Bài tập Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật có đáp án
Bài tập Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật có đáp án
-
111 lượt thi
-
17 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
30/06/2024Hãy đọc những thông tin in trên phần nắp để tìm hiểu cách bảo quản và thành phần vi khuẩn có trong hộp sữa chua. Vào mùa hè, một số cửa hàng tạp hóa để các lốc sữa chua trên kệ ở nhiệt độ thường (khoảng 28 – 30 oC). Một vài hộp sữa chua có hiện tượng phồng nắp lên. Hãy nhận xét cách bảo quản sữa chua của cửa hàng tạp hóa trên và giải thích vì sao nắp hộp sữa bị phồng lên.
- Cách bảo quản của cửa hàng tạp hóa là sai do theo thông tin trên nắp hộp, cần bảo quản sữa chua ở điều kiện lạnh với nhiệt độ 6 oC – 8 oC.
- Giải thích hiện tượng nắp hộp sữa chua bị phồng lên: Ở điều kiện từ 28 – 30 oC, vi khuẩn lactic trong hộp sữa chua không bị ức chế nên tiếp tục hoạt động lên men tạo lactic acid, tạo ra bọt khí CO2 và nước. Khí CO2 sinh ra làm cho nắp hộp sữa chua bị phồng lên.
Câu 2:
20/07/2024Dựa vào Hình 25.2, hãy nhận xét số lượng tế bào vi khuẩn E. coli sau mỗi lần phân chia. Từ đó, hãy cho biết khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật.
- Số lượng tế bào vi khuẩn E.coli tăng gấp đôi sau mỗi lần phân chia.
- Khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật: Sinh trưởng ở vi sinh vật là sự gia tăng số lượng cá thể của quần thể vi sinh vật.
Câu 3:
30/07/2024Vì sao nói sinh trưởng ở vi sinh vật là sinh trưởng của quần thể?
Trả lời:
Nói sinh trưởng ở vi sinh vật là sinh trưởng của quần thể vì: Tuy vi sinh vật có sự gia tăng về kích thước và khối lượng nhưng vì chúng có kích thước rất nhỏ nên khó nhận ra sự thay đổi này. Bởi vậy, sinh trưởng ở vi khuẩn cần được xem xét trên phạm vi quần thể.
1. Khái niệm sinh trưởng của quần thể vi sinh vật
- Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
2. Thời gian thế hệ
- Thời gian thế hệ (g) là thời gian tính từ khi một tế bào sinh ra đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.
- Thời gian thế hệ nhanh hay chậm phụ thuộc vào từng giống vi sinh vật và điều kiện nuôi cấy. Thời gian thế hệ càng ngắn thì tốc độ sinh trưởng của quần thể vi sinh vật càng nhanh. Ví dụ: E.coli trong điều kiện nuôi cấy thích hợp cứ 20 phút tế bào lại phân đôi một lần.
- Công thức tính thời gian thế hệ: g = t : n (với t: thời gian; n: số lần phân chia trong thời gian t).
3. Công thức xác định sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật
- Sau n lần phân chia từ No tế bào ban đầu trong thời gian t: Nt = No x 2n (với: Nt: số tế bào sau n lần phân chia trong thời gian t; No: số tế bào ban đầu; n: số lần phân chia).
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Câu 4:
23/07/2024Hãy so sánh sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật với sự sinh trưởng của các sinh vật đa bào.
So sánh sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật với sự sinh trưởng của các sinh vật đa bào:
Tiêu chí |
Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật |
Sinh trưởng của sinh vật đa bào |
|
Giống nhau |
Đều có bản chất là sự gia tăng số lượng tế bào nhờ quá trình phân bào. |
||
Khác nhau |
Là sự gia tăng số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật. |
Là sự gia tăng kích thước và khối lượng của một cơ thể. |
Câu 5:
29/06/2024Đọc thông tin trên và quan sát Hình 25.3, hãy trình bày đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục.
Đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục:
(1) Pha tiềm phát: Vi khuẩn thích nghi với môi trường sống mới, chúng tổng hợp các enzyme trao đổi chất và các nguyên liệu để chuẩn bị cho quá trình phân chia. Số lượng tế bào chưa tăng.
(2) Pha lũy thừa: Vi khuẩn trao đổi chất, sinh trưởng mạnh và tốc độ phân chia của vi khuẩn đạt tối đa do chất dinh dưỡng dồi dào. Số lượng tế bào tăng theo cấp số nhân.
