Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 11 (có đáp án): Thiên nhiên phân hóa đa dạng (Phần 2)
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 11 (có đáp án): Thiên nhiên phân hóa đa dạng (Phần 2)
-
432 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Từ đông sang tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt là
Giải thích: Mục 2, SGK/49 - 50 địa lí 12 cơ bản.
Đáp án: B
Câu 2:
23/07/2024Ở nước ta, nơi có thềm lục địa hẹp nhất là
Giải thích: Độ nông – sâu, rộng – hẹp có mối quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng. Chính vì vậy, ở vùng biển Nam Trung Bộ có nhiều dãy nũi ăn sát ra biển cùng với đó là biển sâu nên thềm lục địa hẹp nhất.
Đáp án: C
Câu 3:
23/07/2024Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm tự nhiên nào dưới đây?
Đáp án D.
Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm tự nhiên là ngày càng mở rộng ra phía biển với nhiều bãi triều thấp phẳng và thềm lục địa rộng, nông.
Câu 4:
14/11/2024Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ có đặc điểm tự nhiên nào dưới đây?
Đáp án đúng là B
* Tìm hiểu thêm về " đồng bằng ven biển Trung Bộ"
Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ có các đặc điểm như sau:
- Có tổng diện tích khoảng 15 nghìn km2. Biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành dải đồng bằng này nên đất ở đây thường nghèo dinh dưỡng, nhiều cát, ít phù sa sông.
- Đồng bằng phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ, thiên nhiên khắc nghiệt do thường phải chịu ảnh hưởng của gió phơn khô nóng dầu mùa hạ, lại chịu tác động mạnh mẽ của bão, lũ và nhiều thiên tại khác. Mùa khô dễ bị hạn, mùa mưa dễ bị bão lũ. Điều kiện thời tiết khí hậu càng vào phái trong càng ấm dần. Từ đèo Hải Vâm trở ra còn có gió mùa Đông Bắc, từ Đà Nẵng trở vào chỉ có mùa khô và mùa mưa.
- Chỉ một số đồng bằng được mở rộng ở các cửa sông lớn như đồng bằng Thanh Hóa của hệ thống sông Mã, sông Chu, đồng bằng Nghệ An (sông Cả), đồng bằng Quảng Nam (sông Thu Bồn) và đồng bằng Tuy Hòa (sông Đà Rằng). Ở nhiều đồng bằng thường có sự phân chia làm ba dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng; dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.
Bảng tóm tắt Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ
Diện tích | 15 000 km2 |
Đặc điểm |
Là dải đồng bằng nhỏ hẹp, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ nối tiếp dọc ven biển từ Bắc xuống Nam Gồm các đồng bằng: Thanh - Nghệ - Tĩnh, Bình - Trị - Thiên, Nam - Ngãi - Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận |
Nguồn gốc | Do phù sa hệ thống sông ngòi miền Trung và phù sa biển bồi đắp |
Độ cao |
Thay đổi từ 0 đến 200 m |
Hướng nghiêng | Tây - Đông |
Đặc điểm bề mặt | Không bằng phẳng, phân hóa thành 3 dải (ven biển, ở giữa và sát chân núi) |
Đất đai | Kém màu mỡ, tỉ lệ cát cao |
Tốc độ lấn ra biển | Chậm |
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 11: Thiên nhiên phân hoá đa dạng
Câu 5:
23/07/2024Ở cùng đồi núi nước ta, sự phân hóa thiên nhiên Đông – Tây chủ yếu do
Giải thích: Mục 1 – ý c, SGK/49 địa lí 12 cơ bản.
Đáp án: B
Câu 6:
01/12/2024Thiên nhiên vừng núi Đông Bắc có đặc điểm nào dưới đây?
Đáp án đúng là : A
- Thiên nhiên vừng núi Đông Bắc có đặc điểm mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa.
Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc nước ta có đặc điểm là cảnh quan mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa. Do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đem lại một mùa đông lạnh.
→ A đúng.B,C,D sai.
* Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi
- Đặc điểm
+ Có độ cao từ 600-700m đến 2600m (miền Bắc) và từ 900-1000m đến 2600m (miền Nam).
+ Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 250C, mưa nhiều, độ ẩm tăng.
- Độ cao 600-700m đến 1600-1700m
+ Khí hậu mát mẻ, độ ẩm tăng.
+ Đất feralit có mùn, chua, tầng mỏng.
+ Hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim.
+ Động vật: chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc.
- Độ cao trên 1600-1700m
+ Khí hậu lạnh, đất mùn.
+ Rừng phát triển kém, đơn giản về thành phần loài.
+ Xuất hiện các loài cây ôn đới và các loài chim di cư thuộc khu hệ Himalaya.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và ch tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 12: Thiên nhiên phân hoá đa dạng (tiếp theo)
Giải Địa lí 12 Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo)
Câu 7:
23/07/2024Thiên nhiên vùng núi thấp ở nước ta có đặc điểm nào dưới đây?
Giải thích: Mục 1 – ý c, SGK/49 địa lí 12 cơ bản.
Đáp án: B
Câu 8:
23/07/2024Thiên nhiên vùng núi cao Tây Bắc có đặc điểm nào dưới đây?
Giải thích: Mục 1 – ý c, SGK/49 địa lí 12 cơ bản.
Đáp án: C
Câu 9:
23/07/2024Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Hồng là
Giải thích: Đồng bằng sông Hồng là một đồng bằng châu thổ rộng lớn được bồi đắp phù sa hằng năm. Chính vì vậy, nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng chính là đất phù sa ngọt, phân bố chủ yếu ở tập trung thành vùng rộng lớn ở khu vực trung tâm đồng bằng.
Đáp án: A
Câu 10:
23/07/2024Sự khác nhau về mùa khô và mưa ở Tây Nguyên (sườn Tây Trường Sơn) và sườn Đông của Trường Sơn là do tác động của hướng dãy núi Trường Sơn đối với các luồng gió nào dưới đây?
Đáp án: B
Giải thích:
- Đầu mùa hạ, gió từ khối khí nhiệt đới Bắc Ấn Độ Dương thổi vào nước ta theo hướng tây nam gây mưa cho Tây Nguyên và Nam Bộ, hiệu ứng phơn khô nóng cho sườn Đông dãy Trường Sơn.
- Giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cận chí tuyến Bán cầu Nam) vượt qua vùng biển xích đạo gây mưa lớn và kéo dài cho Tây Nguyên và Nam Bộ, mưa vào thu đông (đặc biệt tháng 9) cho sườn Đông dãy Trường Sơn (Trung Bộ).
Câu 11:
23/07/2024Giải thích vì sao Miền Bắc ở độ cao trên 600 m, còn miền Nam phải 1000 m mới có khí hậu á nhiệt?
Đáp án: C
Giải thích: Miền Nam có nền nhiệt TB cao hơn miền Bắc nên phạm vi đai nhiệt đới gió mùa được mở rộng lên đến độ cao 900m (miền Bắc là 600 – 700m). Miền Nam phải lên đến độ cao 1000 m mới bắt đầu xuất hiện đai khí hậu á nhiệt đới.
Câu 12:
11/01/2025Giữa Tây Trường Sơn và Đông Trường Sơn có sự khác nhau về mùa khô và mùa mưa là do tác động của dãy Trường Sơn kết hợp với loại gió nào dưới đây?
Đáp án đúng là: C
- Đầu mùa hạ, gió từ khối khí nhiệt đới Bắc Ấn Độ Dương thổi vào nước ta theo hướng tây nam gây mưa cho Tây Nguyên và Nam Bộ, hiệu ứng phơn khô nóng cho sườn Đông dãy Trường Sơn.
- Giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cận chí tuyến Bán cầu Nam) vượt qua vùng biển xích đạo gây mưa lớn và kéo dài cho Tây Nguyên và Nam Bộ, mưa vào thu đông (đặc biệt tháng 9) cho sườn Đông dãy Trường Sơn (Trung Bộ).
→ C đúng
- A, B, D sai vì sự khác biệt này chủ yếu do tác động của địa hình và sự kết hợp của gió mùa, chứ không phải các hướng địa lý đã nêu.
*) Vùng đồi núi
Sự phân hóa thiên nhiên ở miền đồi núi rất phức tạp, chủ yếu là do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.
- Đông Bắc: Khi vùng núi Đông Bắc có mùa đông lạnh đến sớm thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc mùa đông bớt lạnh nhưng khô hạn, mùa hạ đến sớm.
- Tây Bắc: Khí hậu Tây Bắc lạnh chủ yếu do địa hình núi cao.
- Đông và Tây Trường Sơn: Trong khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì vùng núi Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt. Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.
Một góc dãy Trường Sơn Bắc hùng vĩ
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Câu 13:
23/07/2024Tại sao khí hậu và thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc có sự khác nhau?
