Bộ 15 đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử học năm 2022
Bộ 15 đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử học năm 2022 (Đề 26)
-
3836 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
14/07/2024Tháng 6/1950, Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định mở chiến dịch Biên giới trong hoàn cảnh nào?
A loại vì Mĩ tăng cường viện trợ cho Pháp để can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương.
B loại vì một trong những mục tiêu của ta khi mở chiến dịch Biên giới là khai thông biên giới Việt – Trung.
C loại vì sau chiến dịch Biên giới ta mới giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ và sau chiến cuộc Đông - Xuân 1953 – 1954 ta mới giành quyền chủ động trên toàn chiến trường Đông Dương.
D chọn vì với thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở Đông Âu năm 1949 thì chủ nghĩa xã hội đã trở thành 1 hệ thống trên thế giới 4 tháng 6/1950, Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định mở chiến dịch Biên giới trong hoàn cảnh chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.
Câu 2:
21/07/2024Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (tháng 12/1950) của thực dân Pháp ở Đông Dương không có nội dung nào dưới đây?
- Nội dung các phương án A, B, D là nội dung của kế hoạch Đà Lát đơ Tátxinhi (tháng 12/1950).
- Nội dung phương án C là nội dung của kế hoạch Rơ-ve (1949).
Câu 3:
13/07/2024Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, bài học kinh nghiệm được rút ra cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay là
A chọn vì nguyên tắc không đổi là giữ vững độc lập, chủ quyền và trên cơ sở đó, tùy vào tình hình thực tế mà ta đề ra sách lược mềm dẻo phù hợp mà vẫn đảm bảo nguyên tắc trên.
B loại vì thực tế là khi ta muốn hòa bình thì Pháp lại bội ước và muốn biến nước ta thành thuộc địa một lần nữa. Khi điều kiện đấu tranh hòa bình không còn nữa thì ta buộc phải chiến đấu để bảo vệ nền độc lập, chủ quyền.
C loại vì nếu không cứng rắn về nguyên tắc thì sẽ mất độc lập, chủ quyền.
D loại vì thực tế, ta đã thực hiện tốt việc phân hóa kẻ thù và có đường lối đấu tranh phù hợp. Ta nhân nhượng với quân Trung Hoa Dân quốc để chống Pháp ở Nam Bộ nhưng ta cũng nhân nhượng với Pháp để đuổi 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc về nước và có điều kiện hòa bình tạm thời nhằm chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài về sau thông qua việc ký kết Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946) với Pháp.
Câu 4:
22/07/2024Năm 1953, thực dân Pháp để ra kế hoạch Nava nhằm mục đích
A loại và quốc tế hóa chiến tranh Đông Dương là âm mưu của Mĩ.
B loại vì lúc này mục tiêu của Pháp là kết thúc chiến tranh.
C chọn vì năm 1953, thực dân Pháp để ra kế hoạch Nava nhằm mục đích kết thúc chiến tranh trong danh dự.
D loại vì khóa chặt biên giới Việt – Trung không phải là mục tiêu của kế hoạch Nava mà là mục tiêu của kế hoạch Rơve.
Câu 5:
01/09/2024Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952 - 1973?
Đáp án đúng là : D
- Có hệ thống thuộc địa rộng lớn, không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952 - 1973
Vì sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật mất hết thuộc địa.
- Nội dung các phương án A, B, C là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952 - 1973.
→ D đúng.A,B,C sai.
* NHẬT BẢN TỪ NĂM 1952 ĐẾN NĂM 1973.
1. Kinh tế.
a. Sự phát triển của nền kinh tế, khoa học – kĩ thuật Nhật Bản.
* Kinh tế:
- Từ năm 1952 – 1960, kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh.
- Từ 1960 – 1973, đây được coi là giai đoạn phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản:
+ 1960 – 1969, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 10.8%/ năm; từ 1970 – 1973, GDP tăng bình quân 7.8%/năm.
+ Năm 1968, Nhật Bản vươn lên trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ 2 trong thế giới tư bản.
- Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính hàng đầu thế giới.
* Khoa học – kĩ thuật:
- Được nhà nước quan tâm đầu tư, phát triển.
- Đẩy nhanh sự phát triển của khoa học – kĩ thuật bằng cách mua bằng phát minh sáng chế.
- Khoa học – kĩ thuật – công nghệ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng.
b. Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.
1 - Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
2 - Vai trò lãnh đạo, quản lý của nhà nước Nhật.
3 - Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt và cạnh tranh cao.
4 - Áp dụng thành công những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
5 - Chi phí quốc phòng thấp (dưới 1%) nên có điều kiện tập trung đầu tư vốn cho kinh tế.
