Quá trình nhân đôi DNA
Quá trình nhân đôi DNA
-
757 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ, thứ tự tác động của các enzym là:
Gyraza - enzym tháo xoắn
ARN polimeraza – enzym tổng hợp mồi
ADN polimeraza – enzym tổng hợp chuỗi
Ligaza – enzym nối
Thứ tự tác động của các enzym là: Gyraza → ARN polimeraza → ADN polimeraza → ligaza
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2:
23/07/2024Cho một đoạn ADN ở khoảng giữa có một đơn vị sao chép như hình vẽ. O là điểm khởi đầu sao chép, I, II, III, IV chỉ các đoạn mạch đơn của ADN. Đoạn nào có mạch đơn mới được tổng hợp gián đoạn?
Tính từ điểm khởi đầu là O và đi về 2 phía thì I và IV là đoạn mạch tổng hợp gián đoạn vì chúng có chiều 5'-3'.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3:
22/07/2024Giả sử trong môi trường chứa vi khuẩn E. coli được bổ sung timin đánh dấu phóng xạ và các loại nucleotit còn lại thì không đánh dấu phóng xạ. Điều gì sẽ xảy ra khi ADN của tế bào nhân đôi một lần?
Theo nguyên tắc bán bảo toàn, sẽ tạo ra 2 ADN, mỗi ADN gồm 1 mạch cũ và 1 mạch mới tổng hợp.
→ ADN trong cả hai tế bào con sẽ chứa phóng xạ
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4:
23/07/2024Một nhà nghiên cứu tiến hành tách chiết, tinh sạch các thành phần nguyên liệu cần thiết cho việc nhân đôi ADN. Khi trộn các thành phần nguyên liệu với nhau rồi đưa vào điều kiện thuận lợi, quá trình tái bản ADN xảy ra. Khi phân tích sản phẩm nhân đôi thấy có những đoạn ADN ngắn khoảng vài trăm cặp nuclêôtit. Vậy trong hỗn hợp thành phần tham gia đã thiếu thành phần nào sau đây?
Khi phân tích sản phẩm nhân đôi thấy có những đoạn ADN ngắn khoảng vài trăm cặp nuclêôtit, các đoạn ngắn đó chính là các đoạn Okazaki → loại C, D.
Enzim ADN pôlimeraza có vai trò tổng hợp mạch bổ sung cho mạch gốc của gen.
Enzim ligaza nối các đoạn Okazaki lại với nhau thành mạch hoàn chỉnh.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5:
22/07/2024Vì sao trên mạch khuôn 5’-3’, mạch mới lại được tổng hợp ngắt quãng?
Trên mạch khuôn 5’-3’ mạch mới được tổng hợp ngắt quãng do enzim ADN polymeaza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’-3’.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6:
22/07/2024Hệ gen người có kích thước lớn hơn hệ gen E. coli khoảng 1000 lần, trong khi tốc độ sao chép ADN của E. coli nhanh hơn ở người chỉ khoảng 10 lần. Cơ chế nào giúp toàn bộ hệ gen người có thể sao chép hoàn chỉnh nhanh như vậy?
Hệ gen người có nhiều điểm khởi đầu sao chép, các điểm khởi đầu này tạo ra nhiều đơn vị tái bản cùng thực hiện quá trình nhân đôi ADN cùng một lúc làm cho tốc độ sao chép hoàn chỉnh bộ gen người nhanh hơn rất nhiều.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7:
22/07/2024Làm thế nào người ta xác định được ADN được nhân đôi theo nguyên tắc nào?
