Trang chủ Lớp 10 Toán Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 KNTT Bài 23. Quy tắc đếm (Phần 2) có đáp án

Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 KNTT Bài 23. Quy tắc đếm (Phần 2) có đáp án

Trắc nghiệm Toán 10 KNTT Bài 23. Quy tắc đếm (Vận dụng) có đáp án

  • 644 lượt thi

  • 5 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

19/07/2024

Có bao nhiêu số có 3 chữ số trong đó chữ số 5 chỉ xuất hiện 1 lần

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A      

Gọi số có 3 chữ số cần tìm có dạng abc¯ ( a ≠ 0).

Để thoả mãn yêu cầu bài toán có 3 phương án có thể xảy ra:

+ Phương án 1: a = 5

Chọn b có 9 cách chọn;

Chọn c có 9 cách chọn;

Do đó có 9.9 = 81 số

+ Phương án 2: b = 5

Chọn a có 8 cách chọn (vì a ≠ 0; a ≠ 5);

Chọn c có 9 cách chọn;

Do đó có: 9.8 =72 số.

+ Phương án 3: c = 5

Chọn a có 8 cách chọn (vì a ≠ 0; a ≠ 5);

Chọn b có 9 cách chọn;

Do đó có: 9.8 = 72 số.

Vậy có 81 + 72 + 72 = 225 số thoả mãn yêu cầu bài toán.


Câu 2:

23/07/2024

Kết thúc buổi liên hoan khi ra về, mọi người đều bắt tay nhau. Số người tham dự là bao nhiêu biết số cái bắt tay là 28:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Gọi n là số người tham gia buổi liên hoan (n ℕ*)

Mỗi người bắt tay n – 1 người còn lại nên có n(n – 1) cái bắt tay

Tuy nhiên mỗi cái như vậy được tính 2 lần nên thực tế có n(n1)2 cái bắt tay

Do đó ta được phương trình n(n1)2  = 28 hay n2 – n – 56 = 0n=7n=8 .

Vậy chỉ có 8 người tham gia buổi tiệc.


Câu 3:

21/07/2024

Có bao nhiêu số chẵn gồm 3 chữ số phân biệt nhỏ hơn 547:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Gọi số có 3 chữ số phân biệt là abc¯ được lập từ dãy số 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9

- Phương án 1: a {1; 3} a có 2 cách chọn

c {0; 2; 4; 6; 8} c có 5 cách chọn

b có 8 cách chọn

Do đó có 2. 5. 8 = 80 số

- Phương án 2: a {2; 4} a có 2 cách chọn

c {0; 6; 8} c có 3 cách chọn

b có 8 cách chọn

Do đó có 2. 3. 8 = 48 số

- Phương án 3: a = 5

+ Trường hợp 1: b = 4 thì c {0; 2; 6}, c có 3 cách chọn;

+ Trường hợp 2: b < 4 thì b {0; 1; 2; 3}.

Nếu b {0; 2} có 2 cạnh chọn và c có 4 cách chọn. Do đó có: 2.4 = 8 số.

Nếu b {1; 3} có 2 cách chọn và c có 5 cách chọn. Do đó có: 2.5 =10 số.

Như vậy có 10 + 8 + 3 = 21 số.

Vậy có 80 + 48 + 21 = 149


Câu 4:

20/07/2024

Cho số M = 53.24. Số các ước nguyên dương của M là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Ước nguyên dương của M có dạng 5a.2b với a {0; 1; 2; 3}; b {0; 1; 2; 3; 4}.

Chọn a có 4 cách chọn

Chọn b có 5 cách chọn

Vậy số M có 4.5 = 20 ước nguyên dương.


Câu 5:

06/11/2024

Từ các chữ số 0; 1; 2; 3; 4; 5 có thể lập được bao nhiêu số chẵn gồm 4 chữ số khác nhau?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

LỜi giải:

Gọi số cần tìm có dạng abcd¯ (a ≠ 0)

abcd¯ là số chẵn nên d {0; 2; 4}

+ Phương án 1: d = 0

a có 5 cách chọn

b có 4 cách chọn

c có 3 cách chọn

Như vậy có 5.4.3 = 60 số theo phương án 1

+ Phương án 2: d {2; 4}

d có 2 cách chọn

a có 4 cách chọn

b có 4 cách chọn

c có 3 cách chọn

Như vậy 2.4.4.3 = 96 số theo phương án 2

Vậy có 96 + 60 = 156 số tự nhiên chẵn có 4 chữ số khác nhau được tạo thành từ 6 số đã cho.

*Phương pháp giải:

+ Biến cố hợp: Cho hai biến cố A và B. Biến cố “ A hoặc B xảy ra”, kí hiệu là A∪B, được gọi là hợp của hai biến cố A và B.

+ Biến cố xung khắc: Cho hai biến cố A và B. Hai biến cố A và B được gọi là xung khắc nếu biến cố này xảy ra thì biến cố kia không xảy ra.

+ Quy tắc cộng xác suất: Nếu hai biến cố A và B xung khắc thì xác suất để A hoặc B xảy ra là: P(A∪B)=P(A)+P(B).

+ Mở rộng: Cho k biến cố A1; A2; ...; Ak đôi một xung khắc. Khi đó: P(A1∪A2∪…∪Ak )=P(A1 )+P(A2 )+⋯+P(Ak )

+ Mở rộng: Cho hai biến cố A và B ta có: P(A∪B)=P(A)+P(B)-P(A∩B)

*Lý thuyết:

– Giả sử một công việc được chia thành hai công đoạn. Công đoạn thứ nhất có m cách thực hiện và ứng với mỗi cách đó có n cách thực hiện công đoạn thứ hai. Khi đó công việc có thể thực hiện theo m. n cách.

Xem thêm

Lý thuyết Xác suất của biến cố (mới + Bài Tập) – Toán 11


Bắt đầu thi ngay