Câu hỏi:
18/11/2024 199Tổ chức nào dưới đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?
A. Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM).
B. Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
C. Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA).
D. Hiệp ước Thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA).
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là liên minh quân sự giữa Mĩ và các nước phương Tây nhằm chống lại Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa => NATO không thuộc tổ chức liên kết kinh tế, tài chính, thương mại khu vực và thế giới => không phải biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa
→ B đúng
- A sai vì tạo cơ hội kết nối, hợp tác giữa các nước châu Á và châu Âu trên nhiều lĩnh vực, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa và chính trị ở phạm vi toàn cầu.
- C sai vì thúc đẩy tự do hóa thương mại giữa các quốc gia ASEAN, xóa bỏ rào cản thuế quan, tăng cường liên kết kinh tế khu vực và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
- D sai vì thúc đẩy tự do hóa thương mại, xóa bỏ rào cản kinh tế giữa Mỹ, Canada, và Mexico, tăng cường hội nhập kinh tế khu vực và kết nối với thị trường toàn cầu.
*) Xu thế toàn cầu hóa từ sau chiến tranh lạnh: xuất hiện vào thập niên 1980.
a. Bản chất
Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
b. Biểu hiện của toàn cầu hóa:
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. (giá trị trao đổi tăng lên 12 lần)
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. Giá trị trao đổi tương đương ¾ giá trị thương mại toàn cầu.
- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn, nhất là công ty khoa học - kỹ thuật
- - Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực (EU, IMF, WTO, APEC, ASEM…)
=> Là xu thế khách quan không thể đảo ngược.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?
Câu 3:
Nguồn năng lượng nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?
Câu 4:
Vì sao Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược?
Câu 7:
Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại (từ những năm 40 của thế kỉ XX) diễn ra theo trình tự nào?
Câu 12:
Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?
Câu 13:
Yếu tố tác động đến xu hướng liên kết kinh tế trên thế giới nửa sau thế kỉ XX là sự