Để xác định được ADN được nhân đôi theo nguyên tắc nào, người ta dùng phương pháp đánh dấu phóng xạ trên các nuclêôtit và theo dõi kết quả nhân đôi ADN.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8:
22/07/2024Trong cơ chế tự nhân đôi ADN, các đoạn mồi được tổng hợp, sau đó bị enzim cắt bỏ là do:
Trong cơ chế tự nhân đôi ADN, các đoạn mồi được tổng hợp, sau đó bị enzim cắt bỏ là do: đoạn mồi được tổng hợp nhờ enzim ARN – pôlimeraza, nên có bản chất là một mạch đơn ARN
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9:
23/07/2024Bệnh già trước tuổi (progeria) ở người hậu quả là làm một đứa trẻ 9 tuổi có bề ngoài và chức năng sinh lí như một ông già 70 tuổi. Khi tách ADN của bệnh nhân, người ta thấy có những mảnh phân tử ADN nhỏ thay vì một phân tử ADN lớn, nguyên nhân là do trong tế bào của người này thiếu enzim:
Tế bào người này thiếu enzyme ligaza để nối các đoạn ADN với nhau
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10:
22/07/2024Một nhà hóa sinh học đã phân lập và tinh sạch được các phân tử cần thiết cho quá trình sao chép ADN. Khi bổ sung thêm ADN sự sao chép diễn ra, kết quả thu được phân tử ADN bao gồm một mạch bình thường kết cặp với nhiều phân đoạn ADN có chiều dài gồm vài trăm nuclêôtit. Nhà khoa học đã bổ sung các thành phần nào sau đây trong quá trình thí nghiệm?
(1) ADN polimeraza;
(2) ADN ligaza;
(3) các nuclêôtit;
(4) các đoạn Okazaki;
(5) restrictaza.
Trong quá trình thí nghiệm các nhà khoa học đã bổ sung (1) ADN polimeraza; (3) các nuclêôtit để hình thành các đoạn ADN gồm vài trăm nuclêôtit nhưng không có enzyme ligaza để nối lại nên tạo ra nhiều phân đoạn như thí nghiệm.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11:
23/07/2024Một nhà sinh học phân lập tinh chế và kết hợp trong ống nghiệm một loạt các phân tử cần thiết để nhân đôi ADN. Khi bổ sung thêm một số ADN vào hỗn hợp, sao chép xảy ra nhưng mỗi phân tử ADN bao gồm một sợi thông thường kết hợp với nhiều đoạn deoxiribonuclêôtit dài
Có lẽ ta đã thiếu chất nào sau đây
Ta thấy mỗi phân tử ADN có 1 sợi dài liên kết với các đoạn ngắn chứng tỏ các đoạn Okazaki không được nối với nhau thành mạch hoàn chỉnh do đó hỗn hợp ban đầu thiếu enzyme nối: ADN ligase
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12:
23/07/2024Có một số phân tử ADN thực hiện tái bản 5 lần. nếu môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tổng hợp 62 mạch polinucleotit mới thì số phân tử ADN đã tham gia quá trình tái bản nói trên là:
Gọi số phân tử tham gia tái bản là x
Sau 5 lần tái bản tạo ra: x.25phân tử con
Số mạch polinu tổng hợp từ môi trường là x.25.2 – x.2 = 2x.(25– 1) = 62
Giải ra, x = 1
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13:
22/07/2024Ở một sinh vật nhân thực, xét 6 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 180 mạch pôlinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Hỏi mỗi phân tử ADN ban đầu đã nhân đôi mấy lần?
Số mạch đơn sau một số lần nhân đôi là: 180+12 = 192 mạch.
Ta có số lần nhân đôi là 6×2×2k=192→k=4
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14:
22/07/2024Người ta nuôi cấy 8 vi khuẩn E. coli có ADN vùng nhân chỉ chứa N15trong môi trường chỉ có N14. Sau ba thế hệ (tương đương 60 phút nuôi cấy), người ta đưa toàn bộ vi khuẩn được tạo thành sang nuôi cấy trong môi trường chỉ có N15. Sau một thời gian nuôi cấy tiếp đã tạo ra trong tất cả các vi khuẩn tổng cộng 1936 mạch đơn ADN vùng nhân chứa N15. Tổng tế bào vi khuẩn thu được ở thời điểm này là:
8 vi khuẩn N15trong môi trường N14trong 3 thế hệ
→ 8 × 23= 64 vi khuẩn con
Trong đó có:
16 vi khuẩn có 2 mạch N15và N14
48 vi khuẩn 2 mạch đều là N14
64 vi khuẩn trên nuôi trong môi trường N15trong m thế hệ
→ 64 × 2mvi khuẩn con
Trong tất cả các vi khuẩn con, số mạch N14là: 16 + 48×2 = 112
→ Số mạch chứa N15là: 64 × 2m× 2 – 112 = 1936
→ m = 4
Tổng số vi khuẩn con được tạo ra là 64 × 24= 1024.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15:
22/07/2024Gen dài 510 nm và có tỉ lệ A=1/3 số nuclêôtit của gen, khi tự nhân đôi hai lần liên tiếp sẽ có tổng số liên kết hydro được hình thành là?
