Câu hỏi:

01/09/2024 7,345

Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952 - 1973? 

A. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu của Nhà nước

B. Áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại

C. Chi phí đầu tư cho quốc phòng thấp

D. Có hệ thống thuộc địa rộng lớn

Đáp án chính xác

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : D

- Có hệ thống thuộc địa rộng lớn, không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952 - 1973

Vì sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật mất hết thuộc địa.

- Nội dung các phương án A, B, C là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952 - 1973. 

→ D đúng.A,B,C sai.

* NHẬT BẢN TỪ NĂM 1952 ĐẾN NĂM 1973.

1. Kinh tế.

a. Sự phát triển của nền kinh tế, khoa học – kĩ thuật Nhật Bản.

* Kinh tế:

- Từ năm 1952 – 1960, kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh.

- Từ 1960 – 1973, đây được coi là giai đoạn phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản:

+ 1960 – 1969, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 10.8%/ năm; từ 1970 – 1973, GDP tăng bình quân 7.8%/năm.

+ Năm 1968, Nhật Bản vươn lên trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ 2 trong thế giới tư bản.

- Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính hàng đầu thế giới.

 Khoa học – kĩ thuật:

- Được nhà nước quan tâm đầu tư, phát triển.

- Đẩy nhanh sự phát triển của khoa học – kĩ thuật bằng cách mua bằng phát minh sáng chế.

- Khoa học – kĩ thuật – công nghệ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng.

b. Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.

1 - Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.

2 - Vai trò lãnh đạo, quản lý của nhà nước Nhật.

3 - Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt và cạnh tranh cao.

4 - Áp dụng thành công những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

5 - Chi phí quốc phòng thấp (dưới 1%) nên có điều kiện tập trung đầu tư vốn cho kinh tế.

6 - Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển (viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam…).

c. Khó khăn, thách thức của nền kinh tế Nhật Bản.

1 - Lãnh thổ hẹp, dân đông, nghèo tài nguyên, thường xảy ra thiên tai, phải phụ thuộc vào nguồn nguyên nhiên liệu nhập từ bên ngoài.

2 - Cơ cấu kinh tế mất cân đối (giữa các vùng kinh tế, các ngành sản xuất,...).

3 - Chịu sự cạnh tranh gay gắt của Mỹ, Tây Âu, NICs, Trung Quốc…

2. Chính trị

a. Đối nội:

- Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, tiếp tục duy trì và phát triển nền dân chủ tư sản.

- Dưới thời cầm quyền của Thủ tướng Ikeda Hayato, Nhật Bản chủ trương xây dựng “nhà nước phúc lợi chung”.

b. Đối ngoại.

- Liên minh chặt chẽ với Mĩ (Hiệp ước An ninh Mĩ – Nhật được kéo dài vĩnh viễn).

- Bước đầu đa dạng hóa quan hệ ngoại giao.

+ 1956, bình thường hóa quan hệ với Liên Xô.

+ 1956, Nhật Bản ra nhập Liên Hợp quốc.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 8: Nhật Bản

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 8: Nhật Bản

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Trong chiến tranh Đông Dương, chiến trường chính được cả ta và Pháp xác định là

Xem đáp án » 21/07/2024 464

Câu 2:

Trong những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Mĩ có biểu hiện nào sau đây? 

Xem đáp án » 01/10/2024 457

Câu 3:

Vì sao nói phong trào Đồng khởi (1959 - 1960) làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm? 

Xem đáp án » 17/07/2024 400

Câu 4:

Trong năm 1972, hai cường quốc Xô - Mĩ đã cùng nhau kí kết các văn kiện hợp tác với trọng tâm là 

Xem đáp án » 18/07/2024 316

Câu 5:

Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, các cuộc xung đột quân sự xảy ra ở bán đảo Bancăng, ở một số nước châu Phi và sự kiện nước Mĩ bị khủng bố (11/9/2001) là minh chứng cho 

Xem đáp án » 22/07/2024 255

Câu 6:

Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tại Võng La (Đông Anh - Phúc Yên) tháng 2/1943 đã 

Xem đáp án » 21/07/2024 248

Câu 7:

Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?

Xem đáp án » 17/07/2024 247

Câu 8:

Hai xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước, cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đều gắn liền với

Xem đáp án » 20/07/2024 235

Câu 9:

“Một tấc không đi, một li không rời” là khẩu hiệu thể hiện quyết tâm của nhân dân miền Nam trong 

Xem đáp án » 22/07/2024 226

Câu 10:

Sự kiện nào ở khu vực Đông Bắc Á đã góp phần làm xói mòn trật tự hai cực Ianta? 

Xem đáp án » 20/07/2024 225

Câu 11:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời năm 1967 do các nước trong khu vực nhận thấy cần 

Xem đáp án » 14/07/2024 225

Câu 12:

Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp ngày 18 và 19/12/1946, đã quyết định 

Xem đáp án » 17/07/2024 223

Câu 13:

Đâu là ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam?

Xem đáp án » 21/07/2024 220

Câu 14:

Phong trào cách mạng 1930 - 1931 và cao trào kháng Nhật cứu nước ở Việt Nam có điểm tương đồng là?

Xem đáp án » 22/07/2024 218

Câu 15:

Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, vai trò của quân Mỹ được xác định là 

Xem đáp án » 23/07/2024 211

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »