Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 37 (có đáp án): Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên (Vận dụng)
-
3124 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Đáp án đúng là: C
Về tự nhiên, vùng Đông Nam Bộ khác Tây Nguyên ở chỗ khí hậu ở vùng Đông Nam Bộ ít phân hóa theo độ cao còn Tây Nguyên có các cao nguyên xếp tầng cao 800 – 1000 – 1500m với một số đỉnh núi cao trên 2000m nên khí hậu có sự phân hóa theo độ cao.
C đúng
- A sai vì cả hai đều nằm trong vùng cận xích đạo. Sự khác biệt chủ yếu do địa hình cao nguyên của Tây Nguyên so với địa hình thấp hơn và bằng phẳng hơn của Đông Nam Bộ.
- B sai vì Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đều có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt, nên đặc điểm này không phải là lý do khiến khí hậu Tây Nguyên khác với Đông Nam Bộ.
- D sai vì cả Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đều chịu tác động mạnh của gió mùa Tây Nam, nên điều này không phải là lý do khiến khí hậu Tây Nguyên khác với Đông Nam Bộ.
*) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
* Thuận lợi:
Có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho phát triển kinh tế đa ngành.
- Địa hình: bề mặt các cao nguyên xếp tầng rộng lớn, khá bằng phẳng -> thuận lợi cho hình thành các vùng quy canh quy mô lớn.
- Đất ba dan: chiếm diện tích lớn nhất cả nước, thích hợp với cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, cao su, hồ tiêu…
- Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp nhiệt đới; khí hậu cao nguyên mát mẻ đem lại thế mạnh về du lịch (Đà Lạt).
- Sông ngòi: là nơi bắt nguồn của nhiều sông như: Sông Ba, sông Đồng Nai, sông Xêxan,…c ó nhiều thác gềnh, sông có trữ lượng thủy năng lớn (chiếm 21% trữ năng thủy điện cả nước).
- Rừng tự nhiên: gần 3 triệu ha rừng.
- Khoáng sản: Bô-xit với trữ lượng lớn (hơn 3 tỉ tấn), có giá trị phát triển công nghiệp luyện kim màu.
* Khó khăn:
- Mùa khô kéo dài -> nguy cơ thiếu nước và cháy rừng nghiêm trọng.
- Nạn chặt phá rừng quá mức ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống dân cư.
* Biện pháp:
- Bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Khai thác hợp lí tài nguyên đặc biệt là tài nguyên rừng.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên
Giải Địa lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
Câu 2:
23/07/2024Đáp án: D
Giải pháp quan trọng nhất để tránh rủi ro trong việc mở rộng các vùng sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là tìm thị trường sản xuất ổn định, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước khó tính như Hoa Kì, EU, Nhật,…
Câu 3:
22/07/2024Đáp án đúng là: D
Tây Nguyên là vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, chè, và hồ tiêu. Tuy nhiên, để thực sự phát triển bền vững và gia tăng giá trị sản phẩm, việc xây dựng các cơ sở công nghiệp chế biến gắn với vùng chuyên canh là rất quan trọng. Khi có các cơ sở chế biến tại chỗ, sản phẩm nông sản có thể được xử lý ngay sau thu hoạch, giúp giảm tổn thất, nâng cao chất lượng sản phẩm, và gia tăng giá trị gia tăng. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng.
Việc gắn kết sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến sẽ tạo ra chuỗi giá trị bền vững, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân, đồng thời thu hút đầu tư vào ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
D đúng.
- A sai vì thay đổi giống cây trồng có thể tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, nhưng nếu không có cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ, sản phẩm cuối cùng vẫn sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ và tạo ra giá trị kinh tế cao.
- B sai vì mặc dù việc phát triển các mô hình kinh tế trang trại có thể giúp tổ chức sản xuất hiệu quả hơn, nhưng nó không giải quyết được toàn bộ vấn đề về chuỗi giá trị của sản phẩm cây công nghiệp. Nếu không có cơ sở công nghiệp chế biến, sản phẩm thu hoạch sẽ khó đạt giá trị cao và tiêu thụ sẽ không ổn định.
- C sai vì nâng cao chất lượng đội ngũ lao động là cần thiết để tăng năng suất và hiệu quả sản xuất, nhưng điều này chỉ là một phần của toàn bộ chuỗi giá trị. Nếu không có cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ ổn định, việc cải thiện chất lượng lao động sẽ không thể phát huy hết hiệu quả của nó trong việc phát triển cây công nghiệp lâu năm.
* Giải pháp phát triển cây công nghiệp lâu năm tại Tây Nguyên:
- Ngăn chặn việc phá rừng, khai thác đi đôi với bảo vệ và trồng rừng mới.
- Tăng cường công tác thủy lợi (công trình thủy lợi kết hợp thủy điện).
- Nâng cấp, mở rộng mạng lưới giao thông vận tải (Bắc - Nam, Đông - Tây).
- Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
- Bổ sung nguồn lao động có chuyên môn, kĩ thuật.
- Đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp và thu hút vốn đầu tư.
- Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm công nghiệp và xuất khẩu.
KHAI THÁC MỘT SỐ THẾ MẠNH CHỦ YẾU VỀ NÔNG, LÂM NGHIỆP Ở TÂY NGUYÊN
Xem thêm một số tài liệu liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết SGK Địa lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên
Giải SGK Địa lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
Câu 4:
16/07/2024Đáp án: C
Ý nghĩa chủ yếu của việc đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp ở Tây Nguyên là nâng cao chất lượng sản phẩm. tăng cao khối lượng nông sản. sử dụng hợp lí các tài nguyên. nâng cao đời sống người dân.
Câu 5:
29/07/2024Đáp án đúng là: A
- Khi mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên, vấn đề cần chú ý nhất là không làm thu hẹp diện tích rừng. Vì nơi đây có diện tích rừng khá lớn nhưng đang dần bị thu hẹp nên đây là vấn đề cần chú ý khi mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
→ A đúng.
- Việc mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp thì phải đi kèm phát triển các vấn đề khác như:
+ Mở rộng các nhà máy chế biến.
+ Xây dựng một mạng lưới giao thông thuận lợi.
+ Tăng cường mở rộng hợp tác với nước ngoài để tăng tỉ lệ xuất khẩu.
→ B, C, D sai.
* Phát triển công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên
a) Điều kiện phát triển
- Đất badan (khoảng 1,4 triệu ha) có tầng phong phú hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn.
- Khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi 4-5 tháng). Khí hậu phân hóa theo độ cao nên phát triển cây có nguồn gốc cận và ôn đới (chè).
b) Tình hình phát triển
- Cà phê: cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích hơn 568,8 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất.
- Chè: được trồng chủ yếu trên các cao nguyên ở Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai. Lâm Đồng hiện nay là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước.
- Cao su: Tây Nguyên là vùng trồng cao su lớn thứ hai, sau Đông Nam Bộ. Cao su được trồng chủ yếu ở tỉnh Gia Lai và tỉnh Đắk Lắk.
- Dâu tằm: là vùng trồng dâu tằm lớn nhất nước ta (cao nguyên Di Linh).
- Các cây công nghiệp khác: bông, hồ tiêu, điều khá phát triển.
=> Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm đã thu hút nguồn lao động từ các vùng khác.
c) Giải pháp
- Ngăn chặn việc phá rừng, khai thác đi đôi với bảo vệ và trồng rừng mới.
- Tăng cường công tác thủy lợi (công trình thủy lợi kết hợp thủy điện).
- Nâng cấp, mở rộng mạng lưới giao thông vận tải (Bắc - Nam, Đông - Tây).
- Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
- Bổ sung nguồn lao động có chuyên môn, kĩ thuật.
- Đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp và thu hút vốn đầu tư.
- Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm công nghiệp và xuất khẩu.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
Giải SGK Địa lí 12 Bài 28: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên
Câu 6:
21/07/2024Đáp án: C
Trong những năm gần đây, nạn phá rừng gia tăng, làm giảm sút nghiêm trọng lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loại gỗ quý, đe dọa môi trường sống của nhiều loài.... Ngoài ra, mùa khô kéo dài cũng làm tình trạng cháy rừng nghiêm trọng hơn.
Bài thi liên quan
-
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên (Nhận biết)
-
12 câu hỏi
-
15 phút
-
-
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên (Thông hiểu)
-
12 câu hỏi
-
15 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 37 (có đáp án): Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên (3123 lượt thi)
- 40 câu trắc nghiệm Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên (348 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 37 (có đáp án): Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên (Phần 1) (293 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 37 (có đáp án): Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên (Phần 2) (285 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 37 (có đáp án): Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên (Phần 3) (241 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 37 (có đáp án): Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên (Phần 4) (251 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 37 (có đáp án): Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên (240 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12: (có đáp án) Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên (244 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 32 (có đáp án): Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (8677 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 33 (có đáp án):Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng (6295 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 39 (có đáp án): Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ (5520 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 41 (có đáp án): Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long (4351 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 35 (có đáp án): Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ (4032 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 36 (có đáp án): Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ (3804 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 42 (có đáp án): Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo (2621 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 43 (có đáp án): Các vùng kinh tế trọng điểm (841 lượt thi)
- 40 câu trắc nghiệm Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ (743 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 36 (có đáp án): Vấn đề phát triển kinh tế-xã hội ở Nam Trung Bộ Phần 1 (451 lượt thi)