Trang chủ Lớp 12 Địa lý Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 12 Học kì 1 (Lần 1)

Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 12 Học kì 1 (Lần 1)

Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 12 Học kì 1 (Lần 1 - Đề 3 - có đáp án và thang điểm chi tiết)

  • 1208 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 15 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

18/07/2024

Phần trắc nghiệm

Mùa đông ở vùng núi Đông Bắc đến sớm và kết thúc muộn hơn những vùng khác chủ yếu là do:

Xem đáp án

Chọn: C.

Do có các cánh cung đầu mở rộng về phía Bắc, quy tụ ở phía Tam Đảo có tác động hút gió mùa đông bắc nên mùa đông ở vùng núi Đông Bắc đến sớm và kết thúc muộn hơn.


Câu 2:

19/07/2024

Nhận định nào sau đây không đúng về thế mạnh tự nhiên của khu vực đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội?

Xem đáp án

Chọn: C.

Nguồn thủy năng dồi dào, khoáng sản phong phú, đa dạng là thế mạnh của vùng đồi núi.


Câu 3:

22/07/2024

Địa hình cao nhất của nước ta được phân bố chủ yếu ở khu vực

Xem đáp án

Chọn: B.

Khu vực Tây Bắc là khu vực có địa hình cao nhất nước ta.


Câu 4:

17/07/2024

Vùng có địa hình chủ yếu là bán bình nguyên của nước ta:

Xem đáp án

Chọn: D.

Vùng có địa hình chủ yếu là bán bình nguyên của nước ta là Đông Nam Bộ


Câu 5:

18/07/2024

Hệ thống núi ở Bắc Trường sơn có đặc điểm:

Xem đáp án

Chọn: A.

Hệ thống núi ở Bắc Trường Sơn:Giới hạn: Từ sông Cả tới dãy núi Bạch Mã. Hướng Tây Bắc - Đông Nam. Các dãy núi song song, so le nhau dài nhất, cao ở hai đầu, thấp ở giữa. Các vùng núi đá vôi (Quảng Bình, Quảng Trị).


Câu 6:

18/07/2024

Nước ta có vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, trong khu vực ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và gió mùa châu Á nên:

Xem đáp án

Chọn: A.

Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, trong khu vực ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và gió mùa châu Á nên khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới chịu ảnh hưởng của 2 gió mùa → khí hậu có hai mùa rõ rệt.


Câu 7:

18/11/2024

Toàn bộ phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa, đó là vùng:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Toàn bộ phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa, đó là vùng thềm lục địa.

→ C đúng 

- A, B, D sai vì chúng chỉ là các vùng biển bề mặt có quyền chủ quyền của quốc gia, trong khi phần ngầm dưới biển và lòng đất thuộc rìa lục địa mở rộng được coi là thềm lục địa, có thể vượt ra ngoài lãnh hải và có chế độ pháp lý riêng.

*) Vùng biển

- Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.

- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của 8 nước, gồm: Trung Quốc, Philippin, Malaixia, Brunây, Indonexia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia.

- Đặc điểm các bộ phận thuộc vùng biển nước ta:

+ Nội thủy: là vùng nước tiếp giáp với đất liền, nằm ở phía trong đường cơ sở, được coi như một bộ phận trên đất liền.

+ Lãnh hải: là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển: Rộng 12 hải lí, ranh giới ngoài tính bằng đường song song và cách đều với đường cơ sở về phía biển và đường phân định trên vịnh với các nước hữu quan. Ranh giới ngoài của lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

+ Vùng tiếp giáp lãnh hải: Rộng 12 hải lí, là vùng đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của một nước ven biển, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư.

+ Vùng đặc quyền kinh tế: Rộng 200 hải lí (*1852m) tính từ đường cơ sở. Nhà nước và nhân dân ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn cho phép nước ngoài được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tự do lưu thông hàng hải và hàng không theo Luật biển.

+ Vùng thềm lục địa: Là phần ngầm dưới đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần rìa lục địa kéo dài đến độ sâu - 200m hoặc hơn nữa, Nhà nước ta có quyền thăm dò và khai thác, bảo vệ và quản lí tài nguyên.

Lý thuyết Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ | Địa Lí lớp 12 (ảnh 1)

Sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển Việt Nam


Câu 8:

18/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết điểm cực Đông thuộc tỉnh nào của nước ta?

Xem đáp án

Chọn: A.

Điểm cực Đông: tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, với vĩ độ 12°40′, kinh độ 109°24’Đ.


Câu 9:

20/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, hãy cho biết hướng Tây Bắc – Đông Nam là hướng của dãy núi nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn: D.

Dãy Trường Sơn Nam, Đông Triều có hướng vòng cung. Dãy Bạch Mã hướng tây – đông. Dãy Dãy Trường Sơn Nam hướng Tây Bắc – Đông Nam.


Câu 10:

18/07/2024

Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 13, đi từ Tây sang Đông ở vùng núi Đông Bắc lần lượt là các cánh cung:

Xem đáp án

Chọn: B.

Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 13, xác định các cánh cung. Đi từ Tây sang Đông ở vùng núi Đông Bắc lần lượt là các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.


Bắt đầu thi ngay