Ôn tập Lý thuyết Cacbohiđrat có lời giải chi tiết
Nhận biết
-
4889 lượt thi
-
23 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
21/07/2024Để phân biệt glucozơ và saccarozơ, người ta dùng thuốc thử nào sau đây?
Chọn đáp án D
Chọn D vì glucozơ sinh ra ↓Ag trắng còn saccarozơ không hiện tượng
Câu 3:
16/07/2024Có thể phân biệt dung dịch glucozơ và dung dịch fructozơ bằng thuốc thử là
Chọn đáp án D
dùng dung dịch nước Br2 có thể phân biệt được glucozơ và fructozơ:
• CH2OH[CHOH]4CHO + Br2 + H2O → CH2OH[CHOH]4COOH + 2HBr.
phản ứng xảy ra làm mất màu nước brôm nếu dùng dư glucozơ.
còn fructozơ không có hiện tượng gì xảy ra
Câu 4:
16/07/2024Tinh bột, saccarozơ và mantozơ được phân biệt bằng:
Chọn đáp án A
Mantozơ + Cu(OH)2/OH- Cu2O (kết tủa đỏ gạch)
Saccarozơ + Cu(OH)2/OH- → dung dịch xanh lam
Tinh bột + Củ(OH)2/OH- → k có hiện tượng
Câu 5:
21/07/2024Nhận định sai là:
Chọn đáp án C
• Glucozơ phản ứng với AgNO3/NH3 tạo ra ↓Ag còn saccarozơ thì không → có thể phân biệt glucozơ và saccarozơ bằng phản ứng tráng gương → Đáp án A đúng
• Phân tử tinh bột hấp phụ iot tạo ra màu xanh tím còn xenlulozơ thì không → có thể phân biệt tinh bột và xenlulozơ bằng I2 → Đáp án B đúng
• Saccarozơ và glixerol đều là poliancol nên đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam nên không thể phân biệt saccarozơ và glixerol bằng Cu(OH)2 → Đáp án C sai
• Mantozơ phản ứng với AgNO3/NH3 tạo ↓Ag còn saccarozơ thì không → có thể phân biệt mantozơ và saccarozơ bằng phản ứng tráng gương → Đáp án D đúng
Câu 6:
16/07/2024Câu nào sai trong các câu sau ?
Chọn đáp án A
Đường nho có thành phần chủ yếu là glucozơ có vị ngọt lớn hơn phân tử mantozơ ( do 2 phân tử glucozơ tạo thành)
Nếu lấy độ ngọt của phân tử saccarozơ là 1 thì độ ngọt của glucozơ là 0,6, độ ngọt của mantozơ khoảng 0,33
Câu 7:
22/07/2024Cho 3 dung dịch: glucozơ, axit axetic, glixerol. Để phân biệt 3 dung dịch trên chỉ cần dùng 2 hóa chất là:
Chọn đáp án D
Dùng AgNO3/dung dịch NH3 để nhận biết glucozo và quỳ tím để nhận biết axit axetic, còn lại grixerol
C sai vì AgNO3 thiếu môi trường NH3
Câu 8:
16/07/2024Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: hồ tinh bột; saccarozơ; glucozơ; người ta có thể dùng một trong những hoá chất nào sau đây?
Chọn đáp án C
Câu 9:
19/07/2024Thuốc thử duy nhất để phân biệt các dung dịch: glucozơ, ancol etylic, anđehit fomic (HCH=O), glixerol là:
Chọn đáp án B
- B1: Dùng Cu(OH)2/OH− ở điều kiện thường thì ống nghiệm có glucozơ và glixerol cho dung dịch phức có màu xanh lam
2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O
2C3H8O3 + Cu(OH)2 → (C3H7O3)2 + H2O
-B2: đun nóng ống nghiệm thì 2 ống chứa HCHO và C6H12O6 thì có kết tủa đỏ xuất hiện :
CH2OH(CHOH)4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH → CH2OH(CHOH)4COONa + Cu2O↓ + 3H2O
HCHO + 4Cu(OH)2 + 2NaOH → Na2CO3 + 2Cu2O↓ + 6H2O
Câu 10:
16/07/2024Để phân biệt Glucôzơ, saccarozơ, tinh bột và Xenlulozơ có thể dùng các thuốc thử: (1) nước, (2) dung dịch AgNO3/NH3, (3) nước Iốt, (4) quỳ tím?
