Đề thi cuối học kì 2 Lịch sử 10 CTST có đáp án
Đề thi cuối học kì 2 Lịch sử 10 CTST - Đề 01 có đáp án
-
572 lượt thi
-
26 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
20/07/2024Năm 1010, vua Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư (thuộc Ninh Bình ngày nay) về
Đáp án A
Câu 2:
23/07/2024Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo thành công loại vũ khí nào dưới đây?
Đáp án B
Câu 3:
23/07/2024Cư dân Đại Việt đã sáng tạo ra loại chữ viết nào trên cơ sở chữ Hán?
Đáp án D
Câu 4:
20/07/2024Nội dung nào sau đây phản ánh đúng cơ sở hình thành của nền văn minh Đại Việt?
Đáp án đúng là: C
Nền độc lập và tự chủ giúp Đại Việt phát triển độc lập với các thế lực bên ngoài và xây dựng nền văn minh dựa trên giá trị quốc gia và bản sắc dân tộc, thể hiện sự tiến bộ về chính trị, văn hóa và kinh tế trong lịch sử.
C đúng
- A sai vì kế thừa thành tựu của các nền văn minh khác như Chăm-pa và Phù Nam là một khía cạnh của sự đa dạng văn hóa và giao lưu văn hóa trong lịch sử Đại Việt, tuy nhiên, cơ sở hình thành chủ yếu của nền văn minh Đại Việt nằm trong quá trình phát triển và khai phá sự độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam.
- B sai vì quá trình xâm lược và bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài thường là hậu quả của chiến tranh và sự mở rộng chính trị, không phản ánh trực tiếp cơ sở hình thành văn minh của Đại Việt.
- D sai vì sự ảnh hưởng của các nền văn minh Tây Á và Bắc Phi chỉ là một phần trong quá trình giao lưu văn hóa và thương mại, không phản ánh trực tiếp cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt. Cơ sở hình thành chủ yếu của nền văn minh Đại Việt là sự tiến bộ về chính trị, văn hóa và xã hội dựa trên nền tảng bản sắc và truyền thống dân tộc Việt Nam.
*) Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt
1. Khái niệm văn minh Đại Việt
- Văn minh Đại Việt là nền văn minh rực rỡ, tồn tại và phát triển chủ yếu trong thời độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt, kéo dài gần 1000 năm (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX).
- Văn minh Đại Việt kế thừa văn minh Văn Lang – Âu Lạc, trải qua hơn một nghìn năm đấu tranh chống Bắc thuộc được phát huy và phát triển trong hoàn cảnh đất nước độc lập, tự chủ thời Đại Việt với kinh đô Thăng Long, do đó còn được gọi là văn minh Thăng Long.
2. Cơ sở hình thành
- Trên cơ sở kế thừa những thành tựu chủ yếu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc, truyền thống lao động và đấu tranh hơn nghìn năm chống Bắc thuộc để bảo vệ và phát triển văn hoá dân tộc, văn minh Đại Việt từng bước hình thành.
- Văn minh Đại Việt hình thành và phát triển trên cơ sở xây dựng và phát triển quốc gia Đại Việt từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, với sự trưởng thành của dân tộc trên nhiều phương diện: chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, an ninh quốc phòng,... Thành tựu văn minh phát triển nhanh chóng và vững chắc qua các bước chuyển biến mạnh mẽ vị thế đất nước.
+ Thế kỉ X gắn với sự nghiệp khôi phục nền tự chủ sau hơn nghìn năm Bắc thuộc của các chính quyền họ Khúc Dương, Ngô, Đinh, Tiền Lê.
+ Việc dời đô từ Hoa Lư (thuộc Ninh Bình ngày nay) ra Đại La và đổi là Thăng Long (Hà Nội ngày nay) là một bước tiến mới với sự phát triển mọi mặt của quốc gia Đại Việt; bên cạnh kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển tạo nên những sắc thái mới.
+ Cương vực lãnh thổ đất nước từng bước được mở rộng, kéo dài từ Nam Quan đến Cà Mau, mở rộng từ đất liền ra biển đảo. Nền độc lập dân tộc được bảo vệ vững chắc qua nhiều cuộc kháng chiến oanh liệt chống ngoại xâm.
- Ý thức dân tộc ngày càng mạnh mẽ tạo điều kiện cho sự tiếp biến nhiều giá trị từ văn minh Trung Quốc, văn minh Ấn Độ để làm giàu văn minh Đại Việt.
Câu 5:
23/07/2024Câu nói nổi tiếng của Hưng Đạo vương “Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách để giữ nước” đã thể hiện tư tưởng nào?
Đáp án C
Câu 6:
20/07/2024Dưới thời Tiền Lê và thời Lý, hằng năm, nhà nước phong kiến thường tổ chức lễ cày Tịch điền nhằm mục đích khuyến khích
Đáp án B
Câu 7:
22/07/2024Nho giáo sớm trở thành hệ tư tưởng của chế độ phong kiến ở Đại Việt, vì Nho giáo
Đáp án đúng là: C
Đây là lý do chính khiến Nho giáo trở thành hệ tư tưởng của chế độ phong kiến ở Đại Việt. Nho giáo với các nguyên tắc như tôn quân, trọng hiếu, và trung quân đã giúp củng cố trật tự xã hội và quyền lực của giai cấp thống trị. Hệ tư tưởng này khuyến khích sự phục tùng đối với vua và chính quyền, đồng thời đề cao đạo đức và trách nhiệm của quan lại và người dân.
C đúng.
- A sai vì mặc dù Nho giáo có ảnh hưởng đến một số tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là giới trí thức và quan lại, nhưng không phải tất cả các tầng lớp nhân dân đều sùng mộ Nho giáo.
- B sai vì nội dung của Nho giáo thực ra khá phức tạp, bao gồm nhiều triết lý và nguyên tắc đạo đức, không phải dễ dàng tiếp cận cho mọi người, đặc biệt là trong một xã hội chủ yếu là nông dân.
- D sai vì mặc dù Nho giáo có thể ảnh hưởng và hòa quện với một số tín ngưỡng dân gian, nhưng đây không phải là lý do chính khiến Nho giáo trở thành hệ tư tưởng của chế độ phong kiến.
* Về tư tưởng, tôn giáo của văn minh Đại Việt
a. Tư tưởng yêu nước thương dân: Phát triển theo hai xu hướng: dân tộc và thân dân.
- Dân tộc: đề cao trung quân ái quốc, đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đề cao sức mạnh toàn dân đánh giặc.
- Thân dân: gần dân, yêu dân; vua quan cùng nhân dân quan tâm đến mùa màng, sản xuất, chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc.
b. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tổ tiên: tiếp tục phát triển qua việc xây lăng, miếu, đền đài thờ tổ tiên, các vị anh hùng dân tộc, các Thành hoàng làng, các vị tổ nghề,…, tạo nên tinh thần cởi mở, hoà đồng tôn giáo của người Việt.
=> Người Việt sẵn sàng tiếp thu ảnh hưởng các tôn giáo từ Ấn Độ, Trung Hoa, kể cả phương Tây trên cơ sở hoà nhập với tín ngưỡng cổ truyền, tạo nên một nếp sống văn hoá rất nhân văn.
c. Phật giáo: phát triển mạnh trong buổi đầu độc lập và trở thành quốc giáo thời Lý – Trần.
- Dưới thời vua Lý Thánh Tông, thiền phái Thảo Đường được sáng lập.
- Thời Trần, thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời, vua Trần Nhân Tông được vinh danh là Phật hoàng.
Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông ở Yên Tử (Quảng Ninh)
- Từ thế kỉ XV, Phật giáo mất vai trò quốc giáo, song vẫn có sự phát triển mạnh mẽ, đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
d. Đạo giáo:phổ biến trong dân gian và được các triều đại phong kiến coi trọng, có vị trí nhất định trong xã hội.
e. Nho giáo: dần phát triển cùng với sự phát triển của giáo dục và thi cử.
- Thế kỉ XI, nhà Lý cho xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử.
- Thế kỉ XV, Nho giáo giữ địa vị độc tôn, là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị để xây dựng nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Nho giáo đã góp phần to lớn trong việc đào tạo đội ngũ trí thức, những người hiền tài cho đất nước.
=> Các tín ngưỡng và tôn giáo Đại Việt có sự hoà đồng (nhất là Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo), ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống tinh thần của nhân dân. Thế kỉ XVI, Thiên Chúa giáo du nhập vào Việt Nam, từng bước tạo nên những nét văn hoá mới trong các cộng đồng cư dân.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 18 (Chân trời sáng tạo): Văn minh Đại Việt
Giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Bài 18 (Chân trời sáng tạo): Văn minh Đại Việt
Câu 8:
19/07/2024Có thể rút ra được bài học kinh nghiệm gì từ chính sách giáo dục Nho học của Đại Việt cho nền giáo dục của Việt Nam hiện nay?
Đáp án D
Câu 9:
17/12/2024Các lễ hội của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam thường gắn liền với những hoạt động sản xuất nào?
