Khái quát Vi sinh vật
Khái quát Vi sinh vật
-
790 lượt thi
-
18 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Ba môi trường nuôi cấy vi sinh vật trong phòng thí nghiệm được phân biệt dựa vào
Môi trường nuôi cấy vi sinh vật được chia thành 3 môi trường:
+ Môi trường tự nhiên: Gồm các chất tự nhiên
+ Môi trường tổng hợp: Gồm các chất đã biết thành phần hóa học và số lượng.
+ Môi trường bán tổng hợp: Gồm các chất tự nhiên và các chất hóa học đã biết thành phần.
- Như vậy, các môi trường nuôi cấy trong phòng thí nghiệm được phân biệt dựa vào hàm lượng và thành phần các chất có trong môi trường
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2:
22/07/2024Trong phòng thí nghiệm, để nuôi cấy một loại vi khuẩn, người ta sự dụng môi trường nuôi cấy gồm 100g cao nấm men, 6g MgSO4, 9g CaCl2. Đây là kiểu môi trường nuôi cấy
- Trong môi trường có chưa cao nấm men là nguồn phong phú vitamin B nhưng chưa xác định đượng cụ thể thành phần, các chất còn lại đã biết thành phần hóa học và khối lượng.
- Đây là môi trường bán tổng hợp.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3:
22/07/2024Các môi trường nuôi cấy thường ở trạng thái lỏng, để tạo môi trường nuôi cấy đặc, ta có thể bổ sung thêm vào môi trường:
Để tạo môi trường nuôi cấy đặc, ta bổ sung thêm vào môi trường 1,5 – 2% thạch
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4:
22/07/2024Các hình thức dinh dưỡng của vi sinh vật được phân chia dựa trên các tiêu chí
Vi sinh vật có 4 hình thức dinh dưỡng chính: Quang tự dưỡng, hóa tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa di dưỡng
- Dựa vào nguồn cacbon chủ yếu được vi sinh vật sử dụng để tổng hợp nên các chất hữu cơ, vi sinh vật được chia thành 2 nhóm là tự dưỡng (lấy cacbon từ nguồn CO2) và dị dưỡng (lấy cacbon từ chất hữu cơ)
- Vi sinh vật lấy năng lượng từ 2 nguồn chính: năng lượng ánh sáng (quang năng) và năng lượng hóa học (hóa năng)
- Như vậy, các hình thức dinh dưỡng của vi sinh vật được phân chia dựa vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5:
22/07/2024Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ ánh sáng và nguồn cacbon chủ yếu từ CO2 được gọi là:
- Nguồn cacbon chủ yếu được lấy từ CO2 nên đây là hình thức tự dưỡng
- Trong hình thức này, nguồn năng lượng được lấy từ ánh sáng mặt trời nên đây là hình thức quang tự dưỡng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6:
22/07/2024Trong hình thức hóa tự dưỡng, sinh vật lấy nguồn năng lượng và nguồn cacbon từ:
Sinh vật tự dưỡng sẽ lấy nguồn cacbon chủ yếu từ CO2
Sinh vật hóa tự dưỡng sẽ lấy nguồn năng lượng cho mình từ các chất vô cơ
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7:
22/07/2024Loài vi sinh vật nào sau đây có hình thức dinh dưỡng là quang tự dưỡng
Trong các loài trên, chỉ có vi khuẩn lam có chứa chất diệp lục, có khả năng quang hợp, sử dụng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 → Quang tự dưỡng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8:
22/07/2024Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4, KH2PO4 (1,0); MgSO4(0,2); CaCl2(0,1); NaCl(0,5). Nguồn cacbon của vi sinh vật này là?
Môi trường nuôi cấy trên chỉ có CO2là nguồn cacbon duy nhất.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9:
22/07/2024Quá trình phân giải cacbohidrat để thu năng lượng mà chất nhận electron cuối cùng là một phân tử vô cơ, không phải oxi phân tử được gọi là
- Do chất nhận e cuối cùng là chất vô cơ nên đây là quá trình hô hấp.
- Do chất nhận electron cuối cùng là một phân tử vô cơ, không phải oxi nên đây là quá trình hô hấp kị khí (không có oxi)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10:
22/07/2024Hô hấp hiếu khí ở vi sinh vật nhân thực và vi sinh vật nhân sơ khác nhau ở:
Hình thức hô hấp hiếu khí ở vi sinh vật nhân thực và nhân sơ giống nhau. Chỉ khác nhau về vị trí diễn ra.
Ở vi sinh vật nhân thực, hô hấp hiếu khí diễn ra ở màng trong ti thể, ở vi sinh vật nhân sơ, hô hấp diễn ra ở màng sinh chất (do chưa có bào quan có màng).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11:
22/07/2024Sản phẩm của quá trình lên men rượu là
Sản phẩm của quá trình lên men rượu là etanol và CO2.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12:
22/07/2024Quá trình hô hấp hiếu khí, kị khí, lên men đều có điểm chung là
- Hô hấp hiếu khí là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ, diễn ra trong điều kiện có oxi, chất nhận e cuối cùng là oxi
- Hô hấp kị khí là quá trình phân giải cacbohidrat diễn ra trong điều kiện kị khí, chất nhân e cuối cùng là chất vô cơ không phải oxi.
- Lên men là quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ, diễn ra trong điều kiện kị khí, chất nhận e cuối cùng là chất hữu cơ
→ Đặc điểm chung của 3 quá trình là đều phân giải chất hữu cơ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13:
22/07/2024Điểm giống nhau của quá trình hô hấp kị khí và lên men là
- Hô hấp kị khí diễn ra trong điều kiện không có oxi, chất nhận điện tử cuối cùng là các chất vô cơ (không phải oxi).
- Lên men là quá trình chuyển hóa kị khí (không có oxi), chất nhận điện tử cuối cùng là các phân tử hữu cơ.
→ Điểm giống nhau giữa 2 quá trình lên men và hô hấp kị khí là đều diễn ra trong điều kiện kị khí.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14:
22/07/2024Làm sữa chua, muối dưa,… là ứng dụng quá trình nào của vi khuẩn?
Sản phẩm của quá trình làm sữa chua, muối dưa là các hợp chất hữu cơ, đây là sản phẩm của quá trình lên men.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15:
22/07/2024Việc làm tương, nước chấm là lợi dụng quá trình
Việc làm tương, nước chấm là lợi dụng quá trình phân giải protein.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16:
22/07/2024Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4– 1,5; KH2PO4– 1,0; MgSO4– 0,2; CaCl2– 0,1; NaCl – 5,0. Cho các phát biểu sau:
1. Môi trường trên là môi trường bán tổng hợp.
2. Vi sinh vật phát triển trên môi trường này có kiểu dinh dưỡng là quang tự dưỡng.
3. Nguồn cacbon của vi sinh vật này là CO2.
4. Nguồn năng lượng của vi sinh vật này là từ các chất vô cơ.
5. Nguồn nitơ của vi sinh vật này là (NH4)3PO4.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Môi trường trên đã biết thành phần các chất dinh dưỡng nên đây là môi trường tổng hợp.
Có ánh sáng, giàu CO2→ hình thức dinh dưỡng là: Quang tự dưỡng.
Các phát biểu đúng là: 2,3,5
(1) sai, là môi trường tổng hợp.
(4) sai, nguồn năng lượng là ánh sáng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17:
22/07/2024Một chủng tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) được cấy trên 3 loại môi trường sau:
- Môi trường A: nước, muối khoáng và nước thịt (có nhân tố sinh trưởng).- Môi trường B: nước, muối khoáng glucôzơ và tiamin (vitamin B1).
- Môi trường C: nước, muối khoáng, glucôzơ.
Sau khi nuôi ở tủ ấm 37℃ một thời gian, môi trường A và môi trường B trở nên đục, khi môi trường C vẫn trong suốt.
Cho các kết luận sau:
(1) Môi trường A là môi trường bán tổng hợp, môi trường B,C là môi trường tổng hợp
(2) Vi khuẩn tụ cầu vàng cần có vitamin B1và muối khoáng để phát triển, do vậy môi trường B là môi trường phù hợp với tụ cầu vàng.
(3) Ở môi trường A có nước thịt, tụ cầu vàng có thể phân giải nước thịt để lấy các chất cần thiết nên cũng có thể sinh trưởng.
(4) Ở môi trường C, chủng tụ cầu vàng này không thể tự tổng hợp tiamin nên chúng không phát triển, vì vậy chủng tụ cầu vàng này thuộc nhóm VSV khuyết dưỡng.
Có mấy kết luận đúng?
Môi trường A và B có sự sinh trưởng của tụ cầu vàng, môi trường C thì không.
(1) đúng, vì môi trường A có nước thịt là thành phần chưa xác định được các chất.
(2) đúng
(3) đúng
(4) đúng, vì trong môi trường C không có vitamin B1nên không có sự sinh trưởng của tụ cầu vàng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 18:
22/07/2024Nhóm vi sinh vật tham gia quá trình lên men rượu là
Nhóm vi sinh vật tham gia quá trình lên men rượu là nấm men
Đáp án cần chọn là: B
Có thể bạn quan tâm
- Tế bào nhân sơ (Phần 1) (266 lượt thi)
- Tế bào nhân sơ (Phần 2) (316 lượt thi)
- Tế bào nhân thực (Phần 1) (544 lượt thi)
- Tế bào nhân thực (Phần 2) (331 lượt thi)
- Khái quát Vi sinh vật (789 lượt thi)
- Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở VSV (546 lượt thi)
- Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật (350 lượt thi)
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và sinh sản (295 lượt thi)
- Khái quát về virus (324 lượt thi)
- Sự nhân lên của virus (504 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Một số kĩ thuật trong sinh học phân tử (6790 lượt thi)
- Công nghệ enzim và ứng dụng (Phần 1) (5784 lượt thi)
- Công nghệ enzim và ứng dụng (Phần 2) (3543 lượt thi)
- Công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường (2526 lượt thi)
- Di truyền ngoài nhân (1689 lượt thi)
- DNA (805 lượt thi)
- Quá trình nhân đôi DNA (730 lượt thi)
- Cấu trúc di truyền quần thể tự phối và giao phối gần (636 lượt thi)
- Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (621 lượt thi)
- Đột biến gen (583 lượt thi)