Câu hỏi:

03/01/2025 179

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929), thực dân Pháp chủ trương đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm 

A. Xóa bỏ phương thức sản xuất phong kiến

B. Đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế chính quốc

Đáp án chính xác

C. Tạo sự phát triển đồng đều giữa các vùng kinh tế

D. Làm cho nền kinh tế thuộc địa phát triển cân đối

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : B

- Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929), thực dân Pháp chủ trương đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm Đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế chính quốc.

Vì trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929), thực dân Pháp chủ trương đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế chính quốc. Cụ thể là sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp bị thiệt hại nặng nề nên việc đầu tư phát triển nông nghiệp ở Đông Dương, nhất là cao su giúp Pháp giải quyết khó khăn về vấn đề này. 

- A loại vì Pháp vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến.

- C loại vì kinh tế Việt Nam chỉ phát triển cục bộ ở 1 vài nơi.

- D loại vì Pháp không muốn kinh tế thuộc địa phát triển và trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929), thực dân Pháp chủ trương đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp mà chủ yếu là lập các đồn điền cao su làm cho kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối.

* Mở rộng:

1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.

a. Nguyên nhân Pháp tiến hành khai thác:

- Sau Chiến tranh thế giới nhất, Pháp bị tàn phá nặng nề với hơn 1.4 triệu người chết và bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, nhà máy,.. bị phá hủy, thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 200 tỉ Phơ-răng.

⇒ Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra, ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp đẩy mạnh khai thác các thuộc địa ở Đông Dương (mà chủ yếu là ở Việt Nam).

b. Thời gian tiến hành:

- Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương (chủ yếu là ở Việt Nam) diễn ra trong những năm 1919 – 1929.

c. Quan điểm của Pháp khi tiến hành khai thác thuộc địa:

- Tập trung đầu tư vào những ngành kinh tế: vốn ít, lời nhiều, khả năng thu hồi vốn nhanh; những ngành kinh tế không có khả năng cạnh tranh với kinh tế chính quốc.

- Khai thác nhằm vơ vét, bóc lột, không nhằm phát triển kinh tế thuộc địa.

- Khai thác nhằm mục đích biến Việt Nam thành thị trường độc chiếm của Pháp.

d. Nội dung khai thác:

- Nông nghiệp:

+ Là ngành kinh tế được quan tâm, đầu tư vốn nhiều nhất.

+ Thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền (chủ yếu là đồn điền cao su).

- Công nghiệp:

+ Tập trung chủ yếu vào khai thác than và kim loại (thiếc, kẽm,…).

+ Hạn chế sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng; mở mang một số ngành công nghiệp nhẹ nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu, nhân công và phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của Pháp.

- Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam.

+ Đánh thuế nặng vào hàng hóa từ bên ngoài (Trung Quốc, Nhật Bản) nhập vào Việt Nam.

+ Giảm thuế hoặc miễn thuế với hàng hóa của Pháp.

- Phát triển giao thông vận tải nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác và mục đích quân sự.

e. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai đến Việt Nam

* Tác động tích cực:

- Góp phần làm chuyển biến đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam => tạo điều kiện bên trong cho sự xuất hiện và phát triển của con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản.

- Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào Việt Nam => góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế ở một số vùng.

 - Bổ sung thêm các lực lượng mới cho phong trào yêu nước (tiểu tư sản, tư sản dân tộc ...).

* Tác động tiêu cực:

- Tài nguyên vơi cạn.

- Xã hội phân hóa sâu sắc.

- Văn hóa dân tộc bị xói mòn.

- Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

 

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952 - 1973? 

Xem đáp án » 01/09/2024 7,362

Câu 2:

Trong chiến tranh Đông Dương, chiến trường chính được cả ta và Pháp xác định là

Xem đáp án » 21/07/2024 473

Câu 3:

Trong những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Mĩ có biểu hiện nào sau đây? 

Xem đáp án » 01/10/2024 464

Câu 4:

Vì sao nói phong trào Đồng khởi (1959 - 1960) làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm? 

Xem đáp án » 17/07/2024 412

Câu 5:

Trong năm 1972, hai cường quốc Xô - Mĩ đã cùng nhau kí kết các văn kiện hợp tác với trọng tâm là 

Xem đáp án » 18/07/2024 324

Câu 6:

Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, các cuộc xung đột quân sự xảy ra ở bán đảo Bancăng, ở một số nước châu Phi và sự kiện nước Mĩ bị khủng bố (11/9/2001) là minh chứng cho 

Xem đáp án » 22/07/2024 261

Câu 7:

Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tại Võng La (Đông Anh - Phúc Yên) tháng 2/1943 đã 

Xem đáp án » 21/07/2024 259

Câu 8:

Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?

Xem đáp án » 17/07/2024 257

Câu 9:

Hai xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước, cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đều gắn liền với

Xem đáp án » 20/07/2024 241

Câu 10:

Sự kiện nào ở khu vực Đông Bắc Á đã góp phần làm xói mòn trật tự hai cực Ianta? 

Xem đáp án » 20/07/2024 233

Câu 11:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời năm 1967 do các nước trong khu vực nhận thấy cần 

Xem đáp án » 14/07/2024 231

Câu 12:

“Một tấc không đi, một li không rời” là khẩu hiệu thể hiện quyết tâm của nhân dân miền Nam trong 

Xem đáp án » 22/07/2024 229

Câu 13:

Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp ngày 18 và 19/12/1946, đã quyết định 

Xem đáp án » 17/07/2024 228

Câu 14:

Đâu là ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam?

Xem đáp án » 21/07/2024 225

Câu 15:

Phong trào cách mạng 1930 - 1931 và cao trào kháng Nhật cứu nước ở Việt Nam có điểm tương đồng là?

Xem đáp án » 22/07/2024 224

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »