Bài tập Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ - trung đại có đáp án
Bài tập Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ - trung đại có đáp án
-
624 lượt thi
-
19 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
14/07/2024Tối ngày 3-4-2021, tại Cai-rô (Ai Cập) đã diễn ra một sự kiện quan trọng với tên gọi “Cuộc diễu hành vàng của các pha-ra-ông”. Trong hoạt động này, 22 xác ướp của 18 pha-ra-ông và 4 nữ hoàng của Ai Cập cổ đại đã được đưa từ Bảo tàng Ai Cập ở Ta-ri-ơ, qua trung tâm Thủ đô Cai-rô, đến “ngôi nhà mới” là Bảo tàng Quốc gia Văn minh Ai Cập ở Phu-xtat. Cuộc diễu hành được tổ chức với những nghi thức trang trọng nhất để tôn vinh nền văn minh Ai Cập cổ đại cùng những giá thị trường tồn của nó. Vì sao những thành tựu văn minh đã hơn 5000 năm vẫn được nhân loại trân trọng, tôn vinh trong cuộc sống hiện tại? Em hãy chia sẻ những hiểu biết của bản thân về các nền văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại và ý nghĩa của những thành tựu văn minh ấy.
* Hiểu biết của bản thân về các nền văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại
- Những nền văn minh đầu tiên trên thế giới được hình thành từ khoảng nửa sau thiên niên kỉ IV TCN ở khu vực Đông Bắc châu phi và Tây Nam Á
- Trong thời kì cổ đại:
+ Ở phương Đông hình thành 4 trung tâm văn minh lớn là Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Hoa và Ấn Độ. Điểm chung nổi bật là cả bổn nền văn minh này đều hình thành trên lưu vực của các dòng sông lớn.
+ Ở phương Tây, có hai nền văn minh lớn là Hy Lạp và La Mã. Điểm chung của hai nền văn minh này là hình thành ven biển, đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai khô cằn,... nên khi có công cụ lao động bằng kim loại mới xuất hiện nền văn minh
- Đến thời kì trung đại:
+ Ở phương Đông, văn minh Ấn Độ và Trung Hoa tiếp tục được phát triển đến khi bị các nước thực dân phương Tây xâm lược và đô hộ (cuối thế kỉ XIX)
+ Ở phương Tây, thời hậu kì trung đại, văn minh thời Phục hưng được phục hồi trên cơ sở văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại.
* Ý nghĩa của các thành tựu văn minh:
+ Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
+ Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân các quốc gia
+ Nhiều thành tựu văn minh đã đóng góp cho sự phát triển của các lĩnh vực trong nền văn minh thế giới và vẫn được sử dụng cho tới hiện nay.
Câu 2:
23/07/2024Em hãy giải thích về khái niệm văn minh và văn hóa.
- Khái niệm văn minh:
+ Văn minh là sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của xã hội loài người, là trạng thái phát triển cao của nền văn hoá, khi xã hội loài người vượt qua trình độ của thời kì dã man.
+ Những tiêu chuẩn cơ bản để nhận diện văn minh là: nhà nước, đô thị, chữ viết, những tiến bộ về tổ chức xã hội, luân lí và kĩ thuật để cải thiện cuộc sống của con người.
- Khái niệm văn hóa: là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo nên. Văn hoá tạo ra đặc tính, bản sắc của một xã hội hoặc nhóm người trong xã hội.
Câu 3:
18/07/2024Khái niệm văn minh, văn hóa giống nhau và khác nhau như thế nào? Nêu một ví dụ để chứng minh.
- Giống nhau: đều là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử.
- Khác nhau:
+ Văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra từ khi xuất hiện cho đến nay
+ Văn minh là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội.
* Ví dụ:
- Việc Người tối cổ phát minh ra cách lấy lửa là biểu hiện của văn hóa (vì ở thời nguyên thủy, con người vẫn ở trong trạng thái dã man, trình độ tổ chức xã hội còn rất thấp).
- Công trình Đấu trường La Mã vừa là biểu hiện của văn hóa, vừa là biểu hiện của văn minh. Vì:
+ Đây là sản phẩm vật chất do con người sáng tạo ra (biểu hiện của văn hóa).
+ Đấu trường Cô-li-dê ra đời vào khoảng thế kỉ I khi mà người La Mã đã xây dựng cho mình một đế chế hùng mạnh, rộng lớn, nền văn hóa La Mã cổ đại đã có sự phát triển cao (đây chính là biểu hiện của văn minh).
Câu 4:
13/07/2024Em hãy trình bày sự phát triển của một số nền văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại trên trục thời gian.
(*) Sơ đồ trục thời gian tham khảo:
Câu 5:
23/07/2024Hãy nhận xét về thời gian hình thành và lịch sử phát triển của các nền văn minh phương Đông và phương Tây thời kì cổ - trung đại.
- Nhận xét:
+ Các nền văn minh cổ đại ở phương Đông được hình thành từ rất sớm, ngay từ khoảng đầu thiên niên kỉ IV TCN
+ So với phương Đông, nền văn minh Hi Lạp và La Mã cổ đại xuất hiện muộn hơn. Văn minh Hi Lạp và La Mã cổ đại đã phát triển rực rỡ và trở thành cơ sở của văn minh phương Tây sau này.
Câu 6:
21/07/2024Khai thác Tư liệu 2, em hãy giải thích vì sao nhà sử học Hy Lạp cổ đại Hê-rô-đốt cho rằng: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”?
- Câu nói “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin” của nhà sử học Hy Lạp cổ đại Hê-rô-đốt đã phản ánh về vai trò của sông Nin đối với đời sống của cư dân Ai Cập cổ đại:
+ Cung cấp nguồn nước dồi dào cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất
+ Bồi đắp phù sa, hình thành nên ở Ai Cập những đồng bằng rộng lớn, màu mỡ
+ Sông Nin còn là tuyến đường huyết mạch kết nối giữa các vùng ở Ai Cập
=> Nhờ khai thác những thuận lợi mà sông Nin đem lại, cư dân Ai Cập cổ đại đã sớm hình thành và phát triển nền văn minh của mình.
Câu 7:
13/07/2024Hãy trình bày cơ sở hình thành văn minh Ai Cập cổ đại.
* Cơ sở về điều kiện tự nhiên
- Nền văn minh Ai Cập cổ đại hình thành và phát triển gắn liền với sông Nin ở Đông Bắc châu Phi.
- Ai Cập được bao quanh bởi Địa Trung Hải, Hồng Hải, sa mạc và các vùng rừng núi.
=> Ở Ai Cập sớm hình thành một nền văn minh rất độc đáo từ thời cổ đại.
* Cơ sơ về dân cư và xã hội
- Dân cư:
+ Do vị trí tiếp giáp giữa các châu lục khiến Ai Cập sớm trở thành nơi giao lưu của các dòng văn hoá từ châu Á, châu Phi và châu Âu.
+ Khoảng hơn 3 000 năm TCN, những tộc người từ châu Phi, Pa-le-xtin và Xi-ri đã đến định cư tại lưu vực sông Nin và cùng sáng tạo nên nền văn minh ở đây.
- Trong xã hội Ai Cập cổ đại đã hình thành các tầng lớp như quý tộc, tăng lữ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân và nô lệ.
* Cơ sơ về kinh tế
- Nông nghiệp là nền tảng kinh tế cơ bản của Ai Cập cổ đại. Người Ai Cập thường trồng các loại lúa mì, lúa mạch, kế và nhiều loại hoa màu khác. Họ cũng đã biết thuần dưỡng và chăn nuôi các loài gia súc để cung cấp sức kéo và thực phẩm như: dê, bò, lừa, ngựa,...
- Hoạt động buôn bán cũng sớm phát triển.
Câu 8:
20/07/2024- Thành tựu về tín ngưỡng, tôn giáo
+ Người Ai Cập sùng bái đa thần. Họ thờ các vị thần tự nhiên, thần động vật.
+ Cư dân Ai Cập tin vào sự bất tử của linh hồn.
- Thành tựu về chữ viết: sáng tạo ra chữ tượng hình từ khoảng hơn 3000 năm TCN.
- Thành tựu kiến trúc và điêu khắc
+ Cung điện, đền thờ và kim tự tháp là các loại hình kiến trúc tiêu biểu nhất của Ai Cập cổ đại.
+ Nhiều tác phẩm điêu khắc nổi tiếng, ví dụ như: tượng nhân sư; tượng bán thân Nữ hoàng Nê-phéc-ti…
- Thành tựu khoa học, kĩ thuật.
+ Về toán học: sử dụng hệ số thập phân, phép tính cộng và trừ, biết tính diện tích hình tam giác, hình chữ nhật, biết sử dụng số pi (TT) với giá trị 3,16,...
+ Thiên văn học: sáng tạo ra kĩ thuật làm lịch dựa trên chu kì vận động của Mặt Trời đầu tiên trên thế giới.