Chọn đáp án B
Dùng nước : tan → Glucozo và saccarozo ; không tan → tinh bột và xenlulozo
Dung dịch AgNO3/NH3 vào nhóm 1 → có kết tủa bạc → glucozơ
Nước I2 vào nhóm 2 → màu xanh → tinh bột
Câu 11:
20/07/2024Có 3 chất saccarozơ, mantozơ, andehit axetic. Dùng thuốc thử nào để phân biệt?
Chọn đáp án B
Dùng Cu(OH)2/NaOH phân biệt saccarozơ, mantozơ, andehit axetic.
Ở nhiệt độ thường saccarozơ, mantozơ hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch phức đồng màu xanh lam, andehit axetic không hiện tượng.
Khi đun nóng mantozơ và anđehit axetic tạo chất kết tủa màu đỏ gạch Cu2O
Câu 12:
16/07/2024Có 4 gói bột trắng: Glucozơ, tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ. Có thể chọn nhóm thuốc thử nào dưới đây để phân biệt được cả 4 chất trên:
Chọn đáp án B
Khi cho H2O vào dung dịch bột trắng glucozơ, tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ tạo thành 2 nhóm chất.
Nhóm 1 gồm các chất tan hoàn toàn trong nước : Glucozơ, saccarozơ.
Nhóm 2 gồm các chất không tan hoàn toàn trong nước: tinh bột, xenlulozơ.
Nhỏ dung dịch dd AgNO3/NH3 vào ống nghiệm chứa các dung dịch nhóm 1, glucozơ tạo thành lớp bạc màu xám trên thành ống nghiệm. Saccarozơ không hiện tượng.
Nhỏ dung dịch I2 vào các chất nhóm 2. Tinh bột xuất hiện màu xanh tím. Xenlulozơ không hiện tượng.
Câu 13:
17/07/2024Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: saccarozơ, mantozơ, etanol, fomanđehit người ta có thể dùng một trong các hoá chất nào sau đây ?
Chọn đáp án C
Khi nhỏ lần lượt các dung dịch saccarozơ, mantozơ, etanol, fomanđehit vào Cu(OH)2/OH- hiện tượng:
+) Dung dịch mantozơ ở nhiệt độ thường hòa tan kết tủa tạo phức đồng màu xanh, khi đun nóng tạo kết tủa màu đỏ gạch Cu2O (do trong cấu trúc mantozơ có nhiều nhóm OH liền kề và có nhóm CHO)
+) Dung dich saccarozơ ở nhiệt độ thường và nhiệt độ cao đều hòa tan kết tủa tạo phức đồng màu xanh lam (do trong cấu trúc saccarozơ có nhiều nhóm OH liền kề).
+) Dung dịch etanol không hiện tượng.
+) Dung dịch fomandehit ở nhiệt độ thường không hiện tượng, đun nóng tạo kết tủa màu đỏ gạch Cu2O
Câu 14:
23/07/2024Có các dung dịch không màu: HCOOH, CH3COOH, glucozơ, glixerol, C2H5OH, CH3CHO. Thuốc thử tối thiểu cần dùng để nhận biết được cả 6 chất trên là:
Chọn đáp án B
+)Khi nhỏ dung dịch Na2CO3 vào lần lượt vào các dung dịch HCOOH, CHCOOH, glucozơ, glixerol, CHOH, CH3CHO thấy :
Dung dịch HCOOH, CHCOOH có bọt khí nổi lên (nhóm 1) 2RCOOH +Na2CO3 → 2RCOONa + CO2 + H2O. Các dung dịch còn lại không hiện tượng (nhóm 2).
+)Khi nhỏ lần lượt các dung dịch nhóm 1 và nhóm 2 vào Cu(OH)2/OH- thấy:
Nhóm 1: Dung dịch HCOOH tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O. Dung dịch CH3COOH không hiện tượng.
Nhóm 2: dung dịch glucozo ở nhiệt độ thường hòa tan kết tủa Cu(OH)2 tạo dung dịch phức màu xanh. Khi đun nóng tạo kết tủa Cu2O màu đỏ gạch.
Dung dịch glixerol ở nhiệt độ thường và nhiệt độ cao đều hòa tan kết tủa Cu(OH)2 tạo dung dịch phức màu xanh.
