Câu hỏi:

26/07/2024 117

Hãy vẽ và giải thích đường cong sinh trưởng trong nuôi cấy liên tục.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

* Trả lời:

- Đường cong sinh trưởng trong nuôi cấy liên tục:

Hãy vẽ và giải thích đường cong sinh trưởng trong nuôi cấy liên tục. (ảnh 1)

 

- Giải thích: Trong nuôi cấy liên tục, quần thể vi khuẩn không xảy ra pha suy vong vì chất dinh dưỡng được cung cấp liên tục và đồng thời lấy đi các sản phẩm nuôi cấy.

KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG

1. Khái niệm sinh trưởng của quần thể vi sinh vật

- Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.

2. Thời gian thế hệ

- Thời gian thế hệ (g) là thời gian tính từ khi một tế bào sinh ra đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.

- Thời gian thế hệ nhanh hay chậm phụ thuộc vào từng giống vi sinh vật và điều kiện nuôi cấy. Thời gian thế hệ càng ngắn thì tốc độ sinh trưởng của quần thể vi sinh vật càng nhanh. Ví dụ: E.coli trong điều kiện nuôi cấy thích hợp cứ 20 phút tế bào lại phân đôi một lần.

- Công thức tính thời gian thế hệ: g = t : n (với t: thời gian; n: số lần phân chia trong thời gian t).

 SỰ SINH TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ VI KHUẨN

1. Nuôi cấy không liên tục

- Môi trường nuôi cấy không liên tục là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hoá trong quá trình nuôi cấy.

a. Pha tiềm phát (pha lag)

- Vi khuẩn thích nghi với môi trường, hình thành các enzim cảm ứng.

- Số lượng cá thể tế bào chưa tăng.

b. Pha luỹ thừa

- Trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, tốc độ sinh trưởng cực đại.

- Số lượng tế bào tăng theo cấp số nhân.

c. Pha cân bằng

- Số lượng cá thể đạt cực đại và không đổi theo thời gian (số lượng tế bào sinh ra tương đương với số tế bào chết đi).

d. Pha suy vong

- Chất dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt, chất độc hại tích luỹ ngày càng nhiều.

- Số cá thể (tế bào) trong quần thể  giảm dần (số lượng tế bào sinh ra nhiều hơn số lượng tế bào chết đi).

2. Nuôi cấy liên tục

- Môi trường nuôi cấy liên tục là môi trường nuôi cấy được bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng và loại bỏ không ngừng các chất thải trong quá trình nuôi cấy.

 Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy liên tục có môi trường ổn định, vi khuẩn đã có enzim cảm ứng nên không cần thiết phải có pha tiềm phát; các chất dinh dưỡng được thêm vào liên tục, các chất chuyển hóa được lấy ra nên không có pha suy vong.

- Ứng dụng: được ứng dụng trong sản xuất sinh khối để thu nhận prôtêin đơn bào, các chất có hoạt tính sinh học như các enzim, chất kháng sinh, các hoocmôn,…

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật

 
 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Hãy so sánh sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy liên tục và không liên tục.

Xem đáp án » 26/07/2024 394

Câu 2:

Vì sao nói sinh trưởng ở vi sinh vật là sinh trưởng của quần thể?

Xem đáp án » 30/07/2024 371

Câu 3:

Hãy so sánh sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật với sự sinh trưởng của các sinh vật đa bào.

Xem đáp án » 23/07/2024 240

Câu 4:

Bạn A bị nhiễm trùng vết thương ở tay, mẹ bạn đã lấy thuốc kháng sinh đang còn của anh trai cho A uống. Bạn A nhất quyết không uống và yêu cầu đi khám bác sĩ để lấy thuốc, Theo em, bạn A làm đúng hay sai?

Xem đáp án » 30/06/2024 186

Câu 5:

Hãy nêu ý nghĩa của việc sử dụng kháng sinh để ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh.

Xem đáp án » 22/07/2024 161

Câu 6:

Hãy đề xuất các biện pháp sử dụng thuốc kháng sinh hợp lí.

Xem đáp án » 15/07/2024 147

Câu 7:

Nêu một số ứng dụng của phương pháp nuôi cấy không liên tục và liên tục trong đời sống hằng ngày.

Xem đáp án » 15/07/2024 146

Câu 8:

Dựa vào Hình 25.2, hãy nhận xét số lượng tế bào vi khuẩn E. coli sau mỗi lần phân chia. Từ đó, hãy cho biết khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật.

Dựa vào Hình 25.2, hãy nhận xét số lượng tế bào vi khuẩn E. coli sau mỗi lần phân chia. (ảnh 1)

Xem đáp án » 20/07/2024 136

Câu 9:

Đọc thông tin trên và quan sát Hình 25.3, hãy trình bày đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục.

Đọc thông tin trên và quan sát Hình 25.3, hãy trình bày đặc điểm các pha sinh trưởng của  (ảnh 1)

Xem đáp án » 29/06/2024 125

Câu 10:

• Hãy kể tên các chất sát khuẩn thường được dùng trong gia đình và trường học. Xà phòng có phải là chất sát khuẩn không?

• Tìm các ví dụ về việc sử dụng các yếu tố vật lí để tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật trong bảo quản thức ăn.

Xem đáp án » 23/07/2024 114

Câu 11:

Khảo sát thực trạng sử dụng các phương pháp diệt khuẩn tại địa phương.

Xem đáp án » 14/07/2024 114

Câu 12:

Đọc thông tin mục III và quan sát Hình 25.4, 25.5, hãy phân biệt các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực.

Đọc thông tin mục III và quan sát Hình 25.4, 25.5, hãy phân biệt các hình thức sinh sản (ảnh 1)
Đọc thông tin mục III và quan sát Hình 25.4, 25.5, hãy phân biệt các hình thức sinh sản (ảnh 2)
Đọc thông tin mục III và quan sát Hình 25.4, 25.5, hãy phân biệt các hình thức sinh sản (ảnh 3)

Xem đáp án » 22/07/2024 101

Câu 13:

Hãy trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.

Xem đáp án » 15/07/2024 99

Câu 14:

Quan sát Hình 25.5c, hãy cho biết trong vòng đời của nấm sợi tồn tại những hình thức sinh sản nào.

Quan sát Hình 25.5c, hãy cho biết trong vòng đời của nấm sợi tồn tại những hình thức sinh sản nào. (ảnh 1)

Xem đáp án » 23/07/2024 98

Câu 15:

Hãy đọc những thông tin in trên phần nắp để tìm hiểu cách bảo quản và thành phần vi khuẩn có trong hộp sữa chua. Vào mùa hè, một số cửa hàng tạp hóa để các lốc sữa chua trên kệ ở nhiệt độ thường (khoảng 28 – 30 oC). Một vài hộp sữa chua có hiện tượng phồng nắp lên. Hãy nhận xét cách bảo quản sữa chua của cửa hàng tạp hóa trên và giải thích vì sao nắp hộp sữa bị phồng lên.

Hãy đọc những thông tin in trên phần nắp để tìm hiểu cách bảo quản và thành phần vi khuẩn (ảnh 1)

Xem đáp án » 30/06/2024 70