6 - Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển (viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam…).
c. Khó khăn, thách thức của nền kinh tế Nhật Bản.
1 - Lãnh thổ hẹp, dân đông, nghèo tài nguyên, thường xảy ra thiên tai, phải phụ thuộc vào nguồn nguyên nhiên liệu nhập từ bên ngoài.
2 - Cơ cấu kinh tế mất cân đối (giữa các vùng kinh tế, các ngành sản xuất,...).
3 - Chịu sự cạnh tranh gay gắt của Mỹ, Tây Âu, NICs, Trung Quốc…
2. Chính trị
a. Đối nội:
- Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, tiếp tục duy trì và phát triển nền dân chủ tư sản.
- Dưới thời cầm quyền của Thủ tướng Ikeda Hayato, Nhật Bản chủ trương xây dựng “nhà nước phúc lợi chung”.
b. Đối ngoại.
- Liên minh chặt chẽ với Mĩ (Hiệp ước An ninh Mĩ – Nhật được kéo dài vĩnh viễn).
- Bước đầu đa dạng hóa quan hệ ngoại giao.
+ 1956, bình thường hóa quan hệ với Liên Xô.
+ 1956, Nhật Bản ra nhập Liên Hợp quốc.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Câu 6:
22/07/2024“Một tấc không đi, một li không rời” là khẩu hiệu thể hiện quyết tâm của nhân dân miền Nam trong
“Một tấc không đi, một li không rời” là khẩu hiệu thể hiện quyết tâm của nhân dân miền Nam trong cuộc đấu tranh chống và phá “ấp chiến lược” (1961 – 1965).
Câu 7:
22/07/2024Phong trào cách mạng 1930 - 1931 và cao trào kháng Nhật cứu nước ở Việt Nam có điểm tương đồng là?
A loại vì phong trào 1930 – 1931 và cao trào kháng Nhật cứu nước ở Việt Nam không đề ra mục mục tiêu và hình thức đấu tranh mới.
B loại vì để lại bài học quý báu về xây dựng khối liên minh công nông chỉ đúng với phong trào 1930 – 1931.
C loại vì trong phong trào 1930 – 1931 chưa có mặt trận dân tộc thống nhất.
D chọn vì phong trào 1930 – 1931 và cao trào kháng Nhật cứu nước ở Việt Nam đều sử các hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt.
Câu 8:
21/07/2024Quốc gia nào dưới đây tham dự hội nghị Ianta (2-1945)
Một trong những quốc gia tham dự hội nghị Ianta (2 - 1945) là Liên Xô.
Câu 9:
19/07/2024Kế hoạch tác chiến của Đảng Lao động Việt Nam trong đông - xuân 1953 - 1954 là quyết tâm giữ vững quyền chủ động đánh địch ở trên cả hai mặt trận
- Kế hoạch của Đảng; tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu để nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, buộc chúng phân tán lực lượng để đối phó với ta và ta có thêm những điều kiện thuận lợi để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực địch. Theo đó, ta tiến hành đánh địch và buộc địch phải phân tán đi 5 nơi: kể từ đồng bằng Bắc Bộ → Điện Biên Phủ → Xê nô → Luông Phabang, Mường Sài → Playku.
- Phối hợp với mặt trận chính, ở vùng sau lưng địch phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh.
→ Kế hoạch tác chiến của Đảng Lao động Việt Nam trong đồng - xuân 1953 - 1954 là quyết tâm giữ vững quyền chủ động đánh địch ở trên cả hai mặt trận chính diện và sau lưng địch.
Câu 10:
18/07/2024Ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cuộc bãi công Ba Son (8/1925) là sự kiện
A loại vì cuộc bãi công Ba Son (8/1925) chỉ là bước ngoặt của phong trào công nhân chứ không phải là bước ngoặt chung của cách mạng cả nước.
B loại vì phải đến phong trào 1930 – 1931 thì liên minh công - nông mới bước đầu được hình thành.
C chọn vì cuộc bãi công Ba Son (8/1925) đã đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ tự phát sang tự giác.
D loại vì Đảng ra đời mới chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cách mạng Việt Nam.
Câu 11:
23/07/2024Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, vai trò của quân Mỹ được xác định là
Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, vai trò của quân Mỹ được xác định là trực tiếp tham chiến
Câu 12:
18/07/2024Căn cứ vào đâu để Hội nghị lần thứ 8 BCH TW Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần, tiến lên tổng khởi nghĩa?
A loại và tổng khởi nghĩa diễn ra hài hòa ở cả nông thôn và thành thị nên không xác định được điều kiện khởi nghĩa ở nơi nào xuất hiện sớm hơn.
C loại vì chính sách cai trị của Nhật – Pháp đều là bóc lột.
D loại vì mỗi địa phương sẽ có tình hình cụ thể khác nhau nên Đảng chủ trương tiến hành khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa là để cho các địa phương tùy thuộc vào tình hình thực tế mà tiến hành khởi nghĩa cho phù hợp.
Câu 13:
18/07/2024Trong năm 1972, hai cường quốc Xô - Mĩ đã cùng nhau kí kết các văn kiện hợp tác với trọng tâm là
Trong năm 1972, hai cường quốc Xô - Mĩ đã cùng nhau kí kết các văn kiện hợp tác với trọng tâm là hạn chế cuộc chạy đua vũ trang. Điều này được thể hiện thông qua Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) và Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT – 1).
Câu 14:
21/07/2024Cơ quan nào dưới đây là cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?
Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là báo Thanh niên.
Câu 15:
01/10/2024Trong những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Mĩ có biểu hiện nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Trong những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Mĩ có biểu hiện trải qua những đợt suy thoái ngắn.
A đúng
- B sai vì trong những năm 90 của thế kỷ XX, nền kinh tế Mỹ không gặp khủng hoảng trầm trọng kéo dài mà trải qua giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ và phục hồi sau các khủng hoảng trước đó. Kinh tế Mỹ trong thời kỳ này chứng kiến sự bùng nổ của công nghệ thông tin và tăng trưởng bền vững.
- C sai vì mặc dù nền kinh tế Mỹ trong những năm 90 của thế kỷ XX trải qua giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới chủ yếu là đặc trưng của các nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc. Mỹ vẫn đạt mức tăng trưởng cao nhưng không phải là cao nhất toàn cầu.
- D sai vì trong những năm 90 của thế kỷ XX, nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh nhưng không hoàn toàn liên tục; nó chịu ảnh hưởng của các giai đoạn tăng trưởng và điều chỉnh. Sự phát triển này chủ yếu là ổn định và bền vững, không phải là nhanh và liên tục không ngừng.
* Tình hình chung
- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ bị thiệt hại ít và thu đuợc nhiều lợi nhuận nhất
-Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản.
2. Về kinh tế
- Trong những năm 1945-1950, sản lượng công nghiệp của Mĩ luôn luôn chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới, 3/4 dự trữ vàng của thế giới, trên 50% tàu thuyền đí lại trên biển là của Mĩ.
- Hai thập kỉ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính giàu mạnh nhất thế giới.
*Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Mĩ
+ Đất nước không bị chiến tranh tàn phá.
+ Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào.
+ Dựa vào thành tựu Khoa học-kĩ thuật...
+ Có nền sản xuất vũ khí phát triển cao (thu 114 ti USD trong chiến tranh).
+ Trình độ tập trung sản xuất và tư bản cao.
- Kinh tế Mĩ những thập niên sau không còn giữ ưu thế tuyệt đổi.
*Nguyên nhân làm cho kinh tế của Mĩ bị suy giảm
+ Bị Tây Âu và Nhật Bản vươn lên và cạnh tranh gay gắt.
+ Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
+ Do theo đuổi tham vọng làm bá chủ thế giới, Mĩ chi nhiều những khoản lớn.
+ Sự chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Câu 16:
22/07/2024Câu trích “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” (Sách giáo khoa Lịch sử 12) trong văn kiện nào dưới đây?
“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” (Sách giáo khoa Lịch sử 12) là câu trích trong văn kiện Tuyên ngôn độc lập.
Câu 17:
22/07/2024Với các hoạt động quân sự “tìm diệt”, Mĩ có âm mưu gì trong cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1965 - 1968?
Với các hoạt động quân sự “tìm diệt”, Mĩ cố giành lại thế chủ động trên chiến trường trong cuộc chiến tranh miền Nam Việt Nam giai đoạn 1965 – 1968.
Câu 18:
19/07/2024Mĩ viện trợ cho các nước Tây Âu thông qua Kế hoạch Mácsan (1947) nhằm mục đích nào sau đây?
Mĩ viện trợ cho các nước Tây Âu thông qua Kế hoạch Mácsan (1947) nhằm mục đích lôi kéo đồng minh các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu để ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội.
Câu 19:
20/07/2024Đảng Cộng sản Đông Dương đã khắc phục được một trong những hạn chế nào của Luận cương chính trị (10-1930) trong giai đoạn 1939 - 1945 qua chủ trương
Trong giai đoạn 1939 - 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã khắc phục được một trong những hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930) qua chủ trương
Câu 20:
12/07/2024Trong quá trình chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền (1941 - 1945), một trong những nhiệm vụ cấp bách của Đảng Cộng sản Đông Dương là vận động quần chúng tham gia
Trong quá trình chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền (1941 - 1945), một trong những nhiệm vụ cấp bách của Đảng Cộng sản Đông Dương là vận động quần chúng tham gia mặt trận trận Việt
Minh.
Câu 21:
19/07/2024Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946, Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia
Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946, Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do.
Câu 22:
17/07/2024Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp ngày 18 và 19/12/1946, đã quyết định
Ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp đã quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Câu 23:
22/07/2024Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, các cuộc xung đột quân sự xảy ra ở bán đảo Bancăng, ở một số nước châu Phi và sự kiện nước Mĩ bị khủng bố (11/9/2001) là minh chứng cho
A loại vì trật tự đa cực chưa được hình thành.
B loại vì các cuộc xung đột quân sự xảy ra ở bán đảo Bancăng không phải biểu hiện về sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố.
C loại vì nước Mĩ bị khủng bố (11/9/2001) không phải do sự đối đầu Mĩ – Trung.
D chọn vì các cuộc xung đột quân sự xảy ra ở bán đảo Bancăng, ở một số nước châu Phi và sự kiện nước Mĩ bị khủng bố (11/9/2001) là minh chứng cho những bất ổn, khó lường của tình hình quốc tế.
Câu 24:
21/07/2024Thất bại của các phong trào yêu nước từ đầu thế kỉ XX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây cho cách mạng Việt Nam?
A loại vì tùy vào tình hình thực tế mà đều cao vấn đề dân tộc giải phóng hay giai cấp giải phóng.
B chọn vì tùy vào tình hình thực tế mà đều cao vấn đề dân tộc giải phóng hay giai cấp giải phóng nên bài học rút ra là cần phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.
C loại vì điều kiện chủ quan bên trong mới giữ vai trò quyết định.
D loại vì thực tế trong cách mạng tháng Tám thì lực lượng chính trị đóng vai trò quyết định.
Câu 25:
17/07/2024Trước cách mạng tháng Hai, nước Nga là nơi tập trung
A loại vì chế độ phong kiến và những rào cản của nó làm cho kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Nga bị kìm hãm.
B chọn vì ở Nga tập trung các mâu thuẫn của thời đại bao gồm: mâu thuẫn giữa nhân dân với chế độ phong kiến, mâu thuẫn giữa kinh tế TBCN và rào cản phong kiến, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc Nga với các đế quốc khác.
C loại vì nếu chỉ nói là cách mạng tư sản thì chưa thấy rõ được cách mạng tư sản ở Nga là kiểu cũ hay kiểu mới và những tiền đề/điều kiện nào quy định tính chất này của cách mạng tháng Hai ở Nga.
D loại vì Nga không phải là nước thuộc địa.
Câu 26:
20/07/2024Hai xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước, cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đều gắn liền với
A chọn vì hai xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước, cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đều gắn liền với nhiệm vụ chống đế quốc.
B loại vì nếu chỉ nêu là sĩ phu yêu nước thì lại chưa thể hiện rõ được sự phân hóa giữa sĩ phu yêu nước và sĩ phu yêu nước tiến bộ. Điểm tiến bộ là các sĩ phu đã từ bỏ con đường cứu nước phong kiến đã lỗi thời để đi theo con đường cứu nước mới – dân chủ tư sản.
C loại vì tư sản Việt Nam lúc này chưa trở thành giai cấp, phải đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp (1919 – 1929) thì tư sản mới trở thành giai cấp.
D loại vì tư tưởng bạo động vũ trang gắn với hoạt động của Phan Bội Châu.
Câu 27:
17/07/2024Vì sao nói phong trào Đồng khởi (1959 - 1960) làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm?
B loại vì đến năm 1963 chính quyền Ngô Đình Diệm mới sụp đổ.
C loại vì lúc này phong trào “Đồng khởi” diễn ra với sự nổi dậy của quần chúng chứ không phải quân giải phóng. Phải sau phong trào “Đồng khởi” thì Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam mới được thành lập.
D loại vì “Ấp chiến lược” được tiến hành trong giai đoạn chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965) tức là sau phong trào “Đồng khởi”.
Câu 28:
21/07/2024Thực hiện phương án Maobaton” (1947), Ấn Độ được thực dân Anh
Thực hiện “phương án Maobaton” (1947), Ấn Độ được thực dân Anh trao quyền tự trị.