Dung dịch etanol không có hiện tượng.
Dung dịch CH3CHO ở nhiệt độ thường không xảy ra hiện tượng, khi đun nóng tạo kết tủa Cu2O đỏ gạch
Câu 15:
22/07/2024Cho sơ đồ sau: Tinh bột → X1 → X2 → X3 → X4 → X5 → CH4. Biết rằng X1, X2, X3, X4, X5 đều có oxi trong phân tử và X2, X3, X4, X5 đều có số nguyên tử cacbon bằng nhau. Chỉ dùng quỳ tím và Cu(OH)2 có thể nhận biết được bao nhiêu chất từ X1 đến X5 ?
Chọn đáp án B
Dùng quỳ tím:
+X4: làm quỳ chuyển sang màu đỏ
+X5: làm quỳ chuyển sang màu xanh (muối của kim loại mạnh và gốc axit yếu có tính bazo)
Dùng Cu(OH)2 với 4 chất còn lại:
+X1: tạo dung dịch màu xanh, đun nóng có kết tủa đỏ gạch
+X2: không có hiện tượng
+X3: đun nóng tạo kết tủa đỏ gạch
Câu 16:
23/07/2024Các dung dịch: metyl metacrylat, glucozơ, glixerol và hồ tinh bột được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z và T. Kết quả thí nghiệm được ghi lại ở bảng dưới đây.
Mẫu thử |
Thuốc thử |
Hiện tượng |
Z |
AgNO3 trong dung dịch NH3,t0 |
Kết tủa Ag |
Y |
I2 |
Dung dịch màu xanh tím |
T |
Dung dịch Br2 |
Br2 mất màu da cam |
Các dung dịch ban đầu được kí hiệu tương ứng là
Chọn đáp án D
Câu 17:
16/07/2024Các chất sau: phenol (C6H5OH), tristearin, saccarozơ được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z. Một số tính chất vật lí được ghi trong bảng sau:
Chất |
X |
Y |
Z |
Nhiệt độ nóng chảy, °C |
185 |
43 |
54-73 |
Tính tan trong nước ở 25°C |
Tan tốt |
Ít tan |
Không tan |
Nhận xét nào sau đây là sai?
Chọn đáp án B
tristearin là chất béo, không tan trong nước ⇒ Z là stearin.
phenol ít tan → Y là phenol và saccarozơ tan tốt ⇒ X là saccarozơ.
Theo đó, đáp án cần chọn là B vì saccarozơ là X không có phản ứng với Br2
Câu 18:
16/07/2024Các dung dịch: etanol, glucozơ, glixerol và hồ tinh bột được kí hiệu ngẫu nhiên là E, T, G và Q. Một số kết quả thí nghiệm được ghi lại ở bảng dưới đây.
Tác nhân phản ứng |
Chất tham gia phản ứng |
Hiện tượng |
AgNO3 (NH3, đun nóng) |
Q |
Kết tủa trắng bạc |
Cu(OH)2 (lắc nhẹ) |
E, Q |
Dung dịch xanh lam |
I2 |
T |
Màu xanh tím |
Các dung dịch: etanol, glucozơ, glixerol và hồ tinh bột được kí hiệu tương ứng l
Chọn đáp án C
Từ tính chất hóa học của các chất trong dung dịch, bạn dự đoán được khả năng tác dụng với các tác nhân
Câu 19:
16/07/2024Cho các chất rắn: tristearin, glucozơ, saccarozơ, axit oxalic được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Một kết quả được ghi lại ở bảng sau (Dấu – là không phản ứng hoặc không hiện tượng).
Chất |
Tính tan trong nước |
Tiếp xúc với quỳ tìm ẩm |
Phản ứng tráng bạc |
X |
Dễ tan |
- |
- |
Y |
Dễ tan |
Quỳ tím hóa đỏ |
- |
Z |
Không ta n |
- |
- |
T |
Dễ tan |
- |
Ag↓ |
Các chất tristearin, glucozơ, saccarozơ, axit oxalic được kí hiệu tương ứng là
Chọn đáp án C
tristearin là chất béo, không tan trong nước ⇒ Z là tristearin.
X không làm đổi màu quỳ, không tráng bạc ⇒ X là saccarozơ.
Y làm đổi màu quỳ tím ⇒ Y là axit oxalic (COOH)2.
T không làm đổi màu quỳ, có tráng bạc ⇒ T là glucozơ
Câu 20:
16/07/2024Các chất: saccarozơ, glucozơ, triolein, glixerol được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Ở điều kiện thường, X và Y ở thể rắn, Z và T ở thể lỏng.
Một số kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau.
Thuốc thử |
Mẫu thử |
Hiện tượng |
AgNO3 (trong dung dịch NH3, đun nóng) |
X |
Kết tủa Ag |
Na kim loại |
Z |
Có bọt khí |
Nhận xét đúng là
Chọn đáp án A
Bạn có thể nhận ra trạng thái tồn tại và khả năng phản ứng của các chất
Câu 21:
18/07/2024Các dung dịch: fructozơ, phenol, glixerol. Một số kết quả thí nghiệm được liệt kê ở bảng sau (Dấu + là có phản ứng, dấu - là không tác dụng).
Dung dịch Thuốc thử |
E |
T |
G |
Nước Br2 |
- |
- |
+ |
Dung dịch AgNO3 (NH3, t0 |
- |
+ |
- |
Kí hiệu các dung dịch fructozơ, phenol, glixerol lần lượt là
Chọn đáp án A
Dựa vào kết quả bảng có:
• không + Br2/H2O và + AgNO3/NH3 ⇒ E là glixerol.
• chỉ + AgNO3/NH3 mà không + Br2/H2O ⇒ T là fructozơ
• chỉ + Br2/H2O mà không + AgNO3/NH3 ⇒ G là phenol
Câu 22:
16/07/2024Các dung dịch: saccarozơ, hồ tinh bột, glucozơ được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z. Một số kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử |
Thuốc thử |
Hiện tượng |
X |
I2 |
Có màu xanh tím |
Y |
Cu(OH)2 |
Có màu xanh lam |
Z |
AgNO3 trong dung dịch NH3,t0 |
Kết tủa Ag |
Các dung dịch ban đầu tương ứng với các kí hiệu là
Chọn đáp án D
Bạn có thể nhận ra ngay X là hồ tinh bột bằng với phản ứng đặc trưng với I2.
Z có phản ứng tráng bạc nên chứa glucozơ:
Y hòa tan Cu(OH)2 tạo màu xanh lam nên chứa saccarozơ:
Câu 23:
16/07/2024Các dung dịch glucozơ, fructozơ, saccarozơ được kí hiệu ngẫu nhiên là E, T, G. Một số kết quả thí nghiệm được liệt kê ở bảng sau (Dấu + là có phản ứng, dấu - là không tác dụng).
Chất Thuốc thử |
E |
T |
G |
Nước Br2 |
- |
+ |
- |
Cu(OH)2 |
+ |
+ |
+ |
Dung dịch AgNO3 (NH3, t0) |
- |
+ |
+ |
Kí hiệu các dung dịch glucozơ, fructozơ, saccarozơ lần lượt là
Chọn đáp án D
Xem lại lí thuyết về tính chất hóa học của glucozơ; fructozơ và saccarozơ:
• glucozơ làm mất màu nước Br2; tạo phức tan với Cu(OH)2, có khả năng tráng bạc → là chất T.
• fructozơ KHÔNG làm mất màu nước Br2; tạo phức tan với Cu(OH)2, có khả năng tráng bạc → là chất G.
• còn lại saccarozơ là chất E chỉ có khả năng + Cu(OH)2 trong 3 phản ứng.
Theo đó, đáp án đúng cần chọn là D
Bài thi liên quan
-
Khái niệm
-
15 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Tính chất vật lý
-
26 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Cấu tạo của monosaccarit
-
18 câu hỏi
-
20 phút
-
-
Tính chất hóa học của monosaccarit
-
36 câu hỏi
-
40 phút
-
-
Cấu tạo của đi saccarit
-
4 câu hỏi
-
10 phút
-
-
Tính chất của đisaccarit
-
19 câu hỏi
-
10 phút
-
-
Cấu tạo của polisaccarit
-
19 câu hỏi
-
20 phút
-
-
Tính chất của tinh bột
-
17 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Tính chất của xenlulozo
-
8 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Tính chất chung của polisaccarit
-
9 câu hỏi
-
10 phút
-