Trang chủ Lớp 12 Toán Bài tập mặt nón, mặt trụ, mặt cầu từ đề thi Đạị học

Bài tập mặt nón, mặt trụ, mặt cầu từ đề thi Đạị học

Bài tập mặt nón, mặt trụ, mặt cầu từ đề thi Đạị học (P1) (Đề 1)

  • 605 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 20:

28/11/2024

Cho tam giác ABC vuông tại A. AB=c, AC=b. Quay tam giác ABC xung quanh đường thẳng chứa cạnh AB được một hình nón có thể tích bằng:

Xem đáp án

Đáp án đúng là D

Lời giải

*Phương pháp giải:

*Lý thuyết:

1.1. Nhận biết hình nón

Cắt một miếng bìa có dạng tam giác vuông AOC. Khi quay miếng bìa một vòng quanh đường thẳng cố định chứa cạnh AO (Hình a), miếng bìa đó tạo nên một hình như ở Hình b.

Hình nón (Lý thuyết Toán lớp 9) | Cánh diều

Nhận xét: Hình được tạo ra khi quay một hình tam giác vuông một vòng xung quanh đường thẳng cố định chứa một cạnh góc vuông của tam giác đó là hình nón.

Hình nón (Lý thuyết Toán lớp 9) | Cánh diều

Với hình nón như ở hình vẽ trên, ta có:

⦁ Điểm A là đỉnh;

⦁ Hình tròn tâm O bán kính OC là mặt đáy;

⦁ Độ dài cạnh OC được gọi là bán kính đáy;

⦁ Độ dài cạnh AO được gọi là chiều cao;

⦁ Cạnh AC quét nên mặt xung quanh của hình nón, mỗi vị trí của cạnh AC được gọi là một đường sinh.

Chú ý: Nếu gọi độ dài đường sinh, chiều cao và bán kính đáy của hình nón lần lượt là l, h và r thì theo định lí Pythagore ta có: l2 = h2 + r2.

Xem thêm

Lý thuyết Hình nón - Toán 9 Cánh diều 


Câu 22:

17/11/2024

Tập hợp tâm các mặt cầu đi qua ba điểm phân biệt không thẳng hàng là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là D

Lời giải

*Phương pháp giải:

Tập hợp tâm các mặt cầu đi qua 3 điểm a b C phân biệt không thẳng hàng là trục của đường trong ngoại tiếp tam giác ABC

*Lý thuyết:

I. Mặt cầu và các khái niệm liên quan đến mặt cầu.

1. Mặt cầu

- Tập hợp những điểm M trong không gian cách điểm O cố định một khoảng không đổi bằng r (r > 0) được gọi là mặt cầu tâm O, bán kính r.

Lý thuyết Mặt cầu chi tiết – Toán lớp 12 (ảnh 1)

Ta kí hiệu mặt cầu tâm O, bán kính r là S(O; r) hay viết tắt là (S). Như vậy ta có mặt cầu S(O; r) = {M| OM = r}.

- Nếu hai điểm C; D nằm trên mặt cầu S(O; r) thì đoạn thẳng CD được gọi là dây cung của mặt cầu đó.

- Dây cung AB đi qua tâm O được gọi là một đường kính của mặt cầu. Khi đó, độ dài đường kính bằng 2r.

Lý thuyết Mặt cầu chi tiết – Toán lớp 12 (ảnh 1)

- Một mặt cầu được xác định nếu biết tâm và bán kính của nó hoặc biết một đường kính của mặt cầu đó.

Xem thêm

Lý thuyết Mặt cầu (mới 2024 + Bài Tập) – Toán 12 


Bắt đầu thi ngay