Trang chủ Lớp 7 Lịch sử Giải VTH Lịch Sử 7 CTST Bài 19. Khởi nghĩa lam sơn (1418 - 1427) có đáp án

Giải VTH Lịch Sử 7 CTST Bài 19. Khởi nghĩa lam sơn (1418 - 1427) có đáp án

Giải VTH Lịch Sử 7 CTST Bài 19. Khởi nghĩa lam sơn (1418 - 1427) có đáp án

  • 226 lượt thi

  • 13 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

20/07/2024

Quan sát hình 19.1 và dựa vào đoạn thông tin dưới đây, hãy đặt những câu hỏi Phiếu học tập để tìm hiểu về nhân vật Lê Lợi:

Quan sát hình 19.1 và dựa vào đoạn thông tin dưới đây, hãy đặt những câu hỏi  (ảnh 1)
Xem đáp án

(*) Học sinh điền các thông tin dưới đây vào sơ đồ

- Who: Lê Lợi

- Where: huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa)

- When: năm 1418

- Why:

+ Lam Sơn là quê hương của Lê Lợi

+ Vùng đồi núi Lam Sơn có vị trí chiến lược qun trọn (ở phía tây Thanh Hóa, nằm bên tả ngạn sông Chu, có địa thế hiểm trở; đồng thời, nằm trên con đuoèng nối huyết mạch nối miền núi và miền biển, Nghệ An với Đông Quan)

- What: Lòng căm thù giặc Minh xâm lược; Khát khao giành lại độc lập, chủ quyền cho đất nước.

- How:

+ Lê Lợi là người có chí lớn và tài thao lược

+ Ông là lãnh tụ chủ chốt của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn


Câu 10:

17/07/2024

Dựa vào thông tin trong SGK, các đoạn tư liệu 19.5, 19.6, quan sát các hình 19.2, 19.3, 19.4 dưới đây và hoàn thành các nội dung.

Dựa vào thông tin trong SGK, các đoạn tư liệu 19.5, 19.6, quan sát các hình  (ảnh 1)

- Vì sao Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa?

- Vì sao nhiều người yêu nước tìm về Lam Sơn tham gia cuộc khởi nghĩa? Điều đó chứng tỏ điều gì về Lê Lợi?

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã bùng nổ như thế nào? Lê Lợi và Nguyễn Trãi giữ vai trò gì trong cuộc khởi nghĩa?

Xem đáp án

Yêu cầu số 1: Lý do Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa:

+ Ách cai trị hà khắc, tàn bạo của nhà Minh khiến đời sống nhân dân Việt Nam khổ cực.

+ Lê Lợi có ý chí và khát vọng đấu tranh giành lại độc lập, chủ quyền cho đất nước

Yêu cầu số 2:

+ Cảm mến lòng nhân nghĩa và tài năng, uy tín của Lê Lợi nên nhiều người yêu nước đã tìm về Lam Sơn tham gia cuộc khởi nghĩa.

+ Điều này thể hiện: Lê Lợi là người có tài và có uy tín lớn, có khả năng thu phục lòng dân.

Yêu cầu số 3:

+ Năm 1416, tại Lũng Nhai, Lê Lợi cùng 18 chiến hữu thân cận nhất làm lễ thề kết nghĩa anh em, nguyện một lòng đánh giặc cứu nước. Đến năm 1418, Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch, kêu gọi nhân dân khởi nghĩa chống giặc Minh

=> cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ.

+ Lê Lợi và Nguyễn Trãi là những người lãnh đạo chủ chốt của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.


Câu 11:

20/07/2024

Đọc thông tin trong SGK và hoàn thành các nội dung:

- Hãy hoàn thành bảng thống kê dưới đây về diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Giai đoạn

Sự kiện tiêu biểu

Kết quả, ý nghĩa

Nhận xét

Những năm tháng chiến đấu ở miền núi Thanh Hoá (1418 - 1423)

 

 

 

Giai đoạn mở rộng động và giành lợi đầu tiên (1424 - 1425)

 

 

 

Khởi nghĩa toàn thắng (1426 - 1427)

 

 

 

- Việc dụ hàng quân Minh và tổ chức hội thề Đông Quan thể hiện điều gì trong kế sách đánh giặc của Lê Lợi và Nguyễn Trãi?

Xem đáp án

- Hoàn thành bảng

Giai đoạn

Sự kiện tiêu biểu

Kết quả, ý nghĩa

Nhận xét

Những năm tháng chiến đấu ở miền núi Thanh Hoá (1418 - 1423)

- Năm 1418, khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ.

