Trang chủ Lớp 7 Toán Bài tập Tia phân giác có đáp án

Bài tập Tia phân giác có đáp án

Bài tập Tia phân giác có đáp án

  • 293 lượt thi

  • 14 câu hỏi

  • 20 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

21/07/2024

Khi làm con diều như hình bên thì tia DB nằm ở vị trí nào của ADC^?

Khi làm con diều như hình bên thì tia DB nằm ở vị trí nào của góc ADC (ảnh 1)
Xem đáp án

Trong hình trên, tia DB xuất phát từ đỉnh D của ADC^, đi qua điểm B nằm trong ADC^.


Câu 3:

17/07/2024

Tìm tia phân giác của các góc: AOC^ COB^ trong Hình 3.

Tìm tia phân giác của các góc: góc AOC và COB  trong Hình 3. (ảnh 1)
Xem đáp án

- Tia OM xuất phát từ đỉnh O của AOC^ , đi qua điểm M nằm trong AOC^  AOM^=COM^=30o .

Do đó, OM là tia phân giác của AOC^.

- Tia ON xuất phát từ đỉnh O của COB^ , đi qua điểm N nằ  m trong COB^ BON^=CON^=60o .

 

Do đó, ON là tia phân giác của COB^.

Vậy OM là tia phân giác của AOC^; ON là tia phân giác của COB^.

Câu 4:

17/07/2024

Em hãy cho biết khi cân thăng bằng thì kim ở vị trí nào của AOB^  (Hình 4).

Em hãy cho biết khi cân thăng bằng thì kim ở vị trí nào của góc AOB (ảnh 1)
Xem đáp án

Ta lấy điểm M bất kì nằm trên kim cân (như hình vẽ).

Em hãy cho biết khi cân thăng bằng thì kim ở vị trí nào của góc AOB (ảnh 2)

Kim của chiếc cân là tia xuất phát từ đỉnh O của góc AOB, đi qua điểm M nằm trong góc AOB.

Và cân thăng bằng khi AOM^=BOM^.

Do đó, OM là tia phân giác của góc AOB.

Vậy khi cân thăng bằng thì kim là tia phân giác của AOB^.


Câu 5:

17/07/2024

Trong Hình 5, nếu Oz là tia phân giác của xOy^  thì số đo của xOy^ bằng bao nhiêu?

Trong Hình 5, nếu Oz là tia phân giác của góc xOy thì số đo  (ảnh 1)
Xem đáp án

Vì Oz là tia phân giác của xOy^ nên xOz^=yOz^=32o .

Mặt khác, Oz là tia phân giác của  nên tia Oz cũng nằm giữa hai tia Ox và Oy.

Khi đó, xOy^=xOz^+yOz^ .

Suy ra xOy^=32o+32o=64o .

Vậy nếu Oz là tia phân giác của xOy^  thì xOy^=64o .


Câu 6:

17/07/2024

Vẽ một góc có số đo bằng 60o rồi vẽ tia phân giác của góc đó.

Xem đáp án

Giả sử xOy^=60o , vẽ tia Oz là tia phân giác của xOy^ .

Cách vẽ:

- Vẽ xOy^=60o.

Vẽ một góc có số đo bằng 60o rồi vẽ tia phân giác của góc đó. (ảnh 1)

- Ta có xOz^=yOz^ xOz^+yOz^=60o .

Suy ra xOz^=xOy^2=60o2=30o.

- Dùng thước đo góc vẽ tia Oz đi qua một điểm trong của xOy^ sao choxOz^=30o.

Ta được tia Oz là phân giác của xOy^.

Vẽ một góc có số đo bằng 60o rồi vẽ tia phân giác của góc đó. (ảnh 2)


Câu 7:

20/07/2024

Hãy vẽ một góc bẹt AOB^ rồi vẽ tia phân giác của góc đó.

Xem đáp án

Giả sử vẽ tia OM là tia phân giác của AOB^ .

Cách vẽ:

Bước 1:

+ Vẽ đường thẳng AB. Lấy điểm O nằm giữa hai điểm A và B.

Hãy vẽ một góc bẹt AOB rồi vẽ tia phân giác của góc đó. (ảnh 1)

+ Ta có AOM^=BOM^ AOM^+BOM^=180o .