Câu 29:
21/07/2024Trong chiến tranh Đông Dương, chiến trường chính được cả ta và Pháp xác định là
Chiến dịch Việt Bắc, Biên giới, Điện Biên Phủ đều diễn ra ở vùng rừng núi Tây Bắc.
Câu 30:
13/07/2024Điểm khác nhau của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 so với chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam là về
A chọn vì chiến dịch Việt Bắc là chiến dịch phản công lớn đầu tiên còn chiến dịch Biên giới là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của ta.
B loại vì đều diễn ra ở rừng núi.
C loại vì đều là chống Pháp.
D loại vì lực lượng đều là lực lượng chính trị và vũ trang.
Câu 31:
20/07/2024Sự kiện nào ở khu vực Đông Bắc Á đã góp phần làm xói mòn trật tự hai cực Ianta?
Các nhân tố làm xói mòn trật tự hai cực Ianta:
- Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (1946 – 1949) → sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã nối dài hệ thống CNXH từ Âu sang Á → bước đột phá làm xói mòn trật tự hai cực.
- Phong trào GPDT trên thế giới phát triển mạnh mẽ sau CTTG thứ hai → sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập.
- Sự vươn lên mạnh mẽ của các cường quốc: Tây Âu, Nhật Bản,...
- Mĩ, Liên Xô suy yếu nhiều mặt.
- Sự phát triển của CM KH-KT và xu thế toàn cầu hóa.
Câu 32:
17/07/2024Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?
Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là độc lập và tự do.
Câu 33:
21/07/2024Nội dung nào là điểm tương đồng giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mỹ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A loại vì chỉ phong trào GPDT ở châu Phi mới có một tổ chức lãnh đạo thống nhất.
B chọn vì phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mỹ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai đều giành thắng lợi.
C loại vì ở châu Phi chủ yếu là đấu tranh chính trị.
D loại vì phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi không theo khuynh hướng vô sản.
Câu 34:
12/07/2024Để góp phần xây dựng hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, năm 1952, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Để góp phần xây dựng hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, năm 1952, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm.
Câu 35:
21/07/2024Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tại Võng La (Đông Anh - Phúc Yên) tháng 2/1943 đã
Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tại Võng La (Đông Anh - Phúc Yên) tháng 2/1943 đã vạch ra kế hoạch cụ thể về việc chuẩn bị toàn diện cho cuộc khởi nghĩa vũ trang.
Câu 36:
05/07/2024Tháng 8/1961, Mĩ thành lập Liên minh và tiến bộ nhằm
Tháng 8/1961, Mĩ thành lập Liên minh và tiến bộ nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba.
Câu 37:
18/07/2024Nhận định nào sau đây không đúng về chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam?
A, B, D loại vì nội dung của các phương án này phản ánh đúng về chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ miền Nam Việt Nam.
C chọn vì có sự tham gia của quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn là nội dung phản ánh về chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
Câu 38:
21/07/2024Đâu là ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam?
Một trong những ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là giúp cán bộ, đảng viên được rèn luyện và trưởng thành.
Câu 39:
14/07/2024Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời năm 1967 do các nước trong khu vực nhận thấy cần
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời năm 1967 do các nước trong khu vực nhận thấy cần có sự hợp tác để cùng phát triển.
Câu 40:
17/07/2024Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929), thực dân Pháp chủ trương đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm
A loại vì Pháp vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến.
B chọn vì trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929), thực dân Pháp chủ trương đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế chính quốc. Cụ thể là sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp bị thiệt hại nặng nề nên việc đầu tư phát triển nông nghiệp ở Đông Dương, nhất là cao su giúp Pháp giải quyết khó khăn về vấn đề này.
C loại vì kinh tế Việt Nam chỉ phát triển cục bộ ở 1 vài nơi.
D loại vì Pháp không muốn kinh tế thuộc địa phát triển và trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929), thực dân Pháp chủ trương đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp mà chủ yếu là lập các đồn điền cao su làm cho kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối.
Bài thi liên quan
-
Bộ 15 đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử học năm 2022 (Đề 21)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ 15 đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử học năm 2022 (Đề 22)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ 15 đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử học năm 2022 (Đề 23)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ 15 đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử học năm 2022 (Đề 24)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ 15 đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử học năm 2022 (Đề 25)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ 15 đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử học năm 2022 (Đề 27)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ 15 đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử học năm 2022 (Đề 28)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ 15 đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử học năm 2022 (Đề 29)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ 15 đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử học năm 2022 (Đề 30)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ 15 đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử học năm 2022 (Đề 31)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-