Đáp án: A
Giải thích: Khí hậu và thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc có sự khác nhau là do gió mùa, hướng các dãy núi và độ cao địa hình. Miền Đông Bắc có địa hình thấp hơn nhưng có các cánh cung hút gió mùa đông Bắc. Tây Bắc có bức chắn địa hình là dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản sự hoạt động của gió mùa Bông bắc nhưng có địa hình cao.
Câu 14:
23/07/2024Tại sao trong đai nhiệt đới gió mùa, hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng núi thấp?
Đáp án: B
Giải thích: Trong đai nhiệt đới gió mùa, hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng núi thấp là do mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ. Đó là những điều kiện lí tưởng cho sự sinh trưởng, phát triển của các loài động – thực vật ưu nhiệt.
Câu 15:
21/12/2024Tại sao khí hậu và thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc có sự khác nhau?
Đáp án đúng là : A
- Khí hậu và thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc có sự khác nhau là Gió mùa, hướng các dãy núi và độ cao địa hình.
Giải thích: Khí hậu và thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc có sự khác nhau là do gió mùa, hướng các dãy núi và độ cao địa hình. Miền Đông Bắc có địa hình thấp hơn nhưng có các cánh cung hút gió mùa đông Bắc đón gió. Tây Bắc có bức chắn địa hình là dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản sự hoạt động của gió mùa Bông bắc nhưng có địa hình cao nên khí hậu vẫn tương đối lạnh.
→ A đúng.B,C,D sai.
* Mở rộng:
Thiên nhiên phân hóa theo Bắc – Nam
- Từ Bắc vào Nam, nhiệt độ gia tăng do góc nhập xạ tăng và do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm giảm nhiệt độ miền Bắc vào mùa đông.
- Sự khác nhau về nền nhiệt, biên độ nhiệt làm khí hậu và thiên nhiên nước ta có sự khác nhau giữa Bắc và Nam (ranh giới là dãy núi Bạch Mã).
a) Phần lãnh thổ phía Bắc
- Vị trí: Từ dãy Bạch Mã trở ra.
- Thiên nhiên: Đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
- Khí hậu: Nhiệt độ trung bình năm trên 200C. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nên miền Bắc có mùa đông với 2-3 tháng lạnh (t0 < 180C) thể hiện rõ ở đồng bằng Bắc Bộ và trung du phía Bắc.
- Cảnh quan: Đới rừng nhiệt đới gió mùa.
- Sinh Vật: Thành phần thực vật, động vật nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt (dẻ, re) và các loài cây ôn đới (sa mu, pơ mu), các loài thú có lông dầy như: gấu, chồn,... Ở vùng đồng bằng vào mùa đông trồng được cả các loài rau ôn đới.
b) Phần lãnh thổ phía Nam
- Vị trí: Từ dãy Bạch Mã trở vào.
- Thiên nhiên: Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa.
- Khí hậu: Nền nhiệt thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 250C và không có tháng nào dưới 200C.
- Cảnh quan: Đới rừng cận xích đạo gió mùa.
- Sinh Vật: Thành phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương nam (Mã Lai - Inđônêxia) đi lên hoặc từ phía tây (Ấn Độ - Mianma) di cư sang. Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo (voi, hổ, báo,...). Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu,…
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 11: Thiên nhiên phân hoá đa dạng
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 11 (có đáp án): Thiên nhiên phân hóa đa dạng (7044 lượt thi)
- 30 câu trắc nghiệm: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (713 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 11 (có đáp án): Thiên nhiên phân hóa đa dạng (Phần 1) (665 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 11 (có đáp án): Thiên nhiên phân hóa đa dạng (Phần 2) (431 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 11 (có đáp án): Thiên nhiên phân hóa đa dạng (Phần 3) (456 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 11 (có đáp án): Thiên nhiên phân hóa đa dạng (Phần 4) (426 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Li 12 Thiên nhiên phân hóa đa dạng - có đáp án (481 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 (có đáp án): thiên nhiên phân hóa đa dạng (477 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 12 (có đáp án): Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo) (7088 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 8 (có đáp án): Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển (6207 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 6 (có đáp án): Đất nước nhiều đồi núi (5713 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 10 (có đáp án): Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (4955 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 7 (có đáp án): Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo) (4776 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 9 (có đáp án): Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Phần 2) (2981 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 9 (có đáp án): Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Phần 1) (1187 lượt thi)
- 40 câu trắc nghiệm Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (1123 lượt thi)
- 30 câu trắc nghiệm Đất nước nhiều đồi núi (929 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 12 (có đáp án): Thiên nhiên phân hóa đa dạng (Phần 1) (765 lượt thi)