Câu hỏi:

20/07/2024 3,560

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng cơ sở hình thành của nền văn minh Đại Việt?


A. Kế thừa thành tựu của nền văn minh Chăm-pa và Phù Nam.



B. Quá trình xâm lược và bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài.



C. Nền độc lập, tự chủ và sự phát triển của quốc gia Đại Việt.


Đáp án chính xác


D. Sự ảnh hưởng của các nền văn minh Tây Á và Bắc Phi.


Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: C

Nền độc lập và tự chủ giúp Đại Việt phát triển độc lập với các thế lực bên ngoài và xây dựng nền văn minh dựa trên giá trị quốc gia và bản sắc dân tộc, thể hiện sự tiến bộ về chính trị, văn hóa và kinh tế trong lịch sử.

C đúng 

- A sai vì kế thừa thành tựu của các nền văn minh khác như Chăm-pa và Phù Nam là một khía cạnh của sự đa dạng văn hóa và giao lưu văn hóa trong lịch sử Đại Việt, tuy nhiên, cơ sở hình thành chủ yếu của nền văn minh Đại Việt nằm trong quá trình phát triển và khai phá sự độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam.

- B sai vì quá trình xâm lược và bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài thường là hậu quả của chiến tranh và sự mở rộng chính trị, không phản ánh trực tiếp cơ sở hình thành văn minh của Đại Việt.

- D sai vì sự ảnh hưởng của các nền văn minh Tây Á và Bắc Phi chỉ là một phần trong quá trình giao lưu văn hóa và thương mại, không phản ánh trực tiếp cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt. Cơ sở hình thành chủ yếu của nền văn minh Đại Việt là sự tiến bộ về chính trị, văn hóa và xã hội dựa trên nền tảng bản sắc và truyền thống dân tộc Việt Nam.

*) Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt

1. Khái niệm văn minh Đại Việt

- Văn minh Đại Việt là nền văn minh rực rỡ, tồn tại và phát triển chủ yếu trong thời độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt, kéo dài gần 1000 năm (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX).

- Văn minh Đại Việt kế thừa văn minh Văn Lang – Âu Lạc, trải qua hơn một nghìn năm đấu tranh chống Bắc thuộc được phát huy và phát triển trong hoàn cảnh đất nước độc lập, tự chủ thời Đại Việt với kinh đô Thăng Long, do đó còn được gọi là văn minh Thăng Long.

2. Cơ sở hình thành

- Trên cơ sở kế thừa những thành tựu chủ yếu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc, truyền thống lao động và đấu tranh hơn nghìn năm chống Bắc thuộc để bảo vệ và phát triển văn hoá dân tộc, văn minh Đại Việt từng bước hình thành.

- Văn minh Đại Việt hình thành và phát triển trên cơ sở xây dựng và phát triển quốc gia Đại Việt từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, với sự trưởng thành của dân tộc trên nhiều phương diện: chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, an ninh quốc phòng,... Thành tựu văn minh phát triển nhanh chóng và vững chắc qua các bước chuyển biến mạnh mẽ vị thế đất nước.

+ Thế kỉ X gắn với sự nghiệp khôi phục nền tự chủ sau hơn nghìn năm Bắc thuộc của các chính quyền họ Khúc Dương, Ngô, Đinh, Tiền Lê.

+ Việc dời đô từ Hoa Lư (thuộc Ninh Bình ngày nay) ra Đại La và đổi là Thăng Long (Hà Nội ngày nay) là một bước tiến mới với sự phát triển mọi mặt của quốc gia Đại Việt; bên cạnh kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển tạo nên những sắc thái mới.

+ Cương vực lãnh thổ đất nước từng bước được mở rộng, kéo dài từ Nam Quan đến Cà Mau, mở rộng từ đất liền ra biển đảo. Nền độc lập dân tộc được bảo vệ vững chắc qua nhiều cuộc kháng chiến oanh liệt chống ngoại xâm.

- Ý thức dân tộc ngày càng mạnh mẽ tạo điều kiện cho sự tiếp biến nhiều giá trị từ văn minh Trung Quốc, văn minh Ấn Độ để làm giàu văn minh Đại Việt.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Câu nói nổi tiếng của Hưng Đạo vương “Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách để giữ nước” đã thể hiện tư tưởng nào?

Xem đáp án » 23/07/2024 1,793

Câu 2:

Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo thành công loại vũ khí nào dưới đây?

Xem đáp án » 23/07/2024 1,417

Câu 3:

“Các dân tộc Việt Nam, dù có sự khác nhau về số dân, trình độ phát triển, phong tục tập quán,… song đều có quyền ngang nhau” – đó là nội dung của nguyên tắc nào trong chính sách dân tộc?

Xem đáp án » 19/07/2024 936

Câu 4:

Nho giáo sớm trở thành hệ tư tưởng của chế độ phong kiến ở Đại Việt, vì Nho giáo

Xem đáp án » 22/07/2024 347

Câu 5:

Nhận xét nào dưới đây đúng về đặc điểm cư trú của các dân tộc ở Việt Nam?

Xem đáp án » 21/07/2024 327

Câu 6:

Dưới thời Tiền Lê và thời Lý, hằng năm, nhà nước phong kiến thường tổ chức lễ cày Tịch điền nhằm mục đích khuyến khích

Xem đáp án » 20/07/2024 264

Câu 7:

Tinh thần đoàn kết dân tộc của nhân dân Việt Nam không được hình thành từ yếu tố nào dưới đây?

Xem đáp án » 19/07/2024 258

Câu 8:

Ngày nay, ở Việt Nam, đồng bào các dân tộc thiểu số có xu hướng sử dụng trang phục giống người Kinh, vì

Xem đáp án » 22/07/2024 254

Câu 9:

Phân tích vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Xem đáp án » 21/07/2024 250

Câu 10:

Nhà Rông của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên không có vai trò nào sau đây?

Xem đáp án » 22/07/2024 249

Câu 11:

Hầu hết các dân tộc ở Việt Nam đều thực hiện tín ngưỡng truyền thống nào dưới đây?

Xem đáp án » 22/07/2024 204

Câu 12:

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thành công, đại thành công” là câu nói nổi tiếng của ai?

Xem đáp án » 21/07/2024 200

Câu 13:

Vì sao trống đồng Ngọc Lũ được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2012? Hãy tìm hiểu và trình bày ý nghĩa của các hoa văn trên trống đồng này.

Xem đáp án » 22/07/2024 179

Câu 14:

Các lễ hội của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam thường gắn liền với những hoạt động sản xuất nào?

Xem đáp án » 19/07/2024 173

Câu 15:

Nguyên tắc cơ bản trong quan điểm, đường lối về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay là

Xem đáp án » 23/07/2024 169

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »