Trang chủ Lớp 12 Địa lý Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 2 (có đáp án): Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 2 (có đáp án): Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ (Vận dụng)

  • 9924 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 15 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

23/07/2024

Khí hậu nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ vì

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Khí hậu nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ do nước ta chịu ảnh hưởng của biển Đông và các khối khí di chuyển qua biển nên được tăng cường ẩm, khí hậu ẩm, mưa nhiều hơn các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi.

B đúng 

- A sai vì các vành đai sinh khoáng ảnh hưởng đến khoáng sản, không phải khí hậu.

- C sai vì các yếu tố này tạo ra lượng mưa dồi dào và độ ẩm cao.

- D sai vì do gió Tín phong thường mang lại thời tiết khô ráo.

*) Vị trí địa lí

- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Hệ toạ độ địa lí:

+ Vĩ độ: Điểm cực bắc 23023'B (Lũng Cú-Đồng Văn-Hà Giang).

+ Điểm cực nam 8034'B (Đất Mũi-Ngọc Hiển-Cà Mau).

+ Kinh độ: Điểm cực Tây 102009’Đ (Xín Thầu-Mường Nhé-Điện Biên).

+ Điểm cực Đông l09024'Đ (Vạn Thạch-Vạn Ninh-Khánh Hòa).

- Việt Nam vừa gắn với lục địa Á - Âu vừa tiếp giáp biển Đông và thông ra Thái Bình Dương rộng lớn.

- Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Việt Nam nằm trong múi giờ số 7.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Giải Địa lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ


Câu 2:

15/07/2024

Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của của thiên nhiên nước ta là

Xem đáp án

Đáp án: A

Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa. Nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến nên có tính chất nhiệt đới. Nước ta nằm giáp biển Đông nên có tính chất ẩm. Nước ta nằm trong khu vực gió mùa châu Á nên có tính chất gió mùa.


Câu 3:

23/07/2024

Đặc điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Đặc điểm không đúng với thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta là độ nông sâu của thềm lục địa đồng nhất từ Bắc vào Nam vì thềm lục địa miền Trung hẹp tiếp giáp với vùng biển sâu.

C đúng

- A sai vì sự phong phú của đời sống hải sâm, các loài sinh vật biển, và nguồn lợi hải sản phong phú là kết quả của sự phát triển của vùng biển này.

- B sai vì điều này tạo điều kiện cho sự sinh sản và phát triển đa dạng của đời sống biển, đồng thời là nguồn tài nguyên hải sản quan trọng đối với nền kinh tế biển của Việt Nam.

- D sai vì điều này ảnh hưởng đến sự phong phú của đời sống biển và khả năng khai thác tài nguyên sinh vật biển, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế biển của Việt Nam.

*) Vùng biển

- Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.

- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của 8 nước, gồm: Trung Quốc, Philippin, Malaixia, Brunây, Indonexia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia.

- Đặc điểm các bộ phận thuộc vùng biển nước ta:

+ Nội thủy: là vùng nước tiếp giáp với đất liền, nằm ở phía trong đường cơ sở, được coi như một bộ phận trên đất liền.

+ Lãnh hải: là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển: Rộng 12 hải lí, ranh giới ngoài tính bằng đường song song và cách đều với đường cơ sở về phía biển và đường phân định trên vịnh với các nước hữu quan. Ranh giới ngoài của lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

+ Vùng tiếp giáp lãnh hải: Rộng 12 hải lí, là vùng đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của một nước ven biển, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư.

+ Vùng đặc quyền kinh tế: Rộng 200 hải lí (*1852m) tính từ đường cơ sở. Nhà nước và nhân dân ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn cho phép nước ngoài được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tự do lưu thông hàng hải và hàng không theo Luật biển.

+ Vùng thềm lục địa: Là phần ngầm dưới đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần rìa lục địa kéo dài đến độ sâu - 200m hoặc hơn nữa, Nhà nước ta có quyền thăm dò và khai thác, bảo vệ và quản lí tài nguyên.

Lý thuyết Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ | Địa Lí lớp 12 (ảnh 1)

Sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển Việt Nam

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Giải Địa lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ


Câu 4:

16/07/2024

Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu kết hợp các loại hình giao thông vận tải nào?

Xem đáp án

Đáp án: B

Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải đường hàng không và đường biển bởi nước ta nằm gần ngã tư hàng hải, hàng không quốc tế; có vị trí cửa ngõ ra biển của Đông Nam Á đất liền, nhất là Lào và Đông Bắc Campuchia


Câu 5:

24/09/2024

Vị trí tiếp giáp với biển nên nước ta có

Xem đáp án

Đáp án đúng là : C

- Vị trí tiếp giáp với biển nên nước ta có thảm thực vật xanh tốt giàu sức sống.         

Nhờ tiếp giáp biển nên nước ta được cung cấp nguồn nhiệt ẩm dồi dào, đem lại lượng mưa lớn, đường bờ biển dài, tiếp giáp vùng biển Đông ấm và ẩm nên thiên nhiên phát triển xanh tốt quanh năm và giàu sức sống.

- Nước ta có nền nhiệt cao, chan hòa ánh nắng là do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc (nội chí tuyến Bắc bán cầu), góc nhập xạ lớn, quanh năm nhận được lượng nhiệt lớn từ Mặt Trời.

→ A sai.

- Khí hậu nước ta có 2 mùa rõ rệt do thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Tín Phong và gió mùa châu Á (có 2 mùa gió). 

→ B sai.

- Thiên nhiên nước ta có sự phân hoá đa dạng nguyên nhân do sự kết hợp giữa địa hình và gió mùa.

→ D sai.

* Ý nghĩa của vị trí địa lí

a) Ý nghĩa về tự nhiên

- Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Đa dạng về động - thực vật, nông sản.

- Nằm trên vành đai sinh khoáng nên có nhiều tài nguyên khoáng sản.

- Có sự phân hoá da dạng về tự nhiên, phân hoá Bắc - Nam, Đông - Tây, thấp - cao.

- Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán

b) Ý nghĩa kinh tế văn hóa, xã hội và quốc phòng

- Về kinh tế

+ Có nhiều thuận lợi để phát triển cả về giao thông đường bộ, đường biển, đường không với các nước trên thế giới tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.

+ Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các ngành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch,…).

- Về văn hoá - xã hội: thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

- Về chính trị và quốc phòng: là khu vực quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ


Câu 6:

23/07/2024

Hình dạng kéo dài và hẹp ngang của lãnh thổ Việt Nam không gây ra hạn chế nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Khoáng sản có trữ lượng không lớn không gây hạn chế do lãnh thổ Việt Nam không phụ thuộc hoàn toàn vào khoáng sản để phát triển kinh tế. Hơn nữa, sự đa dạng trong kinh tế và nguồn lực tự nhiên khác cũng đóng vai trò quan trọng trong phát triển đất nước.

C đúng 

- A sai vì địa hình phức tạp và hẹp hòi, làm giảm hiệu quả kết nối giữa các vùng kinh tế và phát triển đồng đều hơn.

- B sai vì sự cần thiết phải duy trì và quản lý một biên giới dài và phức tạp, đồng thời đảm bảo sự an toàn và quyền lợi quốc gia trên diện rộng.

- D sai vì bởi sự ảnh hưởng đa dạng từ các yếu tố như mùa mưa, mùa khô, bão lụt, và sự biến đổi khí hậu. Điều này yêu cầu sự chuẩn bị kỹ lưỡng và phản ứng nhanh chóng để đối phó với các tình huống khẩn cấp và thay đổi trong sản xuất nông nghiệp và đời sống hàng ngày.

*) Ảnh hưởng của hình dạng lãnh thổ tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta

(Hình dạng lãnh thổ nước ta kéo dài và hẹp ngang, đường bờ biển dài 3260 km).

- Đối với các điều kiện tự nhiên:

+ Thiên nhiên phân hóa theo chiều bắc - nam, đông - tây.

+ Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

- Đối với giao thông vận tải:

+ Có thể phát triển nhiều loại hình vận tải theo chiều bắc - nam (đường bộ, đường biển, đường hàng không...).

+ Mặt khác, giao thông vận tải cũng gặp không ít trở ngại, khó khăn, nguy hiểm do lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, nằm sát biển. Các tuyến đường dễ bị chia cắt bởi thiên tai.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Giải Địa lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ


Bắt đầu thi ngay