Suy ra AOM^=AOB^2=180o2=90o .

Bước 2:

- Cách 1: Dùng thước đo góc vẽ tia OM đi qua điểm M nằm trong AOB^  sao cho AOM^=90o.

- Cách 2: Dùng thước ê ke kẻ OM vuông góc với OA.

Ta được tia OM là phân giác của AOB^.

Hãy vẽ một góc bẹt AOB rồi vẽ tia phân giác của góc đó. (ảnh 2)

Chú ý: Góc bẹt có hai tia phân giác là hai tia đối nhau.


Câu 8:

17/07/2024

a) Trong Hình 8, tìm tia phân giác của các góc ABC^,  ADC^.

a) Trong Hình 8, tìm tia phân giác của các góc ABC, ADC (ảnh 1)

b) Cho biết ABC^=100o, ADC^=60o. Tính số đo của các góc ABO^,  ADO^.

Xem đáp án

a) Tia BO xuất phát từ đỉnh B của ABC^ , đi qua điểm O nằm trong ABC^  ABO^=CBO^ .

Do đó, BO là tia phân giác của ABC^.

Tia DO xuất phát từ đỉnh D của ADC^, đi qua điểm B nằm trong ADC^ ADO^=CDO^.

Do đó, DO là tia phân giác của ADC^.

Vậy BO và DO lần lượt là tia phân giác của các góc ABC^,  ADC^ .

b) Vì BO là tia phân giác của  nên:

ABO^=CBO^=ABC^2=100o2=50o.

Vì BO là tia phân giác của  nên:

ADO^=CDO^=ADC^2=60o2=30o.

Vậy ABO^=50o; ADO^=30o


Câu 9:

23/07/2024

a) Vẽ xOy^ có số đo 110o.

b) Vẽ tia phân giác của xOy^ trong câu a.

Xem đáp án

a) Các bước vẽ xOy^  có số đo 110o:

Bước 1: Vẽ tia Ox bất kì. Ta đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh O của góc.

Bước 2: Xoay thước sao cho một cạnh Ox của góc đi qua vạch 0 của thước và thước chồng lên phần trong của góc.

Bước 3: Tại vạch chỉ số 110 trên thước đo góc, chấm một chấm nhỏ. Nối điểm đó với điểm O.

Ta được xOy^ có số đo 110o.

a) Vẽ góc xOy có số đo 110 độ. b) Vẽ tia phân giác của góc xOy (ảnh 1)

b) Giả sử Oz là tia phân giác của xOy^ trong câu a.

Khi đó xOz^=yOz^ xOz^+yOz^=110o.

Suy ra xOz^=xOy^2=110o2=55o.

- Dùng thước đo góc vẽ tia Oz đi qua một điểm trong của xOy^ sao cho xOz^=55o.

Ta được tia Oz là phân giác của xOy^.

a) Vẽ góc xOy có số đo 110 độ. b) Vẽ tia phân giác của góc xOy (ảnh 2)

Câu 10:

17/12/2024

Cho hai đường thẳng MN, PQ cắt nhau tại A và tạo thành PAM^=33o (Hình 9).

Cho hai đường thẳng MN, PQ cắt nhau tại A và tạo thành góc PAM (ảnh 1)

a) Tính số đo các góc còn lại.

b) Vẽ At là tia phân giác của PAN^. Hãy tính số đo của tAQ^. Vẽ tia At’ là tia đối của tia At. Giải thích tại sao At’ là tia phân giác của MAQ^
Xem đáp án

Lời giải

Thiếu số thứ tự ý a

a) Vì PAM^ PAN^  là hai góc kề bù nên:

PAM^+PAN^=180o

33o+PAN^=180o

 

 

Suy ra PAN^=180o33o=147o.

Mặt khác, NAQ^=PAM^=33o (hai góc đối đỉnh)

MAQ^=PAN^=147o (hai góc đối đỉnh).

Vậy số đo các góc còn lại là: PAN^=147o; NAQ^=33o; MAQ^=147o

b) Vẽ tia At là tia phân giác của PAN^  (như hình vẽ):

Cho hai đường thẳng MN, PQ cắt nhau tại A và tạo thành góc PAM (ảnh 2)

Cho hai đường thẳng MN, PQ cắt nhau tại A và tạo thành góc PAM (ảnh 3)

Cho hai đường thẳng MN, PQ cắt nhau tại A và tạo thành góc PAM (ảnh 4)

Cho hai đường thẳng MN, PQ cắt nhau tại A và tạo thành góc PAM (ảnh 5)
*Phương pháp giải:
*Lý thuyết:

Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia.

Khi hai đường thẳng a và b cắt nhau, chúng tạo thành các cặp góc đối đỉnh như minh họa trong hình vẽ.

Hai góc đối đỉnh là gì? Tính chất và cách giải các dạng bài tập về hai góc đối đỉnh (ảnh 1)

Còn có một cặp góc đối đỉnh khác:

Hai góc đối đỉnh là gì? Tính chất và cách giải các dạng bài tập về hai góc đối đỉnh (ảnh 1)

Khi hai đường thẳng cắt nhau, chúng tạo ra hai cặp góc đối đỉnh.

Hai góc đối đỉnh là gì? Tính chất và cách giải các dạng bài tập về hai góc đối đỉnh (ảnh 1)

2. Tính chất của hai góc đối đỉnh

- Hai góc đối đỉnh luôn bằng nhau

Hai góc kề bù là hai góc có chung một cạnh và hai cạnh còn lại nằm trên hai tia đối nhau. Tổng số đo của hai góc kề bù bằng 180 độ.

Ví dụ:

Hai góc mAn^, nAt^ là hai góc kề nhau, do chúng có cạnh chung là cạnh An và tổng số đo của chúng bằng 180 độ.

Hai góc kề bù là gì? Tính chất, cách nhận biết và ứng dụng của hai góc kề bù (ảnh 1)

2. Tính chất và cách nhận biết hai góc kề bù

Tính chất hai góc kề bù:

  • Có một cạnh chung.

  • Hai cạnh còn lại nằm trên hai tia đối nhau.

  • Tổng số đo của hai góc bằng 180 độ.

Cách nhận biết hai góc kề bù:

  • Kiểm tra xem hai góc có chung một cạnh hay không.

  • Kiểm tra xem hai cạnh còn lại có nằm trên hai tia đối nhau hay không.

  • Kiểm tra xem tổng số đo của hai góc có bằng 180 độ hay không.

Suy ra 

Xem thêm

Câu 11:

07/11/2024

Cho đường thẳng xy đi qua điểm O. Vẽ tia Oz sao cho xOz^=135o. Vẽ tia Ot sao cho yOt^=90o zOt^=135o. Gọi Ov là tia phân giác của xOt^. Các góc xOv^ yOz^ có phải là hai góc đối đỉnh không? Vì sao?

Xem đáp án

*Lời giải:

Cho đường thẳng xy đi qua điểm O. Vẽ tia Oz sao cho góc xOz = 135 độ (ảnh 1)

yOt^=90o xOy^ là góc bẹt nên .

Tia Ov là tia phân giác của xOt^ nên:

xOv^=tOv^ và xOv^+tOv^=90o

Suy ra xOv^=xOt^2=90o2=45o

Tia Ox nằm giữa hai tia Oz và Ov nên:

vOz^=xOv^+xOz^

Suy ra vOz^=45o+135o=180o

Khi đó, tia Oz và Ov là hai tia đối nhau.

Mặt khác, đường thẳng xy đi qua điểm O nên Ox và Oy là hai tia đối nhau.

Do đó, tia Ox của xOv^ là tia đối của tia Oy của yOz^

Vậy xOv^yOz^ là hai góc đối đỉnh.

*Phương pháp giải:

Tia nằm giữa hai cạnh của một góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau được gọi là tia phân giác của góc đó.

Công thức về tính chất tia phân giác của một góc lớp 7 (hay, chi tiết)

Khi Oz là tia phân giác của góc xOy^thì xOz^=zOy^=12xOy^.

* Các lý thuyết thêm và các dạng bài toán về tia phân giác:

 Tia nằm giữa hai cạnh của một góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau được gọi là tia phân giác của góc đó.

Công thức về tính chất tia phân giác của một góc lớp 7 (hay, chi tiết)

Khi Oz là tia phân giác của góc xOy^thì xOz^=zOy^=12xOy^.

