Trang chủ Lớp 10 Sinh học Đề kiểm tra Giữa học kì 1 Sinh 10 KNTT có đáp án

Đề kiểm tra Giữa học kì 1 Sinh 10 KNTT có đáp án

Đề kiểm tra Giữa học kì 1 Sinh 10 KNTT có đáp án - Đề 1

  • 743 lượt thi

  • 31 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

02/07/2024

Đối tượng của sinh học chính là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Đối tượng của sinh học chính là các sinh vật cùng các cấp độ tổ chức của thế giới sống.


Câu 2:

12/07/2024

Theo phân chia cấp THPT, ở lớp 10, các em sẽ được tìm hiểu lĩnh vực nào của sinh học?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Theo phân chia cấp THPT, lớp 10 sẽ tìm hiểu về sinh học tế bào và thế giới vi sinh vật; lớp 11 nghiên cứu sinh học cơ thể; lớp 12 nghiên cứu di truyền học, tiến hóa và sinh thái học.


Câu 3:

02/01/2025

Lĩnh vực nghiên cứu cơ bản tập trung vào tìm hiểu những đặc điểm nào của thế giới sống?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích: Lĩnh vực nghiên cứu cơ bản tập trung vào tìm hiểu cấu trúc của các cấp độ tổ chức sống, phân loại, cách thức vận hành và tiến hóa của thế giới sống.

*Tìm hiểu thêm: "Các cấp độ tổ chức sống là những hệ mở tự điều chỉnh"

  • Các cấp độ tổ chức sống đều là những hệ thống mở (không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường).

Ví dụ: Tế bào chỉ tồn tại, lớn lên và phân chia khi thường xuyên thu nhận các chất hóa học từ bên ngoài, biến đổi chúng tạo thành các chất sống, đồng thời loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể. 

  • Cơ thể được cấu tạo nên từ một hay nhiều tế bào, cơ thể cũng không ngừng trao đổi khí, trao đổi nước, lấy thức ăn và thải chất thải ra ngoài môi trường trong quá trình sống.
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 3 (Kết nối tri thức): Các cấp độ tổ chức của thế giới sống (ảnh 5)

Các hệ thống sống có khả năng tự điều chỉnh duy trì ổn định các thông số trong hệ thống không phụ thuộc vào sự thay đổi của môi trường.

  • Sự duy trì ổn định môi trường nội môi được gọi là sự cân bằng nội môi.

Ví dụ: Cơ thể con người có có các cơ chế duy trì thân nhiệt, pH, đường huyết… ở mức tương đối ổn định. Nếu khả năng tự điều chỉnh bị trục trặc, chúng ta có thể bị bệnh, thậm chí tử vong.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

 


Câu 4:

23/07/2024

Hoạt động nào sau đây không ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như gió, năng lượng mặt trời không ảnh hưởng xấu đến phát triển bền vững.


Câu 5:

15/07/2024

Đâu không phải là phương pháp thường được áp dụng trong nghiên cứu sinh học?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Các phương pháp nghiên cứu sinh học là: Phương pháp quan sát, phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm, phương pháp thực nghiệm khoa học.


Câu 6:

23/07/2024

Để quan sát hình dạng và kích thước tế bào thực vật, chúng ta cần dùng dụng cụ nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Tế bào thực vật có hình dạng và kích thước rất nhỏ, nên muốn quan sát chúng cần sử dụng kính hiển vi.


Câu 7:

07/07/2024

Nội dung nào sau đây không phải là phương pháp bảo đảm an toàn trong phòng thí nghiệm?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

C – Sai. Cần phải nắm được quy tắc vận hành máy móc, thiết bị trước khi sử dụng để có thể thu được kết quả chính xác nhất và không làm hư hại máy móc, thiết bị.


Câu 8:

13/07/2024

Cấp độ nhỏ nhất có đầy đủ các đặc điểm của sự sống là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Cấp độ nhỏ nhất có đầy đủ các đặc điểm của sự sống là tế bào.


Câu 9:

27/10/2024

Đặc điểm sau dưới đây không phải là đặc điểm chung của thế giới sống?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Hệ thống khép kín và tự điều chỉnh không phải đặc điểm chung của thế giới sống

A, C, D đều là đặc điểm chung

*Tìm hiểu thêm: "Mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức của thế giới sống"

Tế bào là đơn vị tổ chức nhỏ nhất có đầy đủ các đặc điểm của sự sống, được tổ chức từ các bậc nhỏ hơn là bào quan, phân tử, nguyên tử.

Quần thể là tập hợp các cá thể (cơ thể sinh vật) cùng loài sống trong một khu vực địa lí nhất định và vào thời điểm nhất định.

Quần xã là tập hợp các quần thể của nhiều loài khác nhau cùng tồn tại trong một khu vực địa lý ở cùng một thời điểm.

Quần xã tương tác với nhau và với môi trường tạo nên cấp tổ chức hệ sinh thái.

Mối quan hệ hữu cơ giữa các cấp độ tổ chức dựa trên các hoạt động sống ở cấp độ tế bào.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

 


Câu 10:

14/07/2024

Dạ dày thuộc cấp độ tổ chức sống nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Dạ dày thuộc cấp độ tổ chức sống là cơ quan.


Câu 11:

15/07/2024

Các nguyên tố đa lượng nào sau đây chiếm khoảng 96 % khối lượng vật chất sống ở hầu hết các cơ thể sinh vật?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Bốn nguyên tố đa lượng là C, H, O, N đã chiếm khoảng 96 % khối lượng vật chất sống ở hầu hết các cơ thể sinh vật. Các nguyên tố như Ca, P, K, S và một số nguyên tố đa lượng còn lại chiếm khoảng 3,4%.


Câu 12:

18/07/2024

Mỗi phân tử nước có một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Mỗi phân tử nước có một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng hai liên kết cộng hóa trị.


Câu 13:

21/11/2024

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về các nguyên tố hóa học trong tế bào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

C – Đúng. Nguyên tử carbon linh hoạt có thể tạo nên các phân tử có cấu trúc và tính chất hóa học khác nhau từ cùng một số lượng nguyên tử (cùng công thức hóa học).

A – Sai. Dù nguyên tố vi lượng chỉ chiếm một lượng rất nhỏ trong cơ thể nhưng nếu thiếu chúng, các hoạt động sống sẽ bị rối loạn.

B – Sai. Nguyên tố đa lượng là nguyên tố mà hầu hết các loại tế bào đều cần với một lượng lớn.

D – Sai. Có khoảng 20 – 25% nguyên tố hóa học cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật.

* Tìm hiểu thêm về " nguyên tố hóa học trong tế bào"

- Khi phân tích thành phần hoá học của tế bào, tế bào được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học. Trong tế
bào có thể có mặt hầu hết các nguyên tố trong tự nhiên (92 nguyên tố). Trong đó, 25 nguyên tố đã được
nghiên cứu kỹ là C, H, O, N, S, P, K, Ca, Mg, Fe, Mn, Cu, Zn, Mo, B, Cl, Na, Si, Co… là cần thiết cho sự
sống.
- Trong đó C, H, O và N chiếm 96% trọng lượng chất khô của tế bào, các nguyên tố còn lại chiếm chiếm
một tỉ lệ nhỏ. Trong đó nguyên tố C là nguyên tố quan trọng nhất để tạo nên sự đa dạng của vật chất
hữu cơ.
+ C có 4 electron lớp ngoài cùng nên mỗi nguyên tử C có thể tạo liên kết cộng hóa trị với 4 nguyên tử C
khác.
+ Nhờ vậy, các nguyên tử C có thể tạo khung cho vô số các chất hữu cơ khác nhau.
- Tuy đều được cấu tạo từ các thành phần vô cơ nhưng vật sống có các đặc trưng của thể giới sống
(chuyển hoá vật chất và năng lượng với môi trường, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản) trong
khi các vật không sống thì không có khả năng này.
- Nguyên nhân sự khác biệt đó là do sự khác nhau về thành phần, tỉ lệ các chất hoá học, sự tương tác của
các chất hoá học dẫn đến các đặc tính sinh học nổi trội mà chỉ ở có ở thế giới sống.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước


Câu 14:

14/12/2024

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về nước và vai trò của nước đối với sự sống?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Nước không phải là thành phần chính cấu tạo nên tế bào,là phát biểu sai khi nói về nước và vai trò của nước đối với sự sống.

Tế bào chủ yếu cấu tạo từ các phân tử hữu cơ như protein, lipid, axit nucleic. Tuy nhiên, nước đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng sinh hóa và duy trì môi trường sống của tế bào.

→ D đúng 

- A sai vì nước là môi trường hòa tan và tham gia vào các phản ứng sinh hóa trong tế bào, điều này là điều kiện cần thiết cho sự sống. Nếu không có nước, các quá trình sinh học không thể diễn ra, dẫn đến sự sống không thể tồn tại.

- B sai vì nước tinh khiết chỉ bao gồm các phân tử H2O, không chứa tạp chất hay các ion khác. Điều này giúp duy trì tính chất ổn định và tham gia vào các phản ứng sinh học trong cơ thể sống.

- C sai vì nước là môi trường hòa tan các chất và là chất xúc tác trong nhiều phản ứng sinh hóa. Nó giúp tạo ra các sản phẩm cần thiết cho quá trình trao đổi chất và duy trì sự sống trong tế bào.

+ Nước là thành phần chủ yếu của tế bào: Trong hầu hết các tế bào, nước chiếm từ 70% đến 90% khối lượng. Đây là thành phần chính tạo nên môi trường nội bào và ngoại bào, giúp duy trì cấu trúc và chức năng của tế bào.

+ Vai trò sinh hóa quan trọng: Nước là dung môi hòa tan các chất cần thiết cho các phản ứng hóa học, như trao đổi chất và năng lượng.

+ Tham gia vào các quá trình sinh học: Nước trực tiếp tham gia vào nhiều phản ứng hóa học, như thủy phân và tổng hợp, đồng thời giúp vận chuyển chất dinh dưỡng, ion và sản phẩm trao đổi chất.

+ Duy trì hình dạng và hoạt động của tế bào: Áp suất nước trong tế bào duy trì độ căng của màng, ảnh hưởng đến hình dạng và hoạt động của tế bào.

+ Cần thiết cho sự sống: Không có nước, các quá trình sinh học không thể diễn ra, dẫn đến sự ngừng hoạt động của tế bào và sự sống.

Kết luận, nước không chỉ là thành phần chính cấu tạo nên tế bào mà còn đóng vai trò thiết yếu trong mọi hoạt động của sự sống.

* Mở rộng:

Nước

1. Cấu tạo hóa học và tính chất vật lí, hóa học của nước

- Mỗi phân tử nước có một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng hai liên kết cộng hóa trị.

- Nước có tính phân cực: Trong phân tử nước, nguyên tử O có khả năng hút electron mạnh hơn nên cặp electron dùng chung có xu hướng lệch về phía oxygen. Do đó, đầu oxygen của phân tử nước sẽ mang một phần điện tích âm và nguyên tử H mang một phần điện tích dương.

- Nhờ tính chất phân cực, các phân tử nước liên kết với nhau và liên kết với nhiều phân tử khác bằng liên kết hydrogen làm cho nước có tính chất độc đáo như có khả năng hòa tan nhiều chất, có nhiệt bay hơi cao, sức căng bề mặt lớn,…

2. Vai trò của nước

Nước có vai trò quan trọng đối với sự sống của tế bào và cơ thể:

- Nước chiếm khoảng 70 – 90 % khối lượng tế bào và còn là thành phần chính của dịch gian bào, huyết tương, dịch khớp,…

- Nước là dung môi hòa tan nhiều hợp chất như muối, đường, protein,…

- Nước là môi trường và nguyên liệu cho nhiều phản ứng trong tế bào.

- Nước là môi trường vận chuyển các chất.

- Nước giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể nhờ sự phá vỡ và hình thành các liên kết hydrogen giữa các phân tử nước.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước

Giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước


Câu 15:

23/07/2024

Những phân tử hữu cơ được tổng hợp và tồn tại trong các tế bào sống được gọi

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Phân tử sinh học là những phân tử hữu cơ được tổng hợp và tồn tại trong các tế bào sống.


Câu 16:

21/07/2024

Các phân tử sinh học chính bao gồm

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Các phân tử sinh học chính bao gồm: Carbohydrate, lipid, protein và các nucleic acid.


Câu 17:

30/12/2024

Nguồn thực phẩm nào sau đây cung cấp nhiều tinh bột?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Nguồn thực phẩm cung cấp nhiều tinh bột đến từ các loại củ, quả, hạt thực vật như củ cải đường, khoai tây, gạo.

→ B đúng 

- A sai vì chúng chủ yếu chứa đường đơn (glucose, fructose) và đường đôi (lactose), trong khi tinh bột là carbohydrate phức tạp có trong các loại ngũ cốc, khoai củ.

- C sai vì sữa và nước ngọt chứa đường đơn hoặc đường đôi, còn cá là nguồn cung cấp protein và chất béo, không chứa tinh bột vốn có nhiều trong ngũ cốc và khoai củ.