Đáp án đúng là : B
- Các lễ hội của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam thường gắn liền với những hoạt động Nông nghiệp.
- Vì những lý do sau:
+ Nông nghiệp là nền tảng kinh tế chính: Trong lịch sử, Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, nơi sản xuất lúa nước và các loại cây trồng khác đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế và sinh hoạt của người dân. Các lễ hội ra đời gắn liền với các chu kỳ sản xuất nông nghiệp, như gieo trồng, thu hoạch, hoặc cầu mưa, nhằm đảm bảo mùa màng bội thu.
+ Tín ngưỡng và phong tục gắn liền với thiên nhiên: Các dân tộc ở Việt Nam thường có tín ngưỡng thờ cúng thiên nhiên, như thờ thần lúa, thần sông, thần núi, thần mưa, hay các vị thần bảo hộ mùa màng. Những lễ hội này không chỉ là dịp để bày tỏ lòng biết ơn mà còn để cầu mong sự che chở và điều kiện thuận lợi từ thiên nhiên.
+ Phản ánh văn hóa và tinh thần cộng đồng: Lễ hội là dịp để cộng đồng quây quần, chia sẻ niềm vui và củng cố tình làng nghĩa xóm. Các hoạt động trong lễ hội, như lễ tế, múa hát, đua thuyền, hoặc hội chợ, thường liên quan đến những sản phẩm nông nghiệp, thể hiện sự gắn bó giữa con người với đất đai, mùa vụ.
+ Biểu hiện tri thức dân gian: Các lễ hội chứa đựng nhiều tri thức truyền thống về lịch, thời tiết, cách trồng trọt và thu hoạch, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Điều này giúp duy trì và phát huy những giá trị văn hóa gắn liền với nông nghiệp.
→ B đúng.A,C,D sai.
* Mở rộng:
Phong tục, tập quán, lễ hội
a. Phong tục, tập quán
- Người Kinh:
+ Từ xa xưa đã có tục ăn trầu nhuộm răng, xăm mình.
+ Trong cưới xin, nghi lễ truyền thống thường trải qua các bước cơ bản như dạn, hỏi, cưới, lại mặt.
+ Việc tổ chức tang ma của người rất trang nghiêm, gồm nhiều nghi thức.
- Các dân tộc thiểu số có phong tục, tập quán đa dạng.
+ Một số tộc người ở Tây Nguyên tổ chức gia đình theo hình thức mẫu hệ (người Ê-đê, người Ba Na). Trong phong tục cưới hỏi, người phụ nữ chủ động nhờ mai mối. Trong nghi lễ ma chay, họ làm lễ bỏ mả và dựng nhà mồ để chôn người chết.
+ Ở Nam Bộ, dân tộc Chăm cũng có truyền thống gia đình mẫu hệ, người phụ nữ đảm nhiệm việc lo sính lễ trong lễ cưới. Nghi thức tang ma của người Chăm theo Hồi giáo thường bắt đầu với lễ cầu nguyện tại thánh đường…
b. Lễ hội
- Lễ tết:
+ Tết Nguyên đán là tết lớn nhất trong năm của người Kinh Ngoài ra còn có nhiều lễ, tết truyền thống khác, như Rằm tháng Giêng, Thanh minh, Đoan Ngọ, Trung thu,...
+ Các tộc người ở Tây Bắc tổ chức tết năm mới vào các thời điểm khác nhau, người Lào theo Phật lịch và ăn tết vào tháng Tư Âm lịch; người Hà Nhì ăn tết năm mới vào đầu tháng Mười Âm lịch
+ Các tộc người ở Tây Nguyên thưởng tổ chức tết vào mùa xuân với các tên gọi khác nhau, như lễ Mừng lúa mới của người Mạ, lễ Sơmok (ăn cốm mới) của người Ba Na.
+ Các tộc người ở Nam Bộ như người Khơ-me ăn Tết Chôl Chnăm Thmây, người Hoa ăn tết Nguyên đán.
- Lễ hội:
+ Lễ hội là một nét văn hoá đặc sắc, gồm các lễ hội nông nghiệp, tôn giáo, hoặc gắn với đời sống sinh hoạt cộng đồng.
+ Người Kinh tổ chức nhiều lễ hội vào mùa xuân sau tết Nguyên đán. Lễ hội cũng là nơi diễn ra nhiều trò chơi dân gian.
+ Các tộc người thiểu số ở Tây Bắc có lễ hội cầu mưa, lễ hội cầu an ở bản, lễ hội hát máa giao duyên,...
