Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 28 (có đáp án): Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp (Vận dụng)
-
1954 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
21/07/2024Đáp án: C
Tài nguyên thiên nhiên có vai trò tạo cơ sở nguyên, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa dạng. Mỗi vùng lãnh thổ có những thế mạnh riêng về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
Câu 2:
22/07/2024Đáp án đúng là: D
Đông Nam Bộ đã khai thác hiệu quả các thế mạnh vốn có của mình như vị trí địa lý thuận lợi (gần các tuyến đường biển quốc tế), hạ tầng giao thông phát triển, chính sách đầu tư hấp dẫn, và sự tập trung của các khu công nghiệp và khu chế xuất. Việc kết hợp hiệu quả các yếu tố này giúp khu vực này phát triển mạnh mẽ về công nghiệp và đạt giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất nước.
D đúng.
- A sai vì mặc dù Đông Nam Bộ có một số tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhưng đó không phải là nguyên nhân chính làm cho giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực này cao nhất. Các vùng khác cũng có tài nguyên thiên nhiên nhưng không đạt được giá trị sản xuất công nghiệp tương tự.
- B sai vì Đông Nam Bộ có lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao, đặc biệt là ở các trung tâm công nghiệp lớn như TP.HCM. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những yếu tố đóng góp vào sự phát triển công nghiệp chứ không phải là nguyên nhân chủ yếu.
- C sai vì mức độ tập trung công nghiệp cao là một thực tế tại Đông Nam Bộ, nhưng nguyên nhân chính là do các chính sách và chiến lược phát triển hợp lý, không phải tự nhiên mà đạt được.
* Công nghiệp Đông Nam Bộ
CƠ CẤU KINH TẾ CỦA ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 2017 (Đơn vị: %)
Điều kiện phát triển
- Thuận lợi:
+ Vị trí địa lí thuận lợi.
+ Lao động dồi dào có tay nghề cao.
+ Cơ sở hạ tầng hoàn thiện, có chính sách tốt.
- Khó khăn:
+ Cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển sản xuất.
+ Môi trường ô nhiễm.
Ô nhiễm môi trường đô thị nặng nề, đặc biệt là các đô thị lớn
Tình hình phát triển
- Trước 1975: phụ thuộc nước ngoài, chủ yếu phát triển công nghiệp nhẹ.
- Hiện nay: nền công nghiệp phát triển mạnh và toàn diện.
- Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.
- Có cơ cấu đa dạng, gồm: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển như: dầu khí, điện tử, công nghệ cao.
- Các trung tâm công nghiệp lớn nhất là: thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.
+ TP. Hồ Chí Minh chiếm hơn 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng.
+ Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.
TP. Hồ Chí Minh đang vươn mình trở thành hòn ngọc Viễn Đông
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Câu 3:
29/07/2024Đáp án đúng là ; C
Việc hình thành các khu công nghiệp tập trung ở nước ta còn hạn chế chủ yếu do cơ sở hạ tầng hạn chế.
tài nguyên khoáng sản là tài nguyên hữu hạn, không tái tạo; hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản gây ra nhiều tác động đến môi trường và xã hội như: làm mất đi thảm thực vật, thay đổi cảnh quan sinh thái, xói mòn đất canh tác, phát thải làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, ảnh hưởng đến chất lượng
→ A sai
Thiếu hụt lao động ảnh hưởng đến phục hồi sản xuất và tăng trưởng nền kinh tế
→ B sai
Các thảm họa thiên tai và BĐKH trên đang hiện hữu ngày càng nhiều hơn, rõ rệt hơn và ảnh hướng tới sự phát triển bền vững ở Việt Nam bởi những tác động trực tiếp cũng như gián tiếp tới đời sống, sức khỏe người dân, tới sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước và tới môi trường sinh thái.
→ D sai
Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Các hình thức chủ yếu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp
a) Điểm công nghiệp
Ở nước ta có nhiều điểm công nghiệp. Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh miền núi như Tây Bắc, Tây Nguyên.
b) Khu công nghiệp
- Khu công nghiệp (khu công nghiệp tập trung) được hình thành ở nước ta từ thập niên 90 của thế kỉ XX cho đến nay.
- Do chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lí xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống.
- Ở nước ta, ngoài khu công nghiệp tập trung còn có khu chế xuất (chế biến để xuất khẩu) và khu công nghệ cao.
- Các khu công nghiệp tập trung phân bố không đều theo lãnh thổ. Tập trung nhất là ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung. Ở các vùng khác, việc hình thành các khu công nghiệp tập trung còn bị hạn chế.
- Tính đến tháng 12/2019, cả nước đã hình thành 335 khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao, trong đó đã có 256 khu đang đi vào hoạt động.
c) Trung tâm công nghiệp
- Hình thức tổ chức ở trình độ cao, gắn với đô thị vừa và lớn.
- Có các ngành chuyên môn hóa, các ngành hỗ trợ và phục vụ.
- Về quy mô, chia làm 3 loại:
+ Các trung tâm có ý nghĩa quốc gia: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.
+ Các trung tâm có ý nghĩa vùng: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ,…
+ Các trung tâm có ý nghĩa địa phương: Thái Nguyên, Vinh, Việt Trì,...
- Là hình thức tổ chức cao nhất, không gian rộng lớn.
- Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp nước ta có 6 vùng công nghiệp:
+ Vùng 1: Các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ (trừ Quảng Ninh).
+ Vùng 2: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.
+ Vùng 3: Các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.
+ Vùng 4: Các tỉnh thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng).
+ Vùng 5: Các tỉnh Đông Nam Bộ và Bình Thuận, Lâm Đồng.
+ Vùng 6: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Câu 4:
23/07/2024Đáp án: D
Yếu tố về kinh tế xã hội, môi trường quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta hiện nay.
Câu 5:
23/07/2024Đáp án đúng là: B
Dân số tăng nhanh thường đi đôi với các vùng đô thị phát triển, tuy nhiên, nó không phải là yếu tố chủ yếu dẫn đến sự tập trung công nghiệp cao. Thay vì dân số tăng nhanh, điều quan trọng hơn là sự cân bằng giữa lực lượng lao động có trình độ và nhu cầu của các ngành công nghiệp. Các vùng lãnh thổ với dân số tăng nhanh thường cần đầu tư thêm vào giáo dục, đào tạo để đáp ứng nhu cầu lao động chất lượng cao của các doanh nghiệp.
B đúng.
- A sai vì vị trí địa lý thuận lợi, như các cảng biển, các trục đường chính, các vùng có nguồn nguyên liệu dồi dào, giúp cho việc vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu vào và ra khỏi khu vực dễ dàng hơn. Điều này thu hút các doanh nghiệp sản xuất đến đây để tiết kiệm chi phí vận chuyển và tăng tính cạnh tranh.
- C sai vì kết cấu hạ tầng tốt, bao gồm các cơ sở hạ tầng giao thông (đường bộ, đường sắt, cảng biển), cung cấp điện, nước, viễn thông, giúp cho việc sản xuất và kinh doanh diễn ra suôn sẻ hơn. Những vùng có kết cấu hạ tầng tốt sẽ thu hút đầu tư và các nhà sản xuất lớn đến đặt nhà máy, xưởng sản xuất.
- D sai vì các vùng có thị trường tiêu thụ lớn sẽ thu hút các doanh nghiệp sản xuất đến đây để tiếp cận khách hàng và tăng doanh thu. Việc có thị trường tiêu thụ rộng cũng hỗ trợ cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
* Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Xem thêm một số tài liệu liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết SGK Địa lí 12 Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Giải SGK Địa lí 12 Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Câu 6:
20/07/2024Đáp án: B
Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp bao gồm các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài, các nhân tố bên trong bao gồm: Vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội.
Bài thi liên quan
-
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp (Nhận biết)
-
12 câu hỏi
-
15 phút
-
-
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp (Thông hiểu)
-
12 câu hỏi
-
15 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 28 (có đáp án): Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp (1953 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 28 (có đáp án): Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp (Phần 1) (192 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 28 (có đáp án): Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp (Phần 2) (193 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 24 (có đáp án): Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp (4244 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 27 (có đáp án): Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm (3985 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 22 (có đáp án): Vấn đề phát triển nông nghiệp (3949 lượt thi)
- rắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 30 (có đáp án): Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc (3484 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 31 (có đáp án): Vấn đề phát triển thương mai, du lịch (3105 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 26 (có đáp án): Cơ cấu ngành công nghiệp (2818 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 25 (có đáp án): Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (1811 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 21 (có đáp án): Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta (1688 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12: (có đáp án) Bài tập Vấn đề phát triển nông nghiệp (574 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 22 (có đáp án): Vấn đề phát triển nông nghiệp (Phần 1) (445 lượt thi)