- D sai vì rau cải chứa chủ yếu chất xơ, vitamin, khoáng chất, còn cá cung cấp protein và chất béo. Chỉ gạo là nguồn giàu tinh bột, nhưng nhóm này không đồng đều về tinh bột.

Củ cải đường không phải là thực phẩm giàu tinh bột mà là nguồn cung cấp đường (saccharose). Trong khi đó, khoai tây và gạo thực sự là những nguồn thực phẩm chứa hàm lượng tinh bột cao.

  • Gạo: Là một trong những nguồn thực phẩm giàu tinh bột nhất, chiếm khoảng 70-80% khối lượng hạt gạo. Tinh bột trong gạo là nguồn năng lượng chính cho cơ thể, đặc biệt ở các quốc gia châu Á, nơi gạo là thực phẩm chính.

  • Khoai tây: Chứa khoảng 15-20% tinh bột trong trọng lượng. Tinh bột từ khoai tây dễ tiêu hóa và là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng. Khoai tây cũng giàu các chất dinh dưỡng khác như vitamin C, kali, và chất xơ.

  • Củ cải đường: Mặc dù cũng là một loại thực phẩm phổ biến, nhưng nó chứa chủ yếu là đường, không phải tinh bột. Củ cải đường thường được sử dụng trong công nghiệp chế biến để sản xuất đường tinh luyện (saccharose), thay vì là nguồn tinh bột.

Tinh bột là một carbohydrate phức hợp, quan trọng cho việc cung cấp năng lượng lâu dài và ổn định. Các nguồn thực phẩm giàu tinh bột khác bao gồm lúa mì, ngô, sắn, và các loại đậu. Việc hiểu rõ nguồn gốc tinh bột giúp lựa chọn thực phẩm phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và chế độ ăn uống.


Câu 18:

23/07/2024

Loại đường cấu tạo nên vỏ tôm, cua là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Chitin là một loại đường cấu tạo nên vỏ của nhiều loài như tôm, cua, nhện và thành tế bào của nhiều loài nấm.


Câu 19:

15/07/2024

Cà rốt là một loại củ có chứa nhóm sắc tố màu vàng cam là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Cà rốt là một loại củ có chứa nhóm sắc tố màu vàng cam là carotenoid, có bản chất là một loại lipid.


Câu 20:

15/07/2024

Trong thí nghiệm nhận biết lipid bằng phép thử nhũ tương, tại sao lại cho dầu ăn vào trong ống nghiệm có cồn?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong thí nghiệm nhận biết lipid bằng phép thử nhũ tương, cho dầu ăn vào ống nghiệm chứa cồn vì dầu ăn là một loại lipid không tan trong nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ. Dựa vào kết quả thí nghiệm có thể phát hiện lipid bằng phép thử nhũ tương.


Câu 21:

21/07/2024

Tế bào nhân sơ không có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Tế bào nhân sơ có đặc điểm chung là kích thước nhỏ, chưa có màng nhân, trong tế bào chất chỉ có ribosome, không có các bào quan có màng bọc, không có hệ thống nội màng.


Câu 22:

13/07/2024

Thành phần cấu tạo chính của tế bào nhân sơ là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Thành phần cấu tạo chính của tế bào nhân sơ là thành tế bào, màng tế bào, tế bào chất và vùng nhân.


Câu 23:

15/07/2024

Thành phần nào dưới đây có thể có ở tế bào vi khuẩn?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Vi khuẩn là sinh vật nhân sơ nên không có các thành phần là nhân, ti thể và lưới nội chất.

- Ngoài các gen nằm trong vùng nhân, một số vi khuẩn còn có các yếu tố di truyền ngoài vùng nhân gọi là plasmid.


Câu 24:

20/07/2024

Thuốc kháng sinh penicillin diệt vi khuẩn bằng cách

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Thuốc kháng sinh penicillin diệt vi khuẩn bằng cách ngăn không cho vi khuẩn tạo được thành tế bào, đặc biệt là đối với vi khuẩn Gr+.


Câu 25:

17/10/2024

Đặc điểm nào sau đây không có ở tế bào nhân thực?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích: D – Sai. Cấu tạo thành tế bào bằng peptidoglycan là đặc điểm của vi khuẩn.

Đặc điểm của tế bào nhân thực là: có màng nhân ngăn cách nhân và tế bào chất, có hệ thống các bào quan và các bào quan có màng bao bọc.

*Tìm hiểu thêm: "Đặc điểm chung của tế bào nhân thực:"

Tế bào nhân thực có kích thước lớn và cấu tạo phức tạp. những điểm tiến hóa của tế bào nhân thực so với tế bào nhân sơ là:

  • chính thức có màng nhân ngăn cách chất nhân và tế bào chất

  • có hàng loạt bào quan có màng bọc, chuyên hóa những chức năng riêng biệt.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Kết nối tri thức): Tế bào nhân thực (ảnh 2)

 

Tế bào nhân thực chia thành 2 loại là tế bào thực vật và động vật với những đặc điểm thích nghi riêng biệt:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Kết nối tri thức): Tế bào nhân thực (ảnh 3)
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Câu 26:

19/10/2024

Lục lạp thực có chức năng nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Lục lạp có chức năng là thu nhận ánh sáng mặt trời thông qua quá trình quang hợp để tạo ra nguồn năng lượng hóa học tích lũy trong carbohydrate.

*Tìm hiểu thêm: " Lục lạp - bào quan hấp thụ năng lượng ánh sáng"

Lục lạp là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật. Lục lạp hình bầu dục, được bao bọc bởi 2 lớp màng giống như ti thể. Bên trong lục lạp có hệ thống túi dẹp gọi là thylakoid - chứa sắc tố hấp thụ ánh sáng. Enzyme quang hợp có cả ở chất nền (stroma) và hệ thống thylakoid để chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng dự trữ trong phân tử carbohydrate.

Ngoài ra, lục lạp cũng có DNA và ribosome của riêng mình, để tổng hợp những protein cần thiết cho quang hợp.

Ti thể và lục lạp có mối quan hệ mật thiết trong quá trình chuyển hóa năng lượng của tế bào:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Kết nối tri thức): Tế bào nhân thực (ảnh 13)
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Câu 27:

18/07/2024

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về cấu tạo tế bào nhân thực?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

D – Sai. Lục lạp có ở tế bào thực vật và một số loài sinh vật khác như tảo lục.


Câu 28:

22/07/2024

Màng sinh chất có cấu trúc động là nhờ

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Màng sinh chất có cấu trúc động là nhờ các phân tử phospholipid và protein thường xuyên dịch chuyển.


Câu 29:

11/07/2024
Một người nông dân cho rằng: “Chỉ cần quan sát biểu hiện bên ngoài của lúa là có thể khẳng định được lúa đang bị thiếu nguyên tố nào”. Em đánh giá như thế nào về ý kiến của người nông dân này?
Xem đáp án

Ý kiến trên chưa hoàn toàn đúng vì nếu chỉ sử dụng phương pháp quan sát thì chỉ nhận biết được cây thiếu nguyên tố khoáng nào khi cây có biểu hiện đặc trưng. Trong trường hợp cây thiếu các nguyên tố khoáng khác nhau lại có biểu hiện giống nhau thì cần phối hợp thêm các phương pháp thực nghiệm khoa học mới cho kết quả chính xác.


Câu 30:

23/07/2024

Tại sao nên ăn nhiều loại rau xanh khác nhau trong khi thành phần chính của các loại rau là cellulose – chất mà con người không thể tiêu hóa được?

Xem đáp án

Con người không tiêu hóa được cellulose nhưng cellulose lại giúp ích trong tiêu hóa thức ăn. Cellulose kích thích các tế bào niêm mạc ruột tiết ra dịch nhầy làm cho thức ăn được di chuyển trươn tru trong đường ruột, đồng thời cellulose cũng cuốn trôi những chất cặn bã bám vào thành ruột ra ngoài. Ngoài ra, các loại rau xanh khác nhau chứa các vitamin và khoáng chất thiết yếu, vì vậy chúng ta nên ăn nhiều các loại rau xanh.


Câu 31:

19/07/2024
Vì sao những người uống nhiều rượu dễ mắc các bệnh về gan?
Xem đáp án

Những người uống rượu dễ mắc các bệnh về gan vì: Gan có chứa nhiều lưới nội chất trơn làm nhiệm vụ khử độc, đào thải độc tố. Rượu bia chứa nhiều các chất độc hại, khi chất độc quá nhiều đi vào gan và không kịp đào thải sẽ tích tụ lại. Khi quá trình tích tụ lâu, các chất độc sẽ hủy hoại các tế bào gan dẫn đến mắc các bệnh về gan.


Bắt đầu thi ngay