+ Các dân tộc ở Nam Bộ thường tổ chức lễ hội nông nghiệp và tôn giáo, như lệ Ok Om Bok của người Khơ-me, lệ Katê của người Chăm.
2. Nghệ thuật
- Các loại hình nghệ thuật biểu diễn của dân tộc Kinh rất đa dạng, tiêu biểu như nghệ thuật múa rối nước, chèo, tuổng, đờn ca tài tử, ca trù, hát xoan, dân ca quan họ,...
- Mỗi dân tộc thiểu số lại có những làn điệu, điệu múa và nhạc cụ riêng.
+ Người thiểu số vùng Tây Bắc ưa thích các làn điệu dân ca, múa, xoe, thổi các loại khèn, sáo, sử dụng trống và các bộ gõ bằng tre, nứa tự tạo
+ Các tộc người thiểu số ở Nam Bộ thường biểu diễn các điệu dân vũ với nhạc cụ gồm ba nhóm là bộ gõ (trống, chiêng,...), bộ dây (đàn) và bộ hơi (kèn, tù và),...
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam
Giải Lịch sử lớp 10 Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam
Câu 10:
22/07/2024Hầu hết các dân tộc ở Việt Nam đều thực hiện tín ngưỡng truyền thống nào dưới đây?
Đáp án A
Câu 11:
19/07/2024Loại hình nhà ở phổ biến của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Tây Bắc Việt Nam là
Đáp án A
Câu 12:
20/07/2024Di sản văn hóa nào của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái đã được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại?
Đáp án B
Câu 13:
22/07/2024Ngày nay, ở Việt Nam, đồng bào các dân tộc thiểu số có xu hướng sử dụng trang phục giống người Kinh, vì
Đáp án đúng là: D
Đây là lý do chính và hợp lý nhất. Trang phục hiện đại của người Kinh thường được thiết kế đơn giản, dễ mặc và phù hợp với nhiều hoạt động hàng ngày, bao gồm cả lao động và đi lại. Sự tiện lợi này là lý do chủ yếu khiến đồng bào dân tộc thiểu số dần chuyển sang sử dụng trang phục giống người Kinh trong cuộc sống hàng ngày.
D đúng.
- A sai vì mặc dù mong muốn bình đẳng và hòa hợp giữa các dân tộc là một giá trị quan trọng và là một phần của chính sách quốc gia, đây không phải là lý do chính khiến đồng bào dân tộc thiểu số chuyển sang sử dụng trang phục giống người Kinh. Sự thay đổi này chủ yếu đến từ nhu cầu thực tế và tiện ích hàng ngày, hơn là từ ý muốn biểu tượng về bình đẳng và hòa hợp.
- B sai vì mỗi dân tộc có trang phục truyền thống riêng với giá trị văn hóa và thẩm mỹ riêng. Việc trang phục của người Kinh đẹp hơn không phải là lý do chính khiến người dân tộc thiểu số thay đổi trang phục. Nhiều người vẫn tự hào và tôn trọng trang phục truyền thống của họ, đặc biệt trong các dịp lễ hội và sự kiện văn hóa.
- C sai vì môi trường sống thay đổi có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống, bao gồm cả cách ăn mặc. Tuy nhiên, thay đổi môi trường sống thường không phải là yếu tố chính dẫn đến thay đổi trang phục hàng ngày. Thay đổi này thường liên quan nhiều hơn đến sự phát triển kinh tế và nhu cầu tiện lợi trong cuộc sống hàng ngày.
* Trang phục của các dân tộc Việt Nam
Mỗi dân tộc có những nét riêng, phản ánh điều kiện sống cũng như tập quán và óc thẩm mĩ của các cộng đồng dân cư.
+ Nữ: váy hoặc quần, yếm, dây lưng, áo dài, áo chui đầu, choàng hoặc cài khuy, khăn, mũ (nón).
+ Nam: quần, khố, xà rông, áo ngắn, áo dài, khăn (một số dân tộc ở Trường Sơn – Tây Nguyên và Nam Trung Bộ hay đóng khố, cởi trần, khi trời lạnh thì choàng thêm tấm vải)
+ Đồ trang sức: nhẫn, khuyên tai, vòng cổ, vòng đeo tay, vòng đeo chân, dây chuyền làm bằng vàng, bạc, đồng, răng thú,…
+ Ngày nay, ngoài trang phục truyền thống, đồng bào các dân tộc thiểu số có xu hướng sử dụng trang phục giống như người Kinh.
