Đề thi Học kì 2 Hóa 10 cực hay có đáp án
Đề thi Học kì 2 Hóa 10 cực hay có đáp án (Đề 2)
-
791 lượt thi
-
23 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
03/07/2024Cho 7,84 lít khí SO2(đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 150 ml dung dịch NaOH 1M thu được m muối. Giá trị của m là
Đáp án đúng là: A
\[{{\rm{n}}_{{\rm{S}}{{\rm{O}}_2}}}{\rm{ = }}\frac{{7,84}}{{{\rm{22,4}}}}{\rm{ = 0,35 mol}}\]
nNaOH = 0,15 mol
Xét \[\frac{{{{\rm{n}}_{{\rm{O}}{{\rm{H}}^{\rm{ - }}}}}}}{{{{\rm{n}}_{{\rm{S}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}}}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{0,15}}}}{{{\rm{0,35}}}}{\rm{ = }}\frac{3}{7}{\rm{ < 1}}\]
→ Sau phản ứng chỉ thu được muối NaHSO3; NaOH hết; SO2còn dư.
SO2+ NaOH → NaHSO3
\({{\rm{n}}_{{\rm{NaHS}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}}} = {\rm{ }}{{\rm{n}}_{{\rm{NaOH}}}} = {\rm{ 0,15 mol}}\)
→ mmuối= 0,15.104 = 15,6 gam
Câu 2:
11/07/2024Cho m gam Mg tác dụng hoàn toàn với H2SO4loãng, dư. Sau phản ứng thu được 0,448 lit H2(đktc). Giá trị của m là
Đáp án đúng là: C
Mg + H2SO4loãng, dư→ MgSO4+ H2
0,02 ← \(\frac{{{\rm{0,448}}}}{{{\rm{22,4}}}}{\rm{ = 0,02 mol}}\)
m = 0,02.24 = 0,48 gam.
Câu 3:
18/07/2024Cho các phát biểu sau:
(1) Nước Gia ven có tính oxi hóa mạnh và được ứng dụng để tẩy trắng vải sợi, giấy, tẩy uế chuồng trại…
(2) Oxi là phi kim có tính oxi hóa mạnh và mạnh hơn ozon.
(3) Tầng ozon có vai trò hấp thụ các tia tử ngoại từ mặt trời chiếu xuống trái đất, bảo vệ con người và các sinh vật trên trái đất.
(4) Để pha loãng H2SO4, người ta rót từ từ nước vào axit và khuấy đều bằng đũa thủy tinh.
(5) Một lượng lớn lưu huỳnh khai thác được ứng dụng để sản xuất H2SO4
Số phát biểu đúng là
Đáp án đúng là: B
Các phát biểu đúng là: (1), (3), (5)
(2) sai vì ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.
(4) sai vì để pha loãng axit sunfuric an toàn người ta tiến hành cho từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh, tuyệt đối không làm ngược lại.
Câu 4:
17/07/2024Phản ứng được dùng điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là:
Đáp án đúng là: C
- Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách phân huỷ hợp chất giàu oxi và ít bền đối với nhiệt như KMnO4 (rắn), KClO3(rắn),…
2KMnO4K2MnO4+ MnO2+ O2↑
Câu 5:
03/07/2024Khí sunfurơ là một chất khí không màu, mùi hắc, dễ tan trong nước và là một trong số chất chính gây ra mưa axit. Công thức hóa học của khí sunfurơ là
Đáp án đúng là: D
Công thức hóa học của khí sunfurơ là SO2
Câu 6:
15/07/2024Kim loại bị thụ động hóa với H2SO4đặc nguội là
Đáp án đúng là: D
- Fe và Al bị thụ động hóa với H2SO4đặc nguội
Câu 7:
16/07/2024Dùng dung dịch nào sau đây để nhận biết ion clorua (Cl-)
Đáp án đúng là: D
Để nhận biết ion Cl-dùng dung dịch AgNO3.
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng
Ag++ Cl-→ AgCl↓
Câu 8:
12/07/2024Cho phương trình hóa học:
aFe + bH2SO4(đ) cFe2(SO4)3+ dSO2+ eH2O.
Tổng (a + b) có giá trị là
Đáp án đúng là: D
2Fe + 6H2SO4(đ) Fe2(SO4)3 + 3SO2+ 6H2O.
a + b = 2 + 6 = 8
Câu 9:
20/07/2024Cho dung dịch AgNO3đến dư vào 200 ml dung dịch NaCl 1,5M. Khối lượng kết tủa thu được là
Đáp án đúng là: D
nNaCl= 1,5.0,2 = 0,3 mol
NaCl + AgNO3→ AgCl↓ + NaNO3
0,3 → 0,3mol
mAgCl= 0,3.143,5 = 43,05 gam
Câu 10:
11/07/2024Trong phòng thí nghiệm, khi tiến hành thí nghiệm cho mảnh đồng vào ống nghiệm chứa H2SO4đặc, đun nóng thấy sinh ra chất khí SO2có mùi hắc, độc. Biện pháp nào sau đây xử lý khí thoát ra chống ô nhiễm môi trường?
Đáp án đúng là: C
Dùng bông tẩm dung dịch NaOH đặt lên miệng ống nghiệm vì NaOH có phản ứng với SO2theo PTHH: 2NaOH + SO2→ Na2SO3+ H2O tạo ra muối Na2SO3là không độc nên không gây hại cho môi trường.
Câu 11:
22/07/2024Phản ứng nào sau đây, H2S đóng vai trò là chất khử ?
Đáp án đúng là: A
- Dễ thấy đáp án A có số oxi hoá của S trong H2S là – 2 sau phản ứng tăng lên + 4 → H2S đóng vai trò là chất khử
Câu 12:
03/07/2024Một chất dùng để làm sạch nước, dùng để chữa sâu răng và có tác dụng bảo vệ các sinh vật trên trái đất không bị ảnh hưởng của bức xạ tia cực tím. Chất này là:
Đáp án đúng là: D
Ứng dụng của ozon:
- Lượng nhỏ ozon trong không khí có tác dụng làm cho không khí trong lành.
- Tẩy trắng các loại tinh bột, dầu ăn và nhiều chất khác.
- Khử trùng nước ăn, khử mùi, bảo quản hoa quả.
- Trong y học, ozon dùng để chữa sâu răng.
Câu 13:
20/07/2024Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ
Đáp án đúng là: B
- HCl là axit, làm quỳ tím hóa đỏ
Câu 14:
08/07/2024Cho phản ứng Br2+ HCOOH → 2HBr + CO2
Ban đầu nồng độ Br2là 0,025 mol/l, sau 60s, nồng độ Br2là 0,012mol/1. Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo nồng độ của Br2
Đáp án đúng là: C
mol/l.s
Câu 15:
22/07/2024Hòa tan 74,7 gam một oleum vào nước thu được dung dịch A. Để trung hòa dung dịch A cần vừa đủ 300 ml dung dịch Ba(OH)23M. Công thức của oleum là
Đáp án đúng là: D
Ba(OH)2+ H2SO4→ BaSO4↓ + 2H2O
0,9 →0,9mol
H2SO4.nSO3+ nH2O → (n+1)H2SO4
\(\frac{{{\rm{0,9}}}}{{{\rm{n + 1}}}}\)←0,9mol
M oleum= \(\frac{{{\rm{74,7(n + 1)}}}}{{{\rm{0,9}}}}{\rm{ = 98 + 80n}}\)
⇒ n = 5 ⇒ H2SO4.5SO3
Câu 16:
22/07/2024Hiện tượng xảy ra khi dẫn khí SO2vào dung dịch brom là
Đáp án đúng là: A
- Dung dịch Br2có màu nâu đỏ, khi sục SO2vào dung dịch nước Br2thì dung dịch brom mất màu do xảy ra phản ứng:
SO2+ Br2+ 2H2O → 2HBr + H2SO4
(nâu đỏ)(không màu)
Câu 17:
15/07/2024Trong các phản ứng sau, phản ứng nào sai?
Đáp án đúng là: C
- Fe tác dụng với H2SO4 (loãng)ra muối sắt (II):
Fe + H2SO4→ FeSO4+ H2
Câu 18:
03/07/2024Cho cân bằng hóa học: N2(k) + 3H2 (k)2NH3(k) ; ∆H < 0.
Yếu tố nào sau đây không làm chuyển dịch cân bằng
Đáp án đúng là: B
- Chất xúc tác không làm ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng.
Câu 19:
03/07/2024Dẫn 5,6 lít khí H2S (đktc) qua dung dịch Pb(NO3)2dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Đáp án đúng là: A
H2S + Pb(NO3)2→ PbS↓ + 2HNO2
0,250,25
mPbS= 0,25.239 = 59,75 gam
Câu 20:
14/07/2024Axit nào dưới đây có khả năng ăn mòn thủy tinh?
Đáp án đúng là: A
- HF hòa tan thủy tinh (thành phần chính là SiO2) nhờ phản ứng:
SiO2+ 4HF → SiF4+ 2H2O
Câu 21:
23/07/2024(1,5 điểm) Bằng phương pháp hóa học, hãy trình bày phương pháp phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn: Na2SO4, NaCl, HCl.
- Đánh số thứ tự từng lọ mất nhãn, trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng.
- Cho quỳ tím vào từng mẫu thử, mẫu thử nào làm quỳ tím hoá đỏ là HCl. Còn lại dung dịch Na2SO4, NaCl (nhóm I).
- Tiếp theo cho Ba(OH)2vào 2 mẫu thử ở nhóm I. Nếu ống nào xuất hiện kết tủa trắng thì ống đó chứa dung dịch Na2SO4.
Na2SO4+ Ba(OH)2→ BaSO4↓trắng + 2NaOH
- Còn lại không hiện tượng gì là dung dịch NaCl.
Câu 22:
03/07/2024(2,0 điểm) Cho 44,4 gam hỗn hợp gồm Cu, Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCldư thu được 10,08 lít khí H2(đktc).
b. Cũng cho 44,4 gam hỗn hợp Cu, Fe trên tác dụng với dung dịch H2SO4đặc, nóng, dư thu được V lít SO2(đktc, là sản phẩm khử duy nhất) và m gam muối. Tính giá trị của m và V.
a. Gọi số mol của Cu và Fe lần lượt là x (mol) và y (mol)
Cu + HCl → không phản ứng
Fe + 2HCl → FeCl2+ H2
\({{\rm{n}}_{{{\rm{H}}_2}}}{\rm{ = }}{{\rm{n}}_{{\rm{Fe}}}}{\rm{ = 0,45 mol}}\) ⇒mFe= 0,45.56 = 25,2 gam
⇒mCu= 44,4 – 25,2 = 19,2 gam
⇒nCu= 0,3 mol
b. Bảo toàn electron ta có:
2nCu+ 3nFe= 2\({{\rm{n}}_{{\rm{S}}{{\rm{O}}_2}}}\)\( \Rightarrow {\rm{ }}{{\rm{n}}_{{\rm{S}}{{\rm{O}}_2}}} = {\rm{ 0,975 mol}}\)
\({{\rm{V}}_{{\rm{S}}{{\rm{O}}_2}}}{\rm{ = 0,975}}{\rm{.22,4 = 21,84 lit}}\)
Áp dụng công thức tính nhanh ta có:
mmuối = mKL + 96.\({{\rm{n}}_{{\rm{S}}{{\rm{O}}_2}}}\)= 44,4 + 96.0,975 = 138 gam.
Câu 23:
14/07/2024(1,5 điểm) Có 200 ml dung dịch H2SO498%, khối lượng riêng D = 1,84 g/cm3.
a. Thể tích nước cần dùng để pha loãng.
Khối lượng của 200ml dung dịch axit 98%:
200ml × 1,84 = 368g
Khối lượng H2SO4nguyên chất trong 200ml dung dịch trên:
\(\frac{{{\rm{368}}{\rm{.98}}}}{{{\rm{100}}}} = {\rm{ 360,64g}}\)
Khối lượng dung dịch axit 35% có chứa 360,64g H2SO4nguyên chất:
\(\frac{{{\rm{360,64}}{\rm{.100}}}}{{{\rm{35}}}}{\rm{ = 1030,4g}}\)
Khối lượng nước cần bổ sung vào 200ml dung dịch H2SO498% để có được dung dịch 20%: 1030,4g – 368g = 662,4g
b. Lấy 662,4g nước cho vào cốc thuỷ tinh. Sau đó rót từ từ 368g dung dịch H2SO4 vào nước và khuấy nhẹ bằng đũa thuỷ tinh mà không làm ngược lại.
Bài thi liên quan
-
Đề thi Học kì 2 Hóa 10 cực hay có đáp án (Đề 1)
-
20 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi Học kì 2 Hóa 10 cực hay có đáp án (Đề 3)
-
19 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi Học kì 2 Hóa 10 cực hay có đáp án (Đề 4)
-
19 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi Học kì 2 Hóa 10 cực hay có đáp án (Đề 5)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi Học kì 2 Hóa 10 cực hay có đáp án (Đề 6)
-
7 câu hỏi
-
45 phút
-
-
Đề thi Học kì 2 Hóa 10 cực hay có đáp án (Đề 7)
-
10 câu hỏi
-
90 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Đề thi Học kì 2 Hóa 10 cực hay có đáp án (790 lượt thi)
- Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 cực hay có đáp án (375 lượt thi)
- Đề thi Học kì 2 Hóa học 10 cực hay có đáp án (3137 lượt thi)
- Đề kiểm tra 15p Hóa 10 Học kì 2 (Bài số 1) (590 lượt thi)
- Đề kiểm tra 15 phút - Trắc nghiệm + Tự luận (654 lượt thi)
- Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 (Bài số 1) (829 lượt thi)
- Đề kiểm tra 15p Hóa 10 Học kì 2 (Bài số 2) (1233 lượt thi)
- Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 (Bài số 2) (655 lượt thi)
- Đề thi Hóa 10 Học kì 2 (Bài kiểm tra học kì) (628 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Đề kiểm tra 15 phút Hóa học 10 Học kì 1 có đáp án (Bài số 1) (2484 lượt thi)
- Đề thi giữa kì 1 Hóa học 10 có đáp án (Bài số 1) (730 lượt thi)
- Đề thi giữa kì 1 Hóa học 10 có đáp án (Bài số 2) (700 lượt thi)
- Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 Học kì 1 có đáp án (Bài số 2 - Đề 1) (588 lượt thi)
- Đề thi Hóa 10 Học kì 1 (539 lượt thi)
- Đề thi Hóa học 10 Giữa học kì 1 năm 2020 - 2021 có đáp án (474 lượt thi)
- Đề thi Hóa học 10 Giữa học kì 1 biên soạn (428 lượt thi)
- Đề thi Học kì 1 Hóa 10 có đáp án (309 lượt thi)
- Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 cực hay có đáp án (Bài kiểm tra số 2) (296 lượt thi)