Lịch Sử 12 Chương 6 (có đáp án): Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa
Lịch Sử 12 Chương 6 (có đáp án): Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa (đề 2)
-
533 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
18/07/2024Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?
Đáp án D
Câu 2:
25/10/2024Cốt lõi của cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Giai đoạn hai của cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật từ năm 1973 đến nay diễn ra chủ yếu về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới (thế hệ thứ ba), về vật liệu mới, năng lượng mới,....Cuộc cách mạng công nghệ đã trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật nên giai đoạn thứ hai đã được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ
*Tìm hiểu thêm: "Tác động của cách mạng khoa học – kĩ thuật."
* Tác động tích cực:
+ Tăng năng suất lao động ⇒ tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ.
+ Mức sống và chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao.
+ Góp phần đưa đến sự thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên.
+ Đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao về giáo dục và đào tạo để không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
+ Thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa.
* Tác động tiêu cực:
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Chế tạo ra các loại vũ khí hiện đại, có sức công phá và hủy diệt khủng kiếp.
+ Gia tăng: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, các loại dịch bệnh mới...
+ Những mối lo từ việc: đạo đức bị băng hoại, an ninh xã hội không ổn định,...
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX
Câu 4:
27/07/2024Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?
Đáp án đúng là: A
Cách mạng này chủ yếu tập trung vào đổi mới công nghệ và tăng trưởng kinh tế, không trực tiếp giải quyết các vấn đề phân phối tài sản và thu nhập.
A đúng
- B sai vì nó thúc đẩy chuyển dịch lao động từ các ngành truyền thống sang các ngành công nghiệp và dịch vụ mới, làm thay đổi cấu trúc việc làm và nhu cầu lao động.
- C sai vì nó mang lại những cải tiến trong y tế, giáo dục và điều kiện sống, từ đó cải thiện tổng thể đời sống và sức khỏe của con người.
- D sai vì công nghệ tiên tiến đã làm giảm rào cản địa lý và kết nối các nền kinh tế toàn cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư quốc tế.
*) Tác động của cách mạng khoa học – kĩ thuật
* Tác động tích cực:
+ Tăng năng suất lao động ⇒ tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ.
+ Mức sống và chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao.
+ Góp phần đưa đến sự thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên.
+ Đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao về giáo dục và đào tạo để không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
+ Thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa.
* Tác động tiêu cực:
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Chế tạo ra các loại vũ khí hiện đại, có sức công phá và hủy diệt khủng kiếp.
+ Gia tăng: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, các loại dịch bệnh mới...
+ Những mối lo từ việc: đạo đức bị băng hoại, an ninh xã hội không ổn định,...
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX
Giải Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX
Câu 5:
22/07/2024Nguồn năng lượng nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?
Đáp án B
Câu 9:
03/10/2024Vì sao Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược?
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Toàn cầu hóa là một xu thế phát triển khách quan, một thực tế không thể đảo ngược vì đây là hệ quả của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại
*Tìm hiểu thêm: "Tác động của xu thế toàn cầu hóa"
* Tác động tích cực:
- Thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh sự phát triển và xã hội của lực lượng sản xuất.
- Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi phải tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.
* Tác động tiêu cực:
- Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu –nghèo trong từng nước và giữa các nước.
- Làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống con người kém an toàn (từ kém an toàn về kinh tế, tài chính đến kém an toàn về chính trị).
- Tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và xâm phạm nền độc lập tự chủ của các quốc gia v.v..
Xem thêm bài liên quan, chi tiếtn khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX
Câu 10:
03/09/2024Nội dung nào dưới đây là hệ quả của toàn cầu hóa?
Đáp án đúng là : D
- Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, là hệ quả của toàn cầu hóa.
Toàn cầu hoá diễn ra mở ra nhiều cơ hội giao lưu và học tập, tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến hiện đại. + Cơ cấu kinh tế, tài chính có những sự chuyển biến rõ rệt, kèm theo những cải cách nâng cao hiệu suất tạo sự tăng trưởng và cạnh tranh đối với các nước và khu vực.
- Các đáp án khác không phải là hệ quả của toàn cầu hóa.
→ D đúng.A,B,C sai.
* XU THẾ TOÀN CẦU HÓA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ
1. Thời gian: từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.
2. Bản chất: toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
3. Biểu hiện:
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
+ Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thập kỉ 90, giá trị trao đổi thương mại trên phạm vi quốc tế đã tăng 12 lần.
+ Nền kinh tế của các nước trên thế giới có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới tăng.
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.
+ khoảng 500 công ti xuyên quốc gia lớn kiểm soát tới 25% tổng sản phẩm thế giới và giá trị trao đổi của những công ti này tương đương ¾ giá trị thương mại toàn cầu.
- Sự sát nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn, nhất là các công ti khoa học - kĩ thuật.
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
+ Ví dụ: Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Liên minh châu Âu (EU),...
⇒ Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thưc tế không thể đảo ngược được.
4. Tác động của xu thế toàn cầu hóa
* Tác động tích cực:
- Thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh sự phát triển và xã hội của lực lượng sản xuất.
- Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi phải tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.
* Tác động tiêu cực:
- Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu –nghèo trong từng nước và giữa các nước.
- Làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống con người kém an toàn (từ kém an toàn về kinh tế, tài chính đến kém an toàn về chính trị).
- Tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và xâm phạm nền độc lập tự chủ của các quốc gia v.v..
5. Thời cơ và thách thức của các dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa
a. Thời cơ:
- Chiếm lĩnh thị trường.
- Có điều kiện tiếp thu các thành tựu khoa học – công nghệ.
- Tranh thủ được nguồn vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quản lí,...
b. Thách thức:
- Nguy cơ mất độc lập, chủ quyền.
- Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trườn thế giới.
- Vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay nợ.
- Vấn đề bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc,...
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX
Câu 11:
19/07/2024Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại (từ những năm 40 của thế kỉ XX) diễn ra theo trình tự nào?
Đáp án C
Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Đến lượt mình, kĩ thuật lại mở đường cho sản xuất. Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghê.
=> Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra theo trình tự: Khoa học - kĩ thuật - sản xuất
Câu 12:
09/10/2024Một trong những mặt tiêu cực của toàn cầu hóa là
Đáp án đúng là: A
Nó dẫn đến sự đồng hóa văn hóa, khiến các giá trị, phong tục và ngôn ngữ truyền thống bị lãng quên hoặc thay thế bởi các xu hướng văn hóa toàn cầu. Hệ quả là sự giảm sút về sự đa dạng văn hóa và các di sản văn hóa độc đáo của mỗi dân tộc.
A đúng
- B sai vì toàn cầu hóa thường thúc đẩy sự phát triển kinh tế, khuyến khích đầu tư, công nghệ và mở rộng thị trường, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ hơn.
- C sai vì toàn cầu hóa thường khuyến khích các quốc gia điều chỉnh và cải cách cơ cấu kinh tế để phù hợp với nhu cầu thị trường toàn cầu, tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững và đổi mới.
- D sai vì toàn cầu hóa thường thúc đẩy sự phát triển kinh tế thông qua việc mở rộng thị trường, tăng cường đầu tư và tạo ra nhiều cơ hội việc làm.
Toàn cầu hóa, mặc dù mang lại nhiều lợi ích như phát triển kinh tế và kết nối văn hóa, cũng tạo ra những mặt tiêu cực, trong đó có nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc. Khi các giá trị văn hóa, phong tục tập quán và ngôn ngữ của các quốc gia bị ảnh hưởng bởi các xu hướng toàn cầu, những đặc trưng riêng biệt của từng dân tộc có thể dần trở nên mờ nhạt.
Sự phổ biến của các sản phẩm và dịch vụ toàn cầu, như âm nhạc, thời trang và ẩm thực, có thể dẫn đến việc nhiều người từ bỏ hoặc quên đi văn hóa truyền thống của mình để theo đuổi những xu hướng mới. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến nhận thức văn hóa mà còn làm giảm giá trị của các di sản văn hóa độc đáo mà mỗi quốc gia đã gìn giữ qua nhiều thế hệ.
Thêm vào đó, việc sử dụng ngôn ngữ toàn cầu như tiếng Anh trong giao tiếp, giáo dục và kinh doanh có thể khiến các ngôn ngữ dân tộc khác bị lãng quên hoặc giảm đi vị thế. Cuối cùng, sự đồng hóa văn hóa này có thể dẫn đến xung đột về bản sắc, khi các nhóm dân tộc cảm thấy bị áp lực phải thay đổi để hòa nhập vào một nền văn hóa chung.
Câu 13:
18/11/2024Tổ chức nào dưới đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?
Đáp án đúng là: B
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là liên minh quân sự giữa Mĩ và các nước phương Tây nhằm chống lại Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa => NATO không thuộc tổ chức liên kết kinh tế, tài chính, thương mại khu vực và thế giới => không phải biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa
→ B đúng
- A sai vì tạo cơ hội kết nối, hợp tác giữa các nước châu Á và châu Âu trên nhiều lĩnh vực, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa và chính trị ở phạm vi toàn cầu.
- C sai vì thúc đẩy tự do hóa thương mại giữa các quốc gia ASEAN, xóa bỏ rào cản thuế quan, tăng cường liên kết kinh tế khu vực và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
- D sai vì thúc đẩy tự do hóa thương mại, xóa bỏ rào cản kinh tế giữa Mỹ, Canada, và Mexico, tăng cường hội nhập kinh tế khu vực và kết nối với thị trường toàn cầu.
*) Xu thế toàn cầu hóa từ sau chiến tranh lạnh: xuất hiện vào thập niên 1980.
a. Bản chất
Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
b. Biểu hiện của toàn cầu hóa:
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. (giá trị trao đổi tăng lên 12 lần)
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. Giá trị trao đổi tương đương ¾ giá trị thương mại toàn cầu.
- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn, nhất là công ty khoa học - kỹ thuật
- - Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực (EU, IMF, WTO, APEC, ASEM…)
=> Là xu thế khách quan không thể đảo ngược.
Bài thi liên quan
-
Lịch Sử 12 Chương 6 (có đáp án): Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa (đề 1)
-
20 câu hỏi
-
20 phút
-
-
Lịch Sử 12 Chương 6 (có đáp án): Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa (đề 3)
-
20 câu hỏi
-
20 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 10 (có đáp án): Cách mạng khoa học - công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX (1124 lượt thi)
- Lịch Sử 12 Chương 6 (có đáp án): Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa (733 lượt thi)
- Lịch Sử 12 Chương 6 (có đáp án): Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa (532 lượt thi)