+ Về Y học, người Ai Cập cổ đại đã có hiểu biết tương đối chính xác về các cơ quan trong cơ thể con người,... Đặc biệt, họ đã sử dụng những kiến thức về giải phẫu để chữa bệnh và trong kĩ thuật ướp xác.
Câu 9:
20/07/2024Các thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại có ý nghĩa như thế nào?
- Ý nghĩa của các thành tựu văn minh:
+ Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Ai Cập cổ đại
+ Đóng góp nhiều thành tựu quan trọng vào kho tàng văn minh nhân loại và đặt nền móng cho sự phát triển nhiều lĩnh vực.
+ Nhiều thành tựu của nền văn minh Ai Cập cổ đại vẫn có giá trị và được sử dụng cho đến ngày nay.
Câu 10:
23/07/2024Hãy giới thiệu một số thành tựu cơ bản của văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại.
- Thành tựu về tôn giáo:
+ Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo lớn;p trong đó, hai tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng hàng đầu của Ấn Độ là Hin-đu giáo và Phật giáo.
+ Các tôn giáo của cư dân Ấn Độ được truyền bá ra bên ngoài và để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử nhân loại.
- Thành tựu về chữ viết
+ Sáng tạo ra chữ viết từ rất sớm
+ Chữ viết của Ấn Độ được truyền bá sang Đông Nam Á và được cải biến thành chữ viết của một số quốc gia trong khu vực này (Cam-pu-chia, Thái Lan, Lào,...).
- Thành tựu về văn học
+ Văn học Ấn Độ đạt nhiều thành tựu rực rỡ, tiêu biểu nhất là kinh Vê-đa, sử thi Ma-ha-ba-ra-ta và Ra-ma-y-a-na, các tác phẩm của Ca-li-đa-sa (như vở kịch Sơ-kun-tơ-la),...
+ Văn học Ấn Độ trở thành nguồn cảm hứng, đề tài sáng tác của nhiều ngành nghệ thuật khác, không chỉ ở Ấn Độ mà cả nhiều quốc gia khác, nhất là khu vực Đông Nam Á.
- Thành tựu về kiến trúc và điêu khắc
+ Kiến trúc, điêu khắc của Ấn Độ chịu ảnh hưởng của tôn giáo.
+ Người Ấn Độ đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc đồ sộ như: cột đá, chùa và tháp Phật giáo; đến thờ, lăng mộ Hin-đu giáo; các thánh đường, cung điện Hồi giáo…
+ Kiến trúc và điều khắc của Ấn Độ đã có những ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á.
+ Toán học: sáng tạo ra 10 chữ số; tính được giá trị của số pi (7) là 3,1416;...
+ Thiên văn học: cư dân Ấn Độ sớm có hiểu biết về vũ trụ, về Mặt Trời và các hành tinh; biết đặt ra lịch.
+ Vật lí học và Hoá học: nêu ra thuyết nguyên tử, đã khẳng định được về lực hấp dẫn của Trái Đất; phát triển kĩ thuật luyện kim ở trình độ cao và tìm ra cách để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
+ Y - Dược học: có nhiều ghi chép về bệnh lí học, giải phẫu học, độc dược học và biết dùng phẫu thuật để chắp xương sọ, lấy sỏi thận,...
Câu 11:
20/07/2024Hãy nêu ý nghĩa các thành tựu của văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại.
- Ý nghĩa các thành tựu của văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại:
+ Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Ấn Độ.
+ Đóng góp nhiều thành tựu quan trọng vào kho tàng văn minh nhân loại và đặt nền móng cho sự phát triển nhiều lĩnh vực.
+ Nhiều thành tựu văn minh Ấn Độ cổ - trung đại vẫn có giá trị và được sử dụng cho đến ngày nay.
Câu 12:
17/07/2024- Điều kiện tự nhiên
+ Văn minh Trung Hoa hình thành và phát triển trên một không gian rộng lớn ở phía Đông châu Á. Vùng đất này có hệ động thực vật phong phú, cùng hàng nghìn dòng sông lớn, nhỏ, trong đó quan trọng nhất là Hoàng Hà và Trường Giang.
+ Điều kiện tự nhiên đa dạng và tài nguyên dồi dào là những cơ sở quan trọng cho sự hình thành và phát triển của nền văn minh Trung Hoa.