N = 5100 : 3,4 × 2 = 3000 nuclêôtit.
A = 3000 × 1 : 3 = 1000 → G = 1500 - 1000 = 500 nuclêôtit.
Số liên kết H của gen là: 2 × 1000 + 3 × 500 = 3500
Tổng số liên kết H được hình thành sau 2 lần nhân đôi là: 3500 × 2 × (22– 1) = 21000
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16:
23/07/2024Một gen tự nhân đôi tạo thành 2 gen con đã hình thành nên 3800 liên kết hidro, trong đó số liên kết hiđrô giữa các cặp GX nhiều hơn số liên kết trong các cặp AT là 1000. Chiều dài của gen là:
2 x (2A + 3G) = 3800; 2 x (3G – 2A) = 1000 → A = 350; G = 400.
→ Số nu trên 1 mạch gen: A + G = 350 + 400 = 750.
→ Chiều dài gen: 750 x 3,4 = 2550 Å.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17:
22/07/2024Gen dài 510 nm và có tỉ lệ A/G=2, khi tự nhân đôi hai lần liên tiếp sẽ có số liên kết hydro bị hủy là:
N = 5100 : 3,4 × 2 = 3000
A = 3000 : 2 : 3 × 2 = 1000
G = A : 2 = 500
Số liên kết H bị hủy là: 1000 × 2 × (22– 1) + 500 × 3 × (22– 1) = 10500
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18:
22/07/2024Một gen có 450 nuclêôtit loại X và có số nuclêôtit loại A chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Tổng số liên kết hóa trị được hình thành giữa hai mạch khi gen nhân đôi liên tiếp 5 lần là:
%X = 50% - %A = 50% - 30% = 20%
N = X : 0,2 = 450 : 0,2 = 2250
Tổng số liên kết hóa trị được hình thành là (2250 – 2) × (25-1) = 69688
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19:
22/07/2024Số liên kết cộng hóa trị giữa các nuclêôtit bị phá vỡ sau 1 lần nhân đôi của một gen có N nuclêôtit là:
Liên kết cộng hóa trị giữa các nucleotit trong 1 mạch thì không bị phá vỡ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20:
22/07/2024Một phân tử ADN của vi khuẩn thực hiện nhân đôi, người ta đếm được tổng số 50 phân đoạn Okazaki. Số đoạn mồi cần được tổng hợp là bao nhiêu ?
Vi khuẩn chỉ có một đơn vị tái bản.
Số đoạn mồi = số đoạn Okazaki + 2 = 50 +2 = 52
Đáp án cần chọn là: C
Câu 21:
22/07/2024Đoạn giữa của 1 phân tử ADN ở một loài động vật khi thực hiện quá trình nhân đôi đã tạo ra 5 đơn vị tái bản. Các đơn vị tái bản này lần lượt có 14, 16, 22, 18 và 24 đoạn Okazaki, số đoạn ARN mồi đã được tổng hợp để thực hiện quá trình nhân đôi ADN đoạn giữa trên là:
5 đơn vị tái bản ↔ có 10 chạc chữ Y
Mỗi chạc chữ Y có 1 mạch liên tục và 1 mạch gián đoạn
Xét đơn vị tái bản 1:
- có 14 đoạn Okazaki ↔ có 14 đoạn mồi
- có 2 mạch liên tục ↔ có 2 đoạn mồi
Vậy ta có thể tính số đoạn ARN mồi đã được tổng hợp để thực hiện quá trình nhân đôi ADN đoạn giữa trên là: 14 + 16 + 22 + 18 + 24 + 2 x 5 = 104
Đáp án cần chọn là: D
Câu 22:
22/07/2024Một phân tử ADN trong 1 lần nhân đôi xác định được có 4 đơn vị tái bản với tổng số 50 phân đoạn Okazaki. Nếu trong quá trình nhân đôi tổng hợp 870 đoạn ARN mồi thì phân tử ADN nhân đôi bao nhiêu lần?
4 đơn vị tái bản với tổng 50 đoạn Okazaki
→ số đoạn mồi cần cho 1 phân tử ADN nhân đôi 1 lần là : 50 + 4×2 = 58
Giả sử phân tử ADN đề bài nhân đôi n lần
→ số đoạn mồi cần là 58 × (2n– 1) = 870
→n = 4
Đáp án cần chọn là: D
Câu 23:
22/07/2024Một đoạn ADN dài 272 nm, trên mạch đơn thứ hai của đoạn ADN có A2= 2T2= 3G2= 4X2. ADN này nhân đôi liên tiếp 2 lần, môi trường nội bào đã cung cấp số nucleôtit loại A là:
Số nucleotit của gen là:
Ta có N/2 = A2+ T2+G2+X2= 800 ↔ 4X2+ 2X2 +4/3X2 +X2 =800 →X2=25/3X2=800 →X2= 96
A=A2+ T2= 6X2=576
ADN này nhân đôi liên tiếp 2 lần, môi trường nội bào đã cung cấp số nucleôtit loại A là: Amt= A×(22– 1)=1728
Đáp án cần chọn là: A
Câu 24:
22/07/2024Gen D ở sinh vật nhân sơ có 1500 cặp nuclêôtit và số nuclêôtit loại A chiếm 15% tổng số nuclêôtit của gen. Trên mạch 1 của gen có 150 số nuclêôtit loại T và có 450 số nuclêôtit G. Kết luận nào sau đây đúng khi nói về gen D?
N = 1500 ×2= 3000 nucleotit
A=T=15%; G=X=35%
Ta có A =T=450 ; G = X =1050
Mạch 1 có: T1= 150; A1= 450 – 150 = 300 ; G1= 450 ; X1= 1050 - 450 =600
Mạch 2 : A2= 150 ; T2= A1= 300 ; G2=X1= 600 ; X2= G1= 450
Xét các phát biểu :
A sai:
B sai, HD= 2A+3G=4050
C đúng, T2= 300= 2A2
D sai, chiều dài của gen:
=5100μm=510nm
Đáp án cần chọn là: C
Câu 25:
22/07/2024ADN dài 5100 Å tự sao 5 lần liền cần số nuclêôtit tự do là:
Tổng số nucleotide: N = L : 3,4 x 2 = 3000 nucleotide
Số nucleotide cần cho gen tự sao 5 lần là 3000 × (25– 1) = 93000
Đáp án cần chọn là: B
Có thể bạn quan tâm
- DNA (835 lượt thi)
- Gen và mã di truyền (510 lượt thi)
- Quá trình nhân đôi DNA (756 lượt thi)
- Phiên mã (407 lượt thi)
- Dịch mã (512 lượt thi)
- Điều hòa gen (553 lượt thi)
- Đột biến gen (596 lượt thi)
- Nhiễm sắc thể (425 lượt thi)
- Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (675 lượt thi)
- Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (462 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Một số kĩ thuật trong sinh học phân tử (7057 lượt thi)
- Công nghệ enzim và ứng dụng (Phần 1) (6123 lượt thi)
- Công nghệ enzim và ứng dụng (Phần 2) (3721 lượt thi)
- Công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường (2580 lượt thi)
- Di truyền ngoài nhân (1893 lượt thi)
- Khái quát Vi sinh vật (815 lượt thi)
- Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở VSV (578 lượt thi)
- Tế bào nhân thực (Phần 1) (557 lượt thi)
- Sự nhân lên của virus (523 lượt thi)
- Các đặc trưng của quần thể (506 lượt thi)