(3) Pha cân bằng: Song song với quá trình phân chia, vi khuẩn chết do chất dinh dưỡng giảm dần. Số lượng tế bào đạt cực đại và không thay đổi theo thời gian do tế bào vi khuẩn sinh ra cân bằng với số lượng tế bào vi khuẩn chết đi.
(4) Pha suy vong: Số lượng vi khuẩn chết tăng dần do chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy nhiều.
Câu 6:
26/07/2024Hãy vẽ và giải thích đường cong sinh trưởng trong nuôi cấy liên tục.
* Trả lời:
- Đường cong sinh trưởng trong nuôi cấy liên tục:
- Giải thích: Trong nuôi cấy liên tục, quần thể vi khuẩn không xảy ra pha suy vong vì chất dinh dưỡng được cung cấp liên tục và đồng thời lấy đi các sản phẩm nuôi cấy.
KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG
1. Khái niệm sinh trưởng của quần thể vi sinh vật
- Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
2. Thời gian thế hệ
- Thời gian thế hệ (g) là thời gian tính từ khi một tế bào sinh ra đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.
- Thời gian thế hệ nhanh hay chậm phụ thuộc vào từng giống vi sinh vật và điều kiện nuôi cấy. Thời gian thế hệ càng ngắn thì tốc độ sinh trưởng của quần thể vi sinh vật càng nhanh. Ví dụ: E.coli trong điều kiện nuôi cấy thích hợp cứ 20 phút tế bào lại phân đôi một lần.
- Công thức tính thời gian thế hệ: g = t : n (với t: thời gian; n: số lần phân chia trong thời gian t).
SỰ SINH TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ VI KHUẨN
1. Nuôi cấy không liên tục
- Môi trường nuôi cấy không liên tục là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hoá trong quá trình nuôi cấy.
a. Pha tiềm phát (pha lag)
- Vi khuẩn thích nghi với môi trường, hình thành các enzim cảm ứng.
- Số lượng cá thể tế bào chưa tăng.
b. Pha luỹ thừa
- Trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, tốc độ sinh trưởng cực đại.
- Số lượng tế bào tăng theo cấp số nhân.
c. Pha cân bằng
- Số lượng cá thể đạt cực đại và không đổi theo thời gian (số lượng tế bào sinh ra tương đương với số tế bào chết đi).
d. Pha suy vong
- Chất dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt, chất độc hại tích luỹ ngày càng nhiều.
- Số cá thể (tế bào) trong quần thể giảm dần (số lượng tế bào sinh ra nhiều hơn số lượng tế bào chết đi).
2. Nuôi cấy liên tục
- Môi trường nuôi cấy liên tục là môi trường nuôi cấy được bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng và loại bỏ không ngừng các chất thải trong quá trình nuôi cấy.
Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy liên tục có môi trường ổn định, vi khuẩn đã có enzim cảm ứng nên không cần thiết phải có pha tiềm phát; các chất dinh dưỡng được thêm vào liên tục, các chất chuyển hóa được lấy ra nên không có pha suy vong.
- Ứng dụng: được ứng dụng trong sản xuất sinh khối để thu nhận prôtêin đơn bào, các chất có hoạt tính sinh học như các enzim, chất kháng sinh, các hoocmôn,…
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật
Câu 7:
26/07/2024Hãy so sánh sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy liên tục và không liên tục.
So sánh sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy liên tục và không liên tục:
Pha sinh trưởng |
Nuôi cấy không liên tục |
Nuôi cấy liên tục |
Pha tiềm phát |
x |
x (rất ngắn) |
Pha lũy thừa |
x |
x |
Pha cân bằng |
x |
x |
Pha suy vong |
x |
Không xảy ra |
Sinh trưởng của quần thể vi khuẩn
- Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn phụ thuộc vào quá trình nuôi cấy.
- Có 2 hình thức nuôi cấy: nuôi cấy không liên tục và nuôi cấy liên tục.
+ Nuôi cấy liên tục là quá trình nuôi cấy thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng, đồng thời lấy đi một lượng dịch nuôi cấy tương đương.
- Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn:
+ Trong nuôi cấy không liên tục, sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn gồm 4 pha: tiềm phát, lũy thừa, cân bằng và suy vong.
Các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục
(1) Pha tiềm phát: Vi khuẩn thích nghi với môi trường sống mới, chúng tổng hợp các enzyme trao đổi chất và các nguyên liệu để chuẩn bị cho quá trình phân chia. Số lượng tế bào chưa tăng.
(2) Pha lũy thừa: Vi khuẩn trao đổi chất, sinh trưởng mạnh và tốc độ phân chia của vi khuẩn đạt tối đa do chất dinh dưỡng dồi dào. Số lượng tế bào tăng theo cấp số nhân.
(3) Pha cân bằng: Song song với quá trình phân chia, vi khuẩn chết do chất dinh dưỡng giảm dần. Số lượng tế bào đạt cực đại và không thay đổi theo thời gian do tế bào vi khuẩn sinh ra cân bằng với số lượng tế bào vi khuẩn chết đi.
(4) Pha suy vong: Số lượng vi khuẩn chết tăng dần do chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy nhiều.
+ Trong nuôi cấy liên tục, sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật diễn ra qua pha tiềm phát, pha lũy thừa và duy trì ở pha cân bằng.
Xem các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
Giải Sinh học 10Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
Câu 8:
22/07/2024Đọc thông tin mục III và quan sát Hình 25.4, 25.5, hãy phân biệt các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực.
Hình thức sinh sản |
Vi sinh vật nhân sơ |
Vi sinh vật nhân thực |
Sinh sản vô tính |
Phân đôi bằng trực phân, tạo bào tử vô tính |
Phân đôi, nảy chồi bằng quá trình nguyên phân, tạo bào tử |
Sinh sản hữu tính |
Không có |
Tiếp hợp |
Câu 9:
23/07/2024Quan sát Hình 25.5c, hãy cho biết trong vòng đời của nấm sợi tồn tại những hình thức sinh sản nào.
Trong chu trình sống của nấm sợi có sự xen kẽ thế hệ giữa giai đoạn đơn bội và lưỡng bội, giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Trong đó, nấm sợi sinh sản vô tính bằng bào tử còn sinh sản hữu tính bằng hình thức tiếp hợp giữa sợi âm và sợi dương.
Câu 10:
15/07/2024Hãy trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật được chia thành 2 nhóm là: các yếu tố hóa học và các yếu tố vật lí.
- Các yếu tố hóa học:
+ Các chất dinh dưỡng: Các chất dinh dưỡng gồm các hợp chất hữu cơ (carbohydrate protein , lipid,... ), các nguyên tố đa lượng (C, H, O, N, S, P,.. ), các nguyên tố vi lượng (Zn , Mn , Mo,… ) và các nhân tố sinh trưởng (vitamin amino acid , nucleic acid, ...). Những chất này ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng của vi sinh vật (quá trình dinh dưỡng, hô hấp, hoạt hoá enzyme, cân bằng thẩm thấu,...).
+ Chất sát khuẩn: là các chất có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế không chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh nhưng không làm tổn thương đến da và mô sống của cơ thể (phenol, ethanol, các halogens,…).
+ Chất kháng sinh: là những hợp chất hữu cơ có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế chọn lọc vi sinh vật gây bệnh theo nhiều cơ chế khác nhau, như ức chế tổng hợp thành tế bào, protein, nucleic acid,...
- Các yếu tố vật lí:
+ pH: Độ pH ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hoá vật chất trong tế bào, hoạt tính enzyme,... Giới hạn hoạt động của đa số vi khuẩn nằm trong khoảng pH từ 4 đến 10. Một số vi khuẩn chịu acid có thể sinh trưởng ở pH ≥ 1.
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hoá trong tế bào; mỗi loại vi sinh vật có thể tồn tại và hoạt động tốt nhất trong một phạm vi nhiệt độ nhất định. Dựa vào phạm vi nhiệt độ này, có thể chia thành bốn nhóm: ưa lạnh, ưa ẩm, ưa nhiệt, ưa siêu nhiệt.
+ Độ ẩm: Nếu không có nước, vi sinh vật sẽ ngừng sinh trưởng và hầu hết sẽ chết. Các loại vi sinh vật đòi hỏi độ ẩm khác nhau: vi khuẩn cần độ ẩm cao; nấm mốc, nấm men cần độ ẩm thấp.
+ Áp suất thẩm thấu: Khi đưa vi sinh vật vào môi trường ưu trương, tế bào vi sinh vật sẽ bị mất nước, gây co nguyên sinh, do đó chúng không phân chia được.
+ Ánh sáng: Ánh sáng tác động đến quá trình quang hợp ở vi khuẩn quang tự dưỡng, ngoài ra, ánh sáng còn ảnh hưởng đến sự hình thành bào tử, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng. Những tia sáng có bước sóng ngắn có thể ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn bằng cách gây đột biến, làm biến tính protein,...
Câu 11:
23/07/2024• Hãy kể tên các chất sát khuẩn thường được dùng trong gia đình và trường học. Xà phòng có phải là chất sát khuẩn không?
• Tìm các ví dụ về việc sử dụng các yếu tố vật lí để tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật trong bảo quản thức ăn.
