Câu hỏi:
22/07/2024 385
Nho giáo sớm trở thành hệ tư tưởng của chế độ phong kiến ở Đại Việt, vì Nho giáo
Nho giáo sớm trở thành hệ tư tưởng của chế độ phong kiến ở Đại Việt, vì Nho giáo
A. được đông đảo các tầng lớp nhân dân sùng mộ.
A. được đông đảo các tầng lớp nhân dân sùng mộ.
B. có nội dung đơn giản nên người dân dễ tiếp cận.
B. có nội dung đơn giản nên người dân dễ tiếp cận.
C. góp phần củng cố quyền lực của giai cấp thống trị.
C. góp phần củng cố quyền lực của giai cấp thống trị.
D. hòa quện với các tín ngưỡng dân gian của người Việt.
D. hòa quện với các tín ngưỡng dân gian của người Việt.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Đây là lý do chính khiến Nho giáo trở thành hệ tư tưởng của chế độ phong kiến ở Đại Việt. Nho giáo với các nguyên tắc như tôn quân, trọng hiếu, và trung quân đã giúp củng cố trật tự xã hội và quyền lực của giai cấp thống trị. Hệ tư tưởng này khuyến khích sự phục tùng đối với vua và chính quyền, đồng thời đề cao đạo đức và trách nhiệm của quan lại và người dân.
C đúng.
- A sai vì mặc dù Nho giáo có ảnh hưởng đến một số tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là giới trí thức và quan lại, nhưng không phải tất cả các tầng lớp nhân dân đều sùng mộ Nho giáo.
- B sai vì nội dung của Nho giáo thực ra khá phức tạp, bao gồm nhiều triết lý và nguyên tắc đạo đức, không phải dễ dàng tiếp cận cho mọi người, đặc biệt là trong một xã hội chủ yếu là nông dân.
- D sai vì mặc dù Nho giáo có thể ảnh hưởng và hòa quện với một số tín ngưỡng dân gian, nhưng đây không phải là lý do chính khiến Nho giáo trở thành hệ tư tưởng của chế độ phong kiến.
* Về tư tưởng, tôn giáo của văn minh Đại Việt
a. Tư tưởng yêu nước thương dân: Phát triển theo hai xu hướng: dân tộc và thân dân.
- Dân tộc: đề cao trung quân ái quốc, đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đề cao sức mạnh toàn dân đánh giặc.
- Thân dân: gần dân, yêu dân; vua quan cùng nhân dân quan tâm đến mùa màng, sản xuất, chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc.
b. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tổ tiên: tiếp tục phát triển qua việc xây lăng, miếu, đền đài thờ tổ tiên, các vị anh hùng dân tộc, các Thành hoàng làng, các vị tổ nghề,…, tạo nên tinh thần cởi mở, hoà đồng tôn giáo của người Việt.
=> Người Việt sẵn sàng tiếp thu ảnh hưởng các tôn giáo từ Ấn Độ, Trung Hoa, kể cả phương Tây trên cơ sở hoà nhập với tín ngưỡng cổ truyền, tạo nên một nếp sống văn hoá rất nhân văn.
c. Phật giáo: phát triển mạnh trong buổi đầu độc lập và trở thành quốc giáo thời Lý – Trần.
- Dưới thời vua Lý Thánh Tông, thiền phái Thảo Đường được sáng lập.
- Thời Trần, thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời, vua Trần Nhân Tông được vinh danh là Phật hoàng.
Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông ở Yên Tử (Quảng Ninh)
- Từ thế kỉ XV, Phật giáo mất vai trò quốc giáo, song vẫn có sự phát triển mạnh mẽ, đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
d. Đạo giáo:phổ biến trong dân gian và được các triều đại phong kiến coi trọng, có vị trí nhất định trong xã hội.
e. Nho giáo: dần phát triển cùng với sự phát triển của giáo dục và thi cử.
- Thế kỉ XI, nhà Lý cho xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử.
- Thế kỉ XV, Nho giáo giữ địa vị độc tôn, là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị để xây dựng nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Nho giáo đã góp phần to lớn trong việc đào tạo đội ngũ trí thức, những người hiền tài cho đất nước.
=> Các tín ngưỡng và tôn giáo Đại Việt có sự hoà đồng (nhất là Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo), ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống tinh thần của nhân dân. Thế kỉ XVI, Thiên Chúa giáo du nhập vào Việt Nam, từng bước tạo nên những nét văn hoá mới trong các cộng đồng cư dân.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 18 (Chân trời sáng tạo): Văn minh Đại Việt
Giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Bài 18 (Chân trời sáng tạo): Văn minh Đại Việt
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng cơ sở hình thành của nền văn minh Đại Việt?
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng cơ sở hình thành của nền văn minh Đại Việt?
Câu 2:
Câu nói nổi tiếng của Hưng Đạo vương “Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách để giữ nước” đã thể hiện tư tưởng nào?
Câu nói nổi tiếng của Hưng Đạo vương “Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách để giữ nước” đã thể hiện tư tưởng nào?
Câu 3:
Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo thành công loại vũ khí nào dưới đây?
Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo thành công loại vũ khí nào dưới đây?
Câu 4:
“Các dân tộc Việt Nam, dù có sự khác nhau về số dân, trình độ phát triển, phong tục tập quán,… song đều có quyền ngang nhau” – đó là nội dung của nguyên tắc nào trong chính sách dân tộc?
“Các dân tộc Việt Nam, dù có sự khác nhau về số dân, trình độ phát triển, phong tục tập quán,… song đều có quyền ngang nhau” – đó là nội dung của nguyên tắc nào trong chính sách dân tộc?
Câu 5:
Nhận xét nào dưới đây đúng về đặc điểm cư trú của các dân tộc ở Việt Nam?
Nhận xét nào dưới đây đúng về đặc điểm cư trú của các dân tộc ở Việt Nam?
Câu 6:
Dưới thời Tiền Lê và thời Lý, hằng năm, nhà nước phong kiến thường tổ chức lễ cày Tịch điền nhằm mục đích khuyến khích
Dưới thời Tiền Lê và thời Lý, hằng năm, nhà nước phong kiến thường tổ chức lễ cày Tịch điền nhằm mục đích khuyến khích
Câu 7:
Phân tích vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Phân tích vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Câu 8:
Ngày nay, ở Việt Nam, đồng bào các dân tộc thiểu số có xu hướng sử dụng trang phục giống người Kinh, vì
Ngày nay, ở Việt Nam, đồng bào các dân tộc thiểu số có xu hướng sử dụng trang phục giống người Kinh, vì
Câu 9:
Tinh thần đoàn kết dân tộc của nhân dân Việt Nam không được hình thành từ yếu tố nào dưới đây?
Tinh thần đoàn kết dân tộc của nhân dân Việt Nam không được hình thành từ yếu tố nào dưới đây?
Câu 10:
Nhà Rông của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên không có vai trò nào sau đây?
Nhà Rông của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên không có vai trò nào sau đây?
Câu 11:
Hầu hết các dân tộc ở Việt Nam đều thực hiện tín ngưỡng truyền thống nào dưới đây?
Hầu hết các dân tộc ở Việt Nam đều thực hiện tín ngưỡng truyền thống nào dưới đây?
Câu 12:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thành công, đại thành công” là câu nói nổi tiếng của ai?
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thành công, đại thành công” là câu nói nổi tiếng của ai?
Câu 13:
Các lễ hội của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam thường gắn liền với những hoạt động sản xuất nào?
Các lễ hội của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam thường gắn liền với những hoạt động sản xuất nào?
Câu 14:
Vì sao trống đồng Ngọc Lũ được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2012? Hãy tìm hiểu và trình bày ý nghĩa của các hoa văn trên trống đồng này.
Vì sao trống đồng Ngọc Lũ được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2012? Hãy tìm hiểu và trình bày ý nghĩa của các hoa văn trên trống đồng này.
Câu 15:
Nguyên tắc cơ bản trong quan điểm, đường lối về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay là
Nguyên tắc cơ bản trong quan điểm, đường lối về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay là