Trắc nghiệm Sinh học 10 CTST Bài 27: Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn có đáp án
Trắc nghiệm Sinh học 10 CTST Bài 27: Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn có đáp án
-
553 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
21/07/2024Cho một số đặc điểm sau:
(1) Có khả năng chuyển hóa mạnh, sinh sản nhanh
(2) Có khả năng tổng hợp được một số chất quý
(3) Có khả năng phân giải các chất hữu cơ dư thừa
(4) Có thể gây độc cho một số loài gây hại mùa màng
Trong các đặc điểm trên, số đặc điểm có lợi của vi sinh vật được ứng dụng trong thực tiễn là
Đáp án đúng là: D
Cả 4 đặc điểm trên đều là các đặc điểm có lợi của vi sinh vật được ứng dụng trong thực tiễn ở nhiều lĩnh vực khác nhau như chế biến và bảo quản thực phẩm, nông nghiệp, y học,…
Câu 2:
22/07/2024Dựa trên khả năng tự tổng hợp các chất cần thiết bằng cách sử dụng các enzyme và năng lượng nội bào của vi sinh vật, có thể ứng dụng vi sinh vật để
Đáp án đúng là: D
Dựa trên khả năng tự tổng hợp các chất cần thiết bằng cách sử dụng các enzyme và năng lượng nội bào của vi sinh vật, có thể ứng dụng vi sinh vật để tổng hợp chất kháng sinh.
Sản xuất nước mắm, sản xuất sữa chua, xử lí rác thải là những ứng dụng dựa trên khả năng tiết enzyme để phân giải các chất ở bên ngoài tế bào.
Câu 3:
19/07/2024Cơ sở khoa học của ứng dụng sử dụng vi sinh vật để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học là
Đáp án đúng là: B
Một số vi sinh vật tạo ra các chất gây hại cho côn trùng → Những vi sinh vật này được ứng dụng để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học.
Câu 4:
23/07/2024Vì sao có thể bảo quản thực phẩm bằng cách phơi khô, bảo quản lạnh, ngâm trong dung dịch đường?
Đáp án đúng là: D
Vì vi sinh vật chỉ sinh trưởng trong giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường nên con người có thể tìm ra các biện pháp tạo ra môi trường không thuận lợi (có hàm lượng nước thấp, nhiệt độ thấp, áp suất thẩm thấu cao,…) nhằm hạn chế sự sinh trưởng của vi sinh vật gây hại thực phẩm.
* Khái niệm
- Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước nhỏ thường được quan sát bằng kính hiển vi.
* Đặc điểm
Một số đặc điểm chung của vi sinh vật:
- Có kích thước nhỏ, thường được quan sát bằng kính hiển vi.
- Phần lớn có cấu trúc đơn bào (nhân sơ hoặc nhân thực), một số khác là tập đoàn đơn bào.
- Có khắp mọi nơi như trong nước, trong đất, trong không khí và cả trên cơ thể sinh vật.
- Có khả năng hấp thụ và chuyển hóa nhanh các chất dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản nhanh.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
(1) pH
- Độ pH ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào, hoạt tính enzyme, sự hình thành ATP,…
- Giới hạn hoạt động của đa số vi khuẩn nằm trong khoảng pH từ 4 đến 10. Một số vi khuẩn chịu acid có thể sinh trưởng ở pH ≥ 1.
⇒ Tạo môi trường pH phù hợp cho các vi sinh vật có lợi phát triển tối ưu.
⇒Tạo môi trường pH bất lợi nhằm ức chế vi sinh vật gây hại cho con người.
(2) Nhiệt độ
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hóa trong tế bào.
- Mỗi loài vi sinh vật có thể tồn tại và hoạt động tốt nhất trong một phạm vi nhiệt độ nhất định. Dựa vào phạm vi nhiệt độ này, có thể chia thành 4 nhóm: ưa lạnh, ưa ấm, ưa nhiệt, ưa siêu nhiệt.
⇒ Tạo nhiệt độ phù hợp cho vi sinh vật có lợi phát triển tối đa.
⇒ Tăng nhiệt độ để tiêu diệt vi sinh vật có hại, dùng nhiệt để thanh trùng.
⇒ Hạ nhiệt độ lạnh để bảo quản thực phẩm.
(3) Độ ẩm
- Vi sinh vật rất cần nước. Nếu không có nước, vi sinh vật sẽ ngừng sinh trưởng và hầu hết sẽ chết.
- Các loài vi sinh vật khác nhau đòi hỏi độ ẩm khác nhau: vi khuẩn đòi hỏi độ ẩm cao; nấm mốc, nấm men đòi hỏi độ ẩm thấp hơn.
⇒ Tạo độ ẩm phù hợp cho các vi sinh vật có lợi phát triển tối ưu.
⇒ Tạo độ ẩm bất lợi nhằm ức chế các vi sinh vật gây hại cho con người.
⇒ Phơi khô các loại thực phẩm để bảo quản được lâu.
(4) Áp suất thẩm thấu
- Sự chênh lệch nồng độ các chất giữa 2 bên màng sinh chất gây nên một áp suất thẩm thấu.
- Cho vi sinh vật vào môi trường ưu trương, nước trong cơ thể vi sinh vật bị rút ra ngoài, gây co nguyên sinh làm chúng không thể phân chia được.
⇒ Tạo môi trường ưu trương để gây co nguyên sinh nhằm ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật gây hại.
(5) Ánh sáng
- Ánh sáng tác động đến quá trình quang hợp ở vi khuẩn quang tự dưỡng.
- Ngoài ra, ánh sáng còn thường có tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động định hướng,…
- Những tia sáng có bước sóng ngắn có thể ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn bằng cách gây đột biến, làm biến tính protein,…
⇒ Tạo môi trường ánh sáng phù hợp cho những vi sinh vật có lợi phát triển tối đa.
⇒ Sử dụng tia sáng có bước sóng ngắn (tia X, tia gama,...) để ức chế, tiêu diệt vi sinh vật gây hại.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 27: Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn
Giải Sinh học 10 Bài 27: Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn
Câu 5:
17/07/2024Có bao nhiêu ứng dụng sau đây là ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn?
(1) Xử lí rác thải
(2) Tổng hợp chất kháng sinh
(3) Lên men sữa chua
(4) Tạo ra máy đo đường huyết
(5) Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học
Đáp án đúng là: C
Tạo ra máy đo đường huyết không phải là ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn.
Câu 6:
19/07/2024Vi sinh vật nào sau đây được ứng dụng để sản xuất phomat?
Đáp án đúng là: A
Trong sản xuất phomat có sử dụng vi khuẩn Lactococcus lactis để lên men đường lactose tạo acid làm đông tụ sữa.
Câu 7:
22/07/2024Trong sản xuất tương, nấm mốc Aspergillus oryzae có vai trò
Đáp án đúng là: D
Trong sản xuất tương, nấm mốc Aspergillus oryzae có vai trò tiết chất kháng sinh để ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây thối hỏng tương.
Câu 8:
22/07/2024Để sản xuất chất kháng sinh, người ta thường sử dụng chủ yếu những nhóm vi sinh vật nào sau đây?
(1) Xạ khuẩn.
(2) Vi khuẩn.
(3) Động vật nguyên sinh.
(4) Nấm.
Đáp án đúng là: B
Chất kháng sinh chủ yếu được tạo ra do xạ khuẩn (chi Streptomyces), vi khuẩn (chi Bacillus) và nấm (chi Penicillium).
Câu 9:
23/07/2024Tại sao vi khuẩn Bacillus thuringiensis được sử dụng để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học?
Đáp án đúng là: A
Vi khuẩn Bacillus thuringiensis được sử dụng để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học vi khuẩn này có khả năng sinh ra 4 loại độc tố để tiêu diệt côn trùng gây hại hiệu quả.
Câu 10:
22/07/2024Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học chủ yếu dựa vào
Đáp án đúng là: C
Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học chủ yếu dựa vào vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh và vi khuẩn nitrat hóa. Chúng chuyển hóa các chất hữu cơ gây ô nhiễm thành các chất vô cơ, chất khí đơn giản và nước.
Có thể bạn quan tâm
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Sinh học 10 CTST Bài 22: Khái quát về vi sinh vật có đáp án (614 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 10 CTST Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật có đáp án (441 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 10 CTST Bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật có đáp án (366 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 10 CTST Bài 26: Công nghệ vi sinh vật có đáp án (344 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 10 CTST Bài 28: Thực hành: lên men có đáp án (240 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 10 CTST Bài 23: Thực hành: một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật có đáp án (170 lượt thi)