Trang phục truyền thống của phụ nữ Thái
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 16 (Cánh diều): Các dân tộc trên đất nước Việt Nam
Giải Lịch sử lớp 10 Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam
Câu 14:
22/07/2024Nhà Rông của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên không có vai trò nào sau đây?
Đáp án D
Câu 15:
21/07/2024Nhận xét nào dưới đây đúng về đặc điểm cư trú của các dân tộc ở Việt Nam?
Đáp án B
Câu 16:
21/07/2024Trong đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc Việt Nam, lễ hội không có vai trò nào sau đây?
Đáp án C
Câu 17:
23/07/2024Nguyên tắc cơ bản trong quan điểm, đường lối về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay là
Đáp án B
Câu 18:
22/07/2024Trong chính sách dân tộc, trên lĩnh vực kinh tế, Đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay ưu tiên việc
Đáp án C
Câu 19:
21/07/2024“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thành công, đại thành công” là câu nói nổi tiếng của ai?
Đáp án A
Câu 20:
19/07/2024“Các dân tộc Việt Nam, dù có sự khác nhau về số dân, trình độ phát triển, phong tục tập quán,… song đều có quyền ngang nhau” – đó là nội dung của nguyên tắc nào trong chính sách dân tộc?
Đáp án D
Câu 21:
19/07/2024Tinh thần đoàn kết dân tộc của nhân dân Việt Nam không được hình thành từ yếu tố nào dưới đây?
Đáp án C
Câu 22:
20/07/2024Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm ở Việt Nam, khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò như thế nào?
Đáp án C
Câu 23:
22/07/2024Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc?
Đáp án B
Câu 24:
19/07/2024Đối với việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đem lại ý nghĩa nào sau đây?
Đáp án D
Câu 25:
22/07/2024Vì sao trống đồng Ngọc Lũ được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2012? Hãy tìm hiểu và trình bày ý nghĩa của các hoa văn trên trống đồng này.
Tham khảo:
- Trống đồng Ngọc Lũ được công nhận là bảo vật quốc gia (năm 2012) vì:
+ Trống đồng Ngọc Lũ thuộc sưu tập trống đồng Đông Sơn là đại diện loại hình hiện vật tiêu biểu nhất của nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á.
+ Trong hàng ngàn chiếc trống được phát hiện từ trước đến nay (không hề có chiếc nào giống nhau hoàn toàn), trống đồng Ngọc Lũ vẫn là chiếc trống có kiểu dáng và kích thước hài hòa nhất, đẹp, tinh xảo, trang trí hoàn mỹ và phong phú nhất.
+ Trống đồng Ngọc Lũ không chỉ thể hiện trình độ đúc đồng đỉnh cao mà còn là tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu cho tài năng sáng tạo của người Việt cổ, là biểu tượng của văn hóa Việt Nam
- Ý nghĩa của một số hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ:
+ Mặt trống trang trí hình mặt trời 14 tia, tượng trưng cho dương, giữa các tia trang trí hoa văn lông đuôi chim công hình tam giác, tượng trưng cho âm. Hình tượng Mặt Trời được khắc chính giữa mặt trống cho thấy người Việt cổ thờ thần mặt trời và sùng bái thiên nhiên.
+ Các hoa văn mặt trời, nhà sàn, người giã gạo, chim cò bay, thuyền và người đánh trống, nhảy múa,….truyển tải thông điệp về cuộc sống của người xưa, khắc hoạ những sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hoá đương thời.
Câu 26:
21/07/2024Phân tích vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
- Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, khối đại đoàn kết các dân tộc tiếp tục giữ một vai trò rất quan trọng.
+ Mối quan hệ hòa hợp, tương trợ và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc sẽ tạo ra môi trường hoà bình, ổn định cho việc phát triển kinh tế, văn hoá.
+ Đồng thời, khối đại đoàn kết là nguồn sức mạnh để cộng đồng các dân tộc Việt Nam bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
=> Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã quán triệt việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của hệ thống chính trị. Trong đó, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam góp phần rất lớn vào việc củng cố, mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân cũng như cộng đồng các dân tộc.
Bài thi liên quan
-
Đề thi cuối học kì 2 Lịch sử 10 CTST - Đề 02 có đáp án
-
26 câu hỏi
-
45 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Đề thi giữa học kì 2 Lịch sử 10 CTST có đáp án (521 lượt thi)
- Đề thi cuối học kì 2 Lịch sử 10 CTST có đáp án (571 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Đề thi Học kì 1 Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (378 lượt thi)
- Đề kiểm tra giữa học kì 1 Lịch sử 10 có đáp án (336 lượt thi)