- Điều kiện dân cư:
+ Những cư dân đầu tiên đã xây dựng nền văn minh Trung Hoa ở lưu vực Hoàng Hà là người Hoa - Hạ (tổ tiên của dân tộc Hán sau này).
+ Cùng Người Trung Hoa là cư dân với dân tộc Hán (chiếm số lượng đông nhất), các đầu tiên trên thế giới tìm ra dân tộc như Choang, Mãn, Hội, Mông, đã góp phẩn xây dựng nền văn minh Trung Hoa đa dạng, phong phú và phát triển rực rỡ.
- Điều kiện xã hội:
+ Các giai tầng cơ bản trong xã hội Trung Quốc thời kì cổ đại là: quý tộc, nông dân, thợ thủ công, thương nhân...
+ Sang thời trung đại có thêm giai cấp địa chủ
- Điều kiện kinh tế
+ Nền tảng kinh tế căn bản của văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại là nông nghiệp.
+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng giữ vai trò quan trọng.
- Điều kiện chính trị
+ Lịch sử Trung Quốc thời kì cổ - trung đại đã diễn ra nhiều cuộc đấu tranh về chính trị, quân sự, dẫn đến sự thành lập và diệt vong của các triều đại nổi tiếp nhau.
+ Nhà nước được tổ chức theo thể chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua, dưới vua là hệ thống quan lại từ trung ương đến địa phương.
Câu 13:
18/07/2024Hãy chỉ ra một số nét tương đồng về cơ sở hình thành của văn minh Trung Hoa so với các nền văn minh khác ở phương Đông.
* Điểm tương đồng về cơ sở hình thành của văn minh Trung Hoa so với các nền văn minh khác ở phương Đông:
- Điều kiện tự nhiên: các nền văn minh ở phương Đông đều được hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn – nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho đời sống sinh hoạt và sản xuất.
- Cơ sở kinh tế:
+ Nền tảng kinh tế căn bản là sản xuất nông nghiệp
+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp được coi trọng, giữ vai trò là ngành kinh tế bổ trợ cho nông nghiệp.
- Cơ sở xã hội: dân cư trong xã hội phân chia thành nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau.
- Cơ sở chính trị: nhà nước được tổ chức theo thể chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua có quyền lực tối cao và tuyệt đối.
Câu 14:
16/07/2024Hãy nêu một số thành tựu cơ bản của văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại và ý nghĩa của các thành tựu đó với lịch sử nhân loại.
* Một số thành tựu cơ bản của văn minh Trung Hoa:
- Tư tưởng, tôn giáo:
+ Sớm xuất hiện các học thuyết tư tưởng và tôn giáo. Ví dụ: Nho giáo, Đạo giáo, Mặc gia, Pháp gia…
+ Có sự tiếp thu và cải biến Phật giáo.
- Chữ viết:
+ Phát minh ra chữ viết từ rất sớm
+ Bao gồm: chữ khắc trên mai rùa, xương thủ (chữ giáp cốt); khắc trên đồ đồng (kim văn); khắc trên đá (thạch cổ văn); khắc trên thẻ tre, trúc…
- Văn học
+ Văn học Trung Hoa đồ sộ, đa dạng về thể loại, nội dung và phong cách nghệ thuật.
+ Thơ ca, kịch và tiểu thuyết là các loại hình văn học có nhiều thành tựu nhất, trong đó tiêu biểu là thơ ca thời Đường và tiểu thuyết thời Minh - Thanh.
- Kiến trúc, điêu khắc và hội họa
+ Kiến trúc và điêu khắc Trung Quốc có sự gắn kết mật thiết với nhau, có công năng sử dụng rất đa dạng như: nhà ở, cung điện, các công trình phòng thủ, quân sự; các công trình tôn giáo, lăng mộ,... Những công trình nổi tiếng, bao gồm: Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, Di Hoà Viên, Thập Tam Lăng,...
+ Hội hoạ Trung Hoa rất đa dạng cả về đề tài, nội dung và phong cách. Người Trung Hoa vẽ tranh trên nhiều chất liệu như gỗ, lụa, giấy,...
- Khoa học, kĩ thuật
+ Toán học: sử dụng hệ số đếm thập phân, tính được diện tích các hình phẳng và thể tích các hình khối, tính được số pi (T) chính xác tới 7 chữ số thập phân, phát minh ra bàn tính,..
+ Thiên văn học, người Trung Hoa là những người đầu tiên ghi chép về nhật thực, nguyệt thực và nhiều hiện tượng thiên văn khác. Họ đã sớm đặt ra lịch để phục vụ đời sống và sản xuất.
+ Y - Dược học, họ đã chẩn đoán, lí giải và chữa trị các loại bệnh bằng nhiều phương pháp như: dùng thuốc, châm cứu, giải phẫu,... Trong lịch sử Trung Hoa thời kì cổ - trung đại xuất hiện nhiều thầy thuốc nổi tiếng như: Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh,...
+ Sử học: đa dạng về hình thức, thể loại, nội dung với một số tác phẩm nổi tiếng như: Xuân Thu (bộ biên niên sử đầu tiên của Trung Hoa), Sử kí của Tư Mã Thiên.
+ Kĩ thuật: có bốn phát minh lớn về kĩ thuật, gồm: kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, thuốc súng và la bàn.
* Ý nghĩa của văn minh Trung Hoa:
+ Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Trung Quốc.
+ Đóng góp nhiều thành tựu quan trọng vào kho tàng văn minh nhân loại và đặt nền móng cho sự phát triển nhiều lĩnh vực.
+ Nhiều thành tựu văn minh Trung Quốc cổ - trung đại vẫn có giá trị và được sử dụng cho đến ngày nay.
Câu 15:
22/07/2024Tư liệu 4 (tr.46) giúp em biết điều gì về giá trị và sức sống trường tồn của văn minh Trung Hoa? Hãy lấy một số ví dụ minh họa.
- Đoạn tư liệu số 4 cho biết: dù phải đối mặt với nhiều thách thức, song nhiều giá trị của văn minh Trung Hoa vẫn tồn tại nguyên vẹn đến đầu thế kỉ XX – điều này đã góp phần khẳng định giá trị to lớn và sức sống bền bỉ của nền văn minh Trung Hoa thời cổ - trung đại.
- Ví dụ:
+ Sau khi xâm chiếm, lật đổ sự thống trị của nhà Tống, nhà Nguyên (vương triều ngoại tộc do người Mông Cổ lập nên) đã hoàn toàn duy trò bộ máy nhà nước, chế độ phân phong ruộng đất, chế độ thuế khóa… của các triều đại phong kiến trước đó ở Trung Quốc
+ Từ thời Hán, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của lực lượng phong kiến ở Trung Quốc; nhiều quan điểm, nội dung của Nho giáo vấn được duy trì cho đến hiện nay.
Câu 16:
22/07/2024Em hãy trình bày về quá trình hình thành, phát triển của các nền văn minh phương Đông thời kì cổ - trung đại.
- Những nền văn minh đầu tiên trên thế giới hình thành từ khoảng nửa sau thiên niên kỉ IV TCN ở khu vực Đông Bắc châu Phi và Tây Á.
- Thời kì cổ đại, hình thành bốn trung tâm văn minh lớn là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa..
- Đến thời kì trung đại, ở Nam Á và Đông Á, văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa vẫn tiếp tục phát triển; còn khu vực Đông Bắc Phi và Tây Á chịu ảnh hưởng của nền văn minh A-rập trong một thời gian dài.
Câu 18:
19/09/2024Liên hệ và cho biết ý nghĩa và ảnh hưởng của những thành tựu văn minh phương Đông (Ai Cập cổ đại, Ấn Độ, và Trung Hoa thời kì cổ - trung đại) đối với Việt Nam.
* Trả lời:
- Một số ảnh hưởng của văn minh phương Đông đến Việt Nam:
+ Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ sớm, có ảnh hưởng khá toàn diện và sâu sắc đến đời sống văn hóa – xã hội của cư dân Việt Nam
+ Nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ (gắn với hai tôn giáo chính là Phật giáo và Ấn Độ giáo) đã được truyền bá vào Việt Nam ngay từ những thế kỉ đầu công nguyên và liên tục phát huy ảnh hưởng trong thời gian dài. Nhiều công trình kiến trúc tôn giáo tiêu biểu ở Việt Nam là: Thánh địa Mỹ Sơn…
+ Người Chăm đã sáng tại ra chữ Chăm cổ dựa trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ
+ Trên cơ sở sử thi Ra-ma-ya-na của Ấn Độ, người Việt sáng tạo ra truyện Dạ Thoa vương…
+ Nền văn minh Trung Hoa cổ - trung đại có ảnh hưởng khá toàn diện và sâu sắc đến nền văn minh Đại Việt (trên các phương diện như: tổ chức bộ máy nhà nước; tư tưởng – tôn giáo; chữ viết; văn học; nghệ thuật kiến trúc cung đình…)
- Ý nghĩa: với việc tiếp thu có sáng tạo các thành tựu văn minh phương Đông, đặc biệt là hai nền văn minh Ấn Độ và Trung Quốc cổ - trung đại, nhân dân Việt Nam đã xây dựng nên một nền văn minh đa dạng, phong phú mang đậm đà bản sắc dân tộc.
* Mở rộng
Một số nền văn minh phương Đông thời kì cổ - trung đại
1. Văn minh Ai Cập cổ đại
a) Cơ sở hình thành
* Điều kiện tự nhiên
- Nền văn minh Ai Cập cổ đại hình thành và phát triển gắn liền với sông Nin ở Đông Bắc châu Phi.
- Ai Cập được bao quanh bởi Địa Trung Hải, Hồng Hải, sa mạc và các vùng rừng núi.
=> Ở Ai Cập sớm hình thành một nền văn minh rất độc đáo từ thời cổ đại.
* Dân cư và xã hội
- Dân cư:
+ Do vị trí tiếp giáp giữa các châu lục khiến Ai Cập sớm trở thành nơi giao lưu của các dòng văn hoá từ châu Á, châu Phi và châu Âu.
+ Khoảng hơn 3000 năm TCN, những tộc người từ châu Phi, Pa-le-xtin và Xi-ri đã đến định cư tại lưu vực sông Nin và cùng sáng tạo nên nền văn minh ở đây.
- Trong xã hội Ai Cập cổ đại đã hình thành các tầng lớp như quý tộc, tăng lữ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân và nô lệ.
* Kinh tế
- Nông nghiệp là nền tảng kinh tế cơ bản của Ai Cập cổ đại. Người Ai Cập thường trồng các loại lúa mì, lúa mạch, kế và nhiều loại hoa màu khác. Họ cũng đã biết thuần dưỡng và chăn nuôi các loài gia súc để cung cấp sức kéo và thực phẩm như: dê, bò, lừa, ngựa,...
- Hoạt động buôn bán cũng sớm phát triển.
* Chính trị
- Từ thiên niên kỉ IV TCN, các nhà nước sơ khai đầu tiên ở Ai Cập, gọi là nôm, được hình thành trên lưu vực của sông Nin.
- Khoảng năm 3200 TCN, Nhà nước Ai Cập thống nhất ra đời. Đứng đầu Nhà nước tập quyền Ai Cập cổ đại là pha-ra-ông, nắm giữ quyển tối cao về cả chính trị và tôn giáo; bên dưới là hệ thống quan lại ở trung ương và các địa phương.
b) Những thành tựu cơ bản
* Tín ngưỡng, tôn giáo
- Người Ai Cập sùng bái đa thần. Họ thờ các vị thần tự nhiên, thần động vật (như chim ưng, rắn hổ mang,...) và thờ linh hồn người chết.
- Tín ngưỡng, tôn giáo có ảnh hưởng và ý nghĩa quan trọng trong văn hoá, xã hội, chính trị và nhiều thành tựu văn minh của Ai Cập cổ đại.
* Chữ viết
- Người Ai Cập cổ đại đã sáng tạo ra chữ tượng hình từ khoảng hơn 3 000 năm TCN. Trên cơ sở đó, người Phê-ni-xi đã sáng tạo ra bảng chữ cái Phê-ni-xi, được cho là nguồn gốc của những bảng chữ cái ngày nay.
- Nhờ có chữ viết, người Ai Cập cổ đại đã ghi chép, để lại nhiều tư liệu quý giá thuộc các lĩnh vực như: Lịch sử, văn học, Thiên văn học, Toán học,..
* Kiến trúc và điêu khắc
- Cung điện, đền thờ và kim tự tháp là các loại hình kiến trúc tiêu biểu nhất của Ai Cập cổ đại. Đó là những di sản quý giá của Ai Cập nói riêng và nhân loại nói chung.
- Đến nay, nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc của người Ai Cập cổ đại vẫn còn hiện hữu, là hiện thân cho sức lao động và trí tuệ, sự sáng tạo vĩ đại của con người.
* Khoa học, kĩ thuật
- Văn minh Ai Cập cổ đại đã có những đóng góp vĩ đại cho các ngành khoa học, kĩ thuật của nhân loại, đặc biệt là các ngành Toán học, Thiên văn học và Y học.
+ Về toán học:sử dụng hệ số thập phân, phép tính cộng và trừ, biết tính diện tích hình tam giác, hình chữ nhật, biết sử dụng số pi (TT) với giá trị 3,16,...
+ Thiên văn học: sáng tạo ra kĩ thuật làm lịch dựa trên chu kì vận động của Mặt Trời đầu tiên trên thế giới.
+ Về Y học, người Ai Cập cổ đại đã có hiểu biết tương đối chính xác về các cơ quan trong cơ thể con người,... Đặc biệt, họ đã sử dụng những kiến thức về giải phẫu để chữa bệnh và trong kĩ thuật ướp xác.
c) Ý nghĩa của văn minh Ai Cập:
- Những thành tựu của Ai Cập cổ đại đã góp phần vào sự phát triển rực rỡ của nền văn minh này, đồng thời đặt nền móng cho sự phát triển nhiều lĩnh vực của văn minh nhân loại.
2. Văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại
a) Cơ sở hình thành
* Điều kiện tự nhiên
- Nền văn minh Ấn Độ hình thành và phát triển trên một không gian rộng lớn ở Nam Á với điều kiện tự nhiên đa dạng.
+ Miền Bắc có dãy Hi-ma-lay-a và châu thổ của hai dòng sông lớn (Ấn, Hằng).
+ Miền Nam là vùng cao nguyên, có điều kiện tự nhiên ít thuận lợi hơn miền Bắc.
+ Khí hậu chủ yếu là khô nóng, nhưng cũng có những vùng mát mẻ, mưa nhiều.
+ Có ba mặt giáp biển, thuận lợi cho giao thương và giao lưu văn hoá với thế giới.
* Dân cư và xã hội
- Dân cư:
+ Những chủ nhân đầu tiên của nền văn minh Ấn Độ là người Đra-vi-da.
+ Từ giữa thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a di cư đến Ấn Độ và trở thành cư dân chủ yếu ở miền Bắc.
+ Sau này, nhiều tộc người khác, như người Ba Tư, Hy Lạp, A-rập, Mông Cổ,... cũng đã xâm nhập và sinh sống ở Ấn Độ.
- Xã hội: chế độ đẳng cấp Vác-na tồn tại lâu dài và ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội Ấn Độ thời cổ - trung đại.
* Kinh tế
- Cư dân Ấn Độ đã sớm phát triển một nền kinh tế nông nghiệp đa dạng, trồng nhiều loại cây lương thực như lúa, hoa màu và các loại cây khác như bông, đay, lanh,... Họ cũng coi trọng chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi các loại gia súc.
- Các ngành nghề thủ công của Ấn Độ cũng sớm phát triển với việc sản xuất nhiều sản phẩm đáp ứng các nhu cầu trong nước và trao đổi, buôn bán với nước ngoài.
* Chính trị
- Nền văn minh sống Ấn đã hình thành từ khoảng thiên niên kỉ III TCN.
- Từ cuối thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a đã bắt đầu xây dựng các nhà nước của mình ở lưu vực sông Hằng. Các triều đại tiêu biểu trong lịch sử Ấn Độ là: Vương triều Mô-ri-a (cuối thiên niên kỉ I TCN), Vương triều Gúp-ta (thế kỉ IV - thế kỉ VI), Vương triều Hác-sa (thế kỉ VII),...
- Trong thời kì cổ - trung đại, Ấn Độ nhiều lần bị xâm lược và thống trị bởi các vương triều ngoại tộc.
b) Những thành tựu cơ bản
* Tôn giáo
- Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo lớn.
- Các tôn giáo không chỉ ảnh hưởng và có ý nghĩa sâu sắc đối với văn minh Ấn Độ mà còn được truyền bá ra bên ngoài và để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử nhân loại.
- Hai tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng hàng đầu của Ấn Độ là Hin-đu giáo và Phật giáo.
* Chữ viết
- Chữ viết cổ nhất của Ấn Độ được tìm thấy trong thời kì văn minh sống Ẩn.
- Về sau, ở Ấn Độ xuất hiện nhiều loại chữ viết khác.
- Chữ viết của Ấn Độ được truyền bá sang Đông Nam Á và được cải biến thành chữ viết của một số quốc gia trong khu vực này (Cam-pu-chia, Thái Lan, Lào,...).
* Văn học
- Văn học Ấn Độ đạt nhiều thành tựu rực rỡ, tiêu biểu nhất là kinh Vê-đa, sử thi Ma-ha-ba-ra-ta và Ra-ma-y-a-na, các tác phẩm của Ca-li-đa-sa (như vở kịch Sơ-kun-tơ-la),...
- Văn học Ấn Độ chứa đựng những giá trị nghệ thuật và nhân văn sâu sắc, là niềm tự hào của người dân Ấn Độ, trở thành nguồn cảm hứng, đề tài sáng tác của nhiều ngành nghệ thuật khác, không chỉ ở Ấn Độ mà cả nhiều quốc gia khác, nhất là khu vực Đông Nam Á.
* Kiến trúc và điêu khắc
- Kiến trúc, điêu khắc của Ấn Độ chịu ảnh hưởng của tôn giáo.
- Người Ấn Độ đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc đồ sộ như: cột đá, chùa và tháp Phật giáo; đến thờ, lăng mộ Hin-đu giáo; các thánh đường, cung điện Hồi giáo…
- Kiến trúc và điều khắc của Ấn Độ đã có những ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á.
* Chính trị
- Nền văn minh sống Ấn đã hình thành từ khoảng thiên niên kỉ III TCN.
- Từ cuối thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a đã bắt đầu xây dựng các nhà nước của mình ở lưu vực sông Hằng. Các triều đại tiêu biểu trong lịch sử Ấn Độ là: Vương triều Mô-ri-a (cuối thiên niên kỉ I TCN), Vương triều Gúp-ta (thế kỉ IV - thế kỉ VI), Vương triều Hác-sa (thế kỉ VII),...
- Trong thời kì cổ - trung đại, Ấn Độ nhiều lần bị xâm lược và thống trị bởi các vương triều ngoại tộc.
b) Những thành tựu cơ bản
* Tôn giáo
- Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo lớn.
- Các tôn giáo không chỉ ảnh hưởng và có ý nghĩa sâu sắc đối với văn minh Ấn Độ mà còn được truyền bá ra bên ngoài và để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử nhân loại.
- Hai tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng hàng đầu của Ấn Độ là Hin-đu giáo và Phật giáo.
* Chữ viết
- Chữ viết cổ nhất của Ấn Độ được tìm thấy trong thời kì văn minh sống Ẩn.
- Về sau, ở Ấn Độ xuất hiện nhiều loại chữ viết khác.
- Chữ viết của Ấn Độ được truyền bá sang Đông Nam Á và được cải biến thành chữ viết của một số quốc gia trong khu vực này (Cam-pu-chia, Thái Lan, Lào,...).
* Văn học
- Văn học Ấn Độ đạt nhiều thành tựu rực rỡ, tiêu biểu nhất là kinh Vê-đa, sử thi Ma-ha-ba-ra-ta và Ra-ma-y-a-na, các tác phẩm của Ca-li-đa-sa (như vở kịch Sơ-kun-tơ-la),...
- Văn học Ấn Độ chứa đựng những giá trị nghệ thuật và nhân văn sâu sắc, là niềm tự hào của người dân Ấn Độ, trở thành nguồn cảm hứng, đề tài sáng tác của nhiều ngành nghệ thuật khác, không chỉ ở Ấn Độ mà cả nhiều quốc gia khác, nhất là khu vực Đông Nam Á.
* Kiến trúc và điêu khắc
- Kiến trúc, điêu khắc của Ấn Độ chịu ảnh hưởng của tôn giáo.
- Người Ấn Độ đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc đồ sộ như: cột đá, chùa và tháp Phật giáo; đến thờ, lăng mộ Hin-đu giáo; các thánh đường, cung điện Hồi giáo…
- Kiến trúc và điều khắc của Ấn Độ đã có những ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Câu 19:
19/07/2024Em hãy giải thích vì sao “Cuộc diễu hành vàng của các pha-ra-ông” ở Ai Cập được tổ chức trang trọng? Hãy đề xuất một số giải pháp để góp phần bảo tồn và tôn vinh các giá trị, thành tựu văn minh thế giới.
- Cuộc “diễu hành vàng” được tổ chức với những nghi thức trang trọng nhất để tôn vinh nền văn minh Ai Cập cổ đại cùng những giá trị trường tồn của nó.
- Một số giải pháp để góp phần bảo tồn, tôn vinh các giá trị, thành tựu văn minh thế giới:
+ Nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo tồn và tôn vinh các giá trị văn minh
+ Thực hiện bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các di sản
+ Quảng bá hình ảnh, nét đẹp, giá trị của các thành tựu văn minh thông qua những trang mạng xã hội như: fakebook, youtube…
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảoCó thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Sử 10 Bài 5. Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh phương đông thời kì cổ - trung đại có đáp án (361 lượt thi)