- Thu hút dông đảo nhân dân tham gia.

 

- Năm 1423, nghĩa quân Lam Sơn tạm hòa hoãn với quân Minh

- Tranh thủ thời gian hòa hoãn để củng cố lực lượng

- Chủ trương đúng đắn, giúp bảo toàn lực lượng của nghĩa quân

Giai đoạn mở rộng động và giành lợi đầu tiên (1424 - 1425)

- Năm 1426, nghĩa quân Lam Sơn tiến đánh Nghệ An

- Chỉ trong vòng 10 tháng, nghĩa quân đã giải phóng một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân

- Tạo bước chuyển biến quan trọng, đưa nghĩa quân Lam Sơn thoát khỏi thế bị bao vây

Khởi nghĩa toàn thắng (1426 - 1427)

- Tháng 11/1425, nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi trong trận Tốt Động – Chúc Động

- Khiến quân Minh tổn thất nặng nề, thành Đông Quan bị vây hãm

- Đẩy quân Minh lún sâu vào thế bị động

- Tháng 10/1427, nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi trong trận Chi Lăng – Xương Giang

- Khiến quân Minh tổn thất nặng nề

- Mang tính quyết định đến thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn

- Tháng 12/1427, hội thề Đông Quan được tổ chức

- Quân Minh rút về nước, chiến tranh chấm dứt

- Thể hiện lòng nhân nghĩa

- Tránh tổn thất xương máu cho cả 2 bên

- Việc dụ hàng quân Minh và tổ chức hội thề Đông Quan thể hiện:

+ Tư tưởng nhân nghĩa, hoà hiếu của dân tộc Việt Nam

+ Mở đường cho quân Minh bảo toàn lực lượng rút về nước; tránh phải tiếp tục hi sinh xương máu cho cả hai bên.


Câu 12:

20/07/2024

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc thắng lợi, Nguyễn Trãi viết “Bình Ngô đại cáo”. Hãy đọc đoạn trích dưới đây và hoàn thành các nội dung:

“... Nhân dân bốn cõi một nhà,

Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới.

Tướng sĩ một lòng phụ tử,

Hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.

Thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh,

Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều..

(Trích Bình Ngô đại cáo)

- Lựa chọn các từ khoá tương ứng với những câu thơ thể hiện nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mà Nguyễn Trãi nhắc đến và điền vào chỗ trống: Ý chí quyết tâm, Tinh thần nhân đạo, Tinh thần đoàn kết, Anh hùng dân tộc, Nghệ thuật quân sự, Nghệ thuật lãnh đạo, Trung quân ái quốc, Yêu nước nồng nàn.

Nhân dân bốn cõi một nhà,

Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới.

 

Tướng sĩ một lòng phụ tử,

Hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.

 

Thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh,

Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều.

 

- Dựa vào những từ gợi ý ở trên, hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 100 từ nói về nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc.

- Từ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, theo em bài học nào có thể rút ra cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Xem đáp án

Yêu cầu số 1: Hoàn thành bảng

Nhân dân bốn cõi một nhà,

Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới.

Ý chí quyết tâm,

Yêu nước nồng nàn.

Tướng sĩ một lòng phụ tử,

Hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.

Tinh thần đoàn kết,

Anh hùng dân tộc,

Trung quân ái quốc

Thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh,

Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều.

Nghệ thuật quân sự

Nghệ thuật lãnh đạo,

Yêu cầu số 2: Viết đoạn văn

Thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn do tinh thần yêu nước, đoàn kết của cả dân tộc. Nhân dân cùng tướng sĩ đoàn kết một lòng, hăng hái tham gia, ủng hộ khởi nghĩa. Thắng lợi này Còn gắn liền với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn của những người lãnh đạo khởi nghĩa. Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã biết dựa vào dân, đưa cuộc khởi nghĩa phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ giải phóng đất nước.

Khởi nghĩa Thắng lợi đã lật đổ được cách thống trị tàn bạo của nhà Minh, mở ra thời kì phát triển mới của quốc gia Đại Việt – thời Lê sơ.

Yêu cầu số 3: Bài học kinh nghiệm:

+ Phát huy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước của toàn dân.

+ Trọng dụng nhân tài.

+ Đề ra đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tiễn.

+ Đề cao lòng nhân đạo, thiện chí hòa bình.


Bắt đầu thi ngay