Định lí tia phân giác

* Định lý thuận:

Điểm nằm trên tia phân giác của một góc thì cách đều hai cạnh của góc đó.

* Định lí đảo:

- Điểm nằm bên trong một góc và cách đều hai cạnh của góc thì nằm trên tia phân giác của góc đó.

- Tập hợp các điểm nằm bên trong một góc và cách đều hai cạnh của góc là tia phân giác của góc đó.

 Đường phân giác

1. Đường phân giác là gì?

- Đường phân giác của một góc chia góc đó thành hai góc có độ lớn bằng nhau.

- Mọi điểm trên một đường phân giác cách đều hai cạnh của góc đó và ngược lại.

2. Tính chất đường phân giác trong tam giác

Trong tam giác, đường phân giác của một góc chia cạnh đối diện thành hai đoạn thẳng tỉ lệ với hai cạnh kề hai đoạn ấy.

* Lưu ý: Định lí vẫn đúng với tia phân giác của góc ngoài của tam giác.

Sự khác biệt giữa tia phân giác và đường phân giác

Tia Phân Giác: Là một tia bắt đầu từ đỉnh của một góc và chia góc đó thành hai góc bằng nhau. Tia phân giác không phải là đoạn thẳng có độ dài xác định mà là một phần của đường thẳng vô hạn.

Đường Phân Giác: Trong một tam giác, đường phân giác là đoạn thẳng nối từ một đỉnh tam giác đến điểm cắt của tia phân giác với cạnh đối diện. Đường phân giác là một đoạn thẳng có độ dài xác định và chia cạnh đối diện tam giác theo tỷ lệ nhất định.

Mối Quan Hệ: Tia phân giác là thành phần cơ bản có thể dựa vào từ đó xác định đường phân giác. Đường phân giác chính là đoạn thẳng mà tia phân giác cắt cạnh đối diện tam giác, và nó chia cạnh đối diện thành hai phần tương ứng.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:

Lý thuyết Tia phân giác – Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo 

Toán 7 Bài 2 (Chân trời sáng tạo) giải vở bài tập: Tia phân giác 

Trắc nghiệm Tính chất tia phân giác của một góc có đáp án - Toán lớp 7 


Câu 12:

23/07/2024

Vẽ hai góc kề bù xOy^, yOx'^, biết xOy^=142o. Gọi Oz là tia phân giác của xOy^. Tính x'Oz^.

Xem đáp án
Vẽ hai góc kề bù xOy, yOx', biết góc xOy = 142 độ (ảnh 1)

xOy^, yOx'^ là hai góc kề bù nên:

xOy^+yOx'^=180o

142o+yOx'^=180o

 

 

Suy ra yOx'^=180o142o=38o.

Tia Oz là tia phân giác của  nên:

xOz^=yOz^ và xOz^+yOz^=142o

Suy ra yOz^=xOy^2=142o2=71o.

Tia Oy nằm giữa hai tia Ox’ và Oz nên:

x'Oz^=x'Oy^+yOz^

 

Do đó x'Oz^=71o+38o=109o.

Vậy x'Oz^=109o.

Câu 13:

23/07/2024

Vẽ hai góc kề bù xOy^,  yOx'^ biết xOy^=120o. Gọi Oz là tia phân giác của xOy^, Oz’ là tia phân giác của yOx'^. Tính zOy^,  yOz'^,  zOz'^.

Xem đáp án

Vẽ hai góc kề bù xOy, yOx', biết góc xOy = 120 độ (ảnh 1)

xOy^ yOx'^  là hai góc kề bù nên:

xOy^+yOx'^=180o

120o+yOx'^=180o

 

 

Suy ra yOx'^=180o120o=60o .

Tia Oz là tia phân giác của  nên:

xOz^=zOy^ xOz^+zOy^=120o.

Suy ra zOy^=xOy^2=120o2=60o.

Tia Oz’ là tia phân giác của yOx'^ nên:

yOz'^=x'Oz'^ và yOz'^+x'Oz'^=60o

Suy ra yOz'^=yOx'^2=60o2=30o .

Ta có: zOz'^=zOy^+yOz'^=60o+30o=90o

Vậy zOy^=60o,  yOz'^=30o,  zOz'^=90o.


Bắt đầu thi ngay