- Các chất sát khuẩn thường dùng trong gia đình và trường học: Chlorine, cồn, iodine, các aldehyde, chất kháng sinh, oxy già, formaldehyde 2 %, nước muối loãng, thuốc tím,…
- Xà phòng không phải là chất diệt khuẩn, chúng chỉ là chất hoạt động bề mặt có tác dụng rửa trôi vi khuẩn.
- Ví dụ về việc sử dụng các yếu tố vật lí để tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật trong bảo quản thức ăn:
+ Tăng nhiệt độ: Đun sôi, sấy khô,…
+ Hạ thấp nhiệt độ: Bảo quản tủ lạnh,…
+ Tạo pH thấp: Muối dưa cà, làm sữa chua,…
+ Phơi nắng: Phơi cá khô,…
+ Tạo áp suất thẩm thấu cao: ngâm hoa quả, ủ muối,…
Câu 12:
22/07/2024Hãy nêu ý nghĩa của việc sử dụng kháng sinh để ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh.
Ý nghĩa của việc sử dụng kháng sinh để ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh: Kháng sinh có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật gây bệnh một cách chọn lọc ngay cả ở nồng độ thấp (penicillin, cephalosporin, aminosid, tetracyclin, aminoglycoside,…). Do đó, con người sử dụng kháng sinh để điều trị các bệnh do vi sinh vật gây ra cho cơ thể người và vật nuôi, góp phần nâng cao sức khỏe, giảm tỉ lệ tử vong cho con người và phát triển ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản,…
Câu 13:
22/07/2024Ý kiến của em như thế nào về tình trạng người dân tự ý đi mua thuốc kháng sinh về điều trị bệnh cho người và gia súc?
Người dân không nên tự ý đi mua thuốc kháng sinh về điều trị bệnh cho người và gia súc vì sẽ gây ra hiện tượng kháng kháng sinh (nhờn kháng sinh), về sau khi cần sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh sẽ không còn tác dụng nữa. Ngoài ra, khi tự ý mua thuốc kháng sinh về sử dụng có thể không tạo được hiệu quả điều trị mong muốn mà còn gây nên các tác dụng phụ nguy hiểm.
Câu 14:
15/07/2024Hãy đề xuất các biện pháp sử dụng thuốc kháng sinh hợp lí.
Các biện pháp sử dụng thuốc kháng sinh hợp lí:
- Chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Cần phải đảm bảo quy tắc 4Đ: Đúng kháng sinh, đúng liều dùng, đúng đường dùng, đúng thời gian.
- Không chia sẻ thuốc kháng sinh với người thân hoặc bạn bè.
Câu 15:
15/07/2024Một số ứng dụng của phương pháp nuôi cấy không liên tục và liên tục trong đời sống hằng ngày:
- Nuôi cấy liên tục: nuôi con giấm; sản xuất sinh khối để thu nhận protein đơn bào; sản xuất các hợp chất có hoạt tính sinh học như kháng sinh, các chế phẩm sinh học, hormone,…
- Nuôi cấy không liên tục: muối dưa cải, làm chao, làm sữa chua, lên men rượu,…
Câu 16:
14/07/2024Để khảo sát thực trạng sử dụng các phương pháp diệt khuẩn tại địa phương, cần xác định các yếu tố sau:
- Thời gian khảo sát.
- Địa điểm khảo sát.
- Đối tượng khảo sát.
- Nội dung khảo sát.
- Phương pháp khảo sát.
- Xử lí kết quả khảo sát:
Câu 17:
30/06/2024Bạn A bị nhiễm trùng vết thương ở tay, mẹ bạn đã lấy thuốc kháng sinh đang còn của anh trai cho A uống. Bạn A nhất quyết không uống và yêu cầu đi khám bác sĩ để lấy thuốc, Theo em, bạn A làm đúng hay sai?
Bạn A làm đúng. Vì nguyên nhân gây cảm cúm cho bạn A có thể khác anh trai nên cần đi khám bác sĩ để mua thuốc đúng bệnh, uống đúng liều, tránh gây hiện tượng nhờn thuốc và gặp phải những phản ứng phụ nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Sinh học 10 CTST Bài 22: Khái quát về vi sinh vật có đáp án (651 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 10 CTST Bài 27: Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn có đáp án (586 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 10 CTST Bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật có đáp án (391 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 10 CTST Bài 26: Công nghệ vi sinh vật có đáp án (374 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 10 CTST Bài 28: Thực hành: lên men có đáp án (274 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 10 CTST Bài 23: Thực hành: một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật có đáp án (193 lượt thi)