩ đã dùng áp lực quân sự ép Nhật “mở cửa” (SGK Lịch sử 11- Trang5)


Câu 11:

Trong khoảng giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đã sử dụng chính sách gì để đòi Nhật Bản “ mở cửa”?

 

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Trong lúc chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng, các nước phương Tây, trước tiên là Mĩ đã dùng áp lực quân sự ép Nhật “mở cửa”(SGK Lịch sử 11- Trang5)


Câu 12:

Năm 1901, Đảng xã hội dân chủ Nhật Bản được thành lập, dưới sự lãnh đạo của
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Năm 1901, Đảng xã hội dân chủ Nhật Bản được thành lập, dưới sự lãnh đạo của Cataiama Xen (SGK Lịch sử 11 - Trang 7).


Câu 13:

Để thoát ra khỏi những khủng hoảng của đất nước, Thiên hoàng Minh Trị đã có những hành động 
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

 Giữa thế kỉ XIX Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, để có thể đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đó, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện những cải cách tiến bộ về kịnh tế, văn hóa, giáo dục…(SGK Lịch sử 11- Trang 5)


Câu 14:

Thắng lợi của phong trào đảo Mạc trong những năm 60 của thế kỉ XIX đã
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Thắng lợi của phong trào đảo Mạc trong những năm 60 của thế kỉ XIX đã lật đổ chế độ Mạc phủ, khôi phục quyền lực của Thiên hoàng


Câu 15:

Nội dung nào sau đây không phải cải cách kinh tế của Nhật Bản được thực hiện từ năm 1868
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Về kinh tế, chính phủ đã ban hành chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu cống, đường sá… (SGK Lịch sử 11 - Trang 6)


Câu 16:

Thể chế chính trị nào đã được xác lập ở Nhật Bản sau cuộc cải cách của Thiên hoàng Minh Trị?
Xem đáp án

Đáp án đúng là:A

Năm 1889, Hiến pháp mới được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập ở Nhật Bản.


Câu 17:

Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản khi chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa là gì?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược: chiến tranh Đài Loan (1874), chiến tranh Trung- Nhật (1894-1895) và chiến tranh đế quốc: chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905). Thắng lợi trong các cuộc chiến tranh này đã đem đến cho Nhật Bản nhiều hiệp ước có lợi về đất đai và tài chính, thúc đẩy nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế (SGK Lịch sử 11- Trang 7)


Câu 18:

Nhân tố nào được xem là “chìa khóa vàng” của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (cuối thế kỉ XIX)?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giáo dục được xem là “chìa khóa vàng” của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (cuối thế kỉ XIX)


Câu 19:

Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (cuối thế kỉ XIX) mang tính chất của một cuộc cách mạng
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (cuối thế kỉ XIX) mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản không triệt để:

+ Thàng công của cuộc Duy tân Minh Trị đã mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản

+ Cuộc Duy tân Minh Trị vẫn có những hạn chế, như: chưa triệt để thủ tiêu thế lực phong kiến…


Câu 20:

Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản khi chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản khi chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa là đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng.


Câu 21:

Ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong cuộc cải cách năm 1868 của Thiên hoàng Minh Trị là gì?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

 Mục đích lớn nhất của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị đó là giúp đất nước thoát khỏi khủng hoảng và sự can thiệp từ phương Tây => thành công của cuộc Duy tân Minh Trị đã đáp ứng được mục đích đó.


Câu 22:

Trong xã hội phong kiến ở Nhật Bản giữa thế kỷ XIX, giai cấp trở thành đối tượng bị bóc lột chủ yếu của chế độ phong kiến là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Trong xã hội phong kiến ở Nhật Bản giữa thế kỷ XIX, giai cấp trở thành đối tượng bị bóc lột chủ yếu của chế độ phong kiến là nông dân.


Câu 23:

Nhận xét nào dưới đây không đúng về cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

 Sau cuộc cải cách Nhật Bản vẫn duy trì chế độ quân chủ, Nhật hoàng là người đứng đầu, thế lực của tầng lớp samurai vẫn được bảo lưu => cuộc Duy tân Minh Trị chưa loại bỏ hoàn toàn thế lực phong kiến (SGK Lịch sử 11- Trang 6)


Câu 24:

Đặc điểm nào cho thấy Nhật Bản đã chuyển dần sang gia đoạn đế quốc chủ nghĩa vào cuối thể kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

 Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược: chiến tranh Đài Loan (1874), chiến tranh Trung- Nhật (1894-1895) và chiến tranh đế quốc: chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905). Thắng lợi trong các cuộc chiến tranh này đã đem đến cho Nhật Bản nhiều hiệp ước có lợi về đất đai và tài chính, thúc đẩy nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế(SGK Lịch sử 11- Trang 7)


Câu 25:

Thành công của cuộc Duy tân Minh Trị (cuối thế kỉ XIX) không mang lại kết quả nào sau đây cho Nhật Bản?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Với thành công của cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật Bản đã trở thành cường quốc tư bản chủ nghĩa và thực hiện các cuộc chiến tranh xâm lược, bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài.


Câu 26:

Nội dung nào không phản ánh đúng những bài học kinh nghiệm Việt Nam có thể học hỏi được từ cuộc Duy tân Minh Trị của Nhật Bản để phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Những bài học kinh nghiệm Việt Nam có thể học hỏi được từ cuộc Duy tân Minh Trị của Nhật Bản:

+ Quan tâm, đầu tư phát triển giáo dục, coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

+ Tiếp nhận, học hỏi những giá trị văn hóa tiến bộ của thế giới.

+ Cải biến các giá trị văn hóa tiến bộ của thế giới cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam.


Câu 27:

Những mâu thuẫn gay gắt về kinh tế, chính trị, xã hội ở Nhật Bản vào giữa thế kỷ XIX là do
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Những mâu thuẫn gay gắt về kinh tế, chính trị, xã hội ở Nhật Bản vào giữa thế kỷ XIX là do sự tồn tại và kìm hãm của chế độ phong kiến Mạc phủ.


Câu 28:

Điểm tiến bộ nhất trong cải cách về chính trị ở Nhật Bản năm 1868 là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Trong những cải cách về chính trị, điểm nổi bật nhất của cái cách đó là thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân(SGK Lịch sử 11- Trang 6).


Câu 29:

Yếu tố nào tạo điều kiện cho giới cầm quyền Nhật Bản có thể thực hiện được chính sách đối ngoại cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Nhật Bản có thể thực hiện được chính sách đối ngoại cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là do: có tiềm lực về kinh tế, chính trị và quân sự.


Câu 30:

Hiện nay, Việt Nam áp dụng được bài học kinh nghiệm gì của Nhật Bản trong cải cách Minh Trị ở lĩnh vực giáo dục.
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

 Trong cuộc cải cách của Nhật Bản, yếu tố là chìa khóa để phát triển đó chính là giáo dục và đặc biệt chú trọng khoa học kĩ thuật để giúp phát triển đất nước.


Câu 31:

Việc tiến hành một loạt các cuộc chiến tranh xâm lược vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỉ XX đã chứng tỏ
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Việc tiến hành một loạt các cuộc chiến tranh xâm lược vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỉ XX đã chứng tỏ Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.


Bắt đầu thi ngay