TOP 10 mẫu Kể lại truyện ngụ ngôn Chân, tay, tai, mắt, miệng (2024) SIÊU HAY

Kể lại truyện ngụ ngôn Chân, tay, tai, mắt, miệng lớp 7 Chân trời sáng tạo gồm dàn ý và 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 7 hay hơn.

1 2577 lượt xem
Tải về


Kể lại truyện ngụ ngôn Chân, tay, tai, mắt, miệng

Đề bài: Kể lại truyện ngụ ngôn Chân, tay, tai, mắt, miệng.

Kể lại truyện ngụ ngôn Chân, tay, tai, mắt, miệng (mẫu 1)

Từ xưa, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng vẫn sống hòa thuận với nhau. Một ngày nọ, cô Mắt than thở với cậu Chân, cậu Tay rằng:

- Bác Tai, hai anh và tôi đều làm việc vất vả, chỉ có lão Miệng chỉ ăn không ngồi rồi. Tôi tính, chúng ta không làm việc nữa, xem lão Miệng có sống được không.

Cậu Chân, cậu Tay thấy phải, liền nói:

- Đúng đấy! Vậy chúng ta hãy đến nói cho lão Miệng rằng lão hãy tự lo lấy thân.

Thế rồi, Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cùng kéo đến lão Miệng. Ngang qua nhà bác Tai, họ thấy bác ngồi im lặng như nghe ngóng điều gì. Cả ba cùng chạy vào và nói:

- Bác Tai ơi, chúng cháu đang định đến nhà lão Miệng. Lão cần phải biết từ nay chúng cháu sẽ không làm cho lão ăn nữa. Lâu nay, chúng cháu và bác đã vất vả rồi. Bác có đi cùng không ạ?

Bác Tai tán thành ngay:

- Phải, phải… Bác sẽ đi cùng các cháu!

Thế rồi, họ cùng đi đến nhà lão Miệng. Đến nơi, họ chẳng thèm chào hỏi, mà nói thẳng với lão:

- Chúng tôi đến đây không phải để chào hỏi, mà để thông báo với ông rằng: Kể từ nay, chúng tôi sẽ không làm việc nuôi ông nữa. Chúng tôi đã vất vả quá nhiều rồi.

Nghe vậy, lão Miệng ngạc nhiên lắm. Lão lựa lời nói cho họ bớt giận, và bàn bạc lại:

- Xưa này, chúng ta vẫn sống hòa thuận, vui vẻ. Sao nay mọi người lại có suy nghĩ như vậy? Nếu có điều gì không hài lòng, mọi người hãy nói ra để chúng ta cùng bàn bạc.

Nhưng cả bốn đều lắc đầu, cùng nói:

- Không cần bàn bạc gì cả. Chúng tôi đã quyết định như vậy rồi. Kể từ này, ông hãy tự lo lấy thân.

Thế rồi, họ kéo nhau ra về. Từ đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa. Ngày này qua ngày khác, họ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay không muốn chạy nhảy như trước, cô Mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ, hai mí mặt nặng trĩu. Bác Tai lúc nào cũng thấy ù ù. Đến ngày thứ bảy, họ không thể chịu được nữa, đành họp nhau lại để bàn. Bác Tai cố nói với cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay:

- Các cháu, chúng ta đã sai lầm rồi. Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có cái ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt cả. Lão Miệng không làm đi làm, nhưng lão có công việc là nhai. Trước kia sống với nhau thân thiết như thế, nay tự dưng chúng ta gây nên chuyện. Lão Miệng phải ăn thì chúng ta mới khỏe được.

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay nghe lấy làm phải, liền cố gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Đến nơi, họ thấy lão Miệng cũng nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm khô như rang, không buồn nhếch mép. Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay vội vã đi tìm thức ăn. Lão Miệng ăn xong, dần dần tỉnh lại. Còn những người khác cũng thấy khỏe mạnh hơn. Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân thiết như trước, không còn tị nạnh nhau.

Kể lại truyện ngụ ngôn Chân, tay, tai, mắt, miệng (mẫu 2)

Chuyện kể rằng, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng từ xưa vẫn chung sống với nhau thân thiết. Chẳng biết nghĩ thế nào mà một hôm, cô Mắt than thở với cậu Chân, cậu Tay rằng :

- Các anh ạ! Càng nghĩ tôi càng tức. Bác Tai với hai anh và tôi quần quật làm việc, mệt nhọc quanh năm. Trong khi đó, lão Miệng lại chẳng làm gì cả. Từ nay, chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão ấy có sống được không!

Cậu Chân, cậu Tay gật gù đồng tình :

- Cô Mắt nói chí phải ! Chúng ta đi gặp lão Miệng, nói cho lão biết hãy tự lo thân. Nay đã đến lúc lão phải tự đi kiếm thức ăn, xem lão có làm nổi không nào ?

Cả ba kéo nhau đến nhà lão Miệng. Ngang qua nhà bác Tai, thấy bác ngồi im lặng nhưng đang nghe ngóng, suy nghĩ điều gì, họ chạy vào nói :

- Bác Tai ơi, bác có đi cùng chúng cháu đến nhà lão Miệng không ? Chúng cháu định nói cho lão biết là từ nay mọi người sẽ không làm để nuôi lão nữa. Bác cháu mình vất vả nhiều rồi, tới lúc phải nghỉ ngơi thôi !

Bác Tai nghe xong, gật đầu lia lịa:

- Phải đấy ! Phải đấy ! Bác sẽ đi cùng các cháu !

Bốn người hăm hở đến nhà lão Miệng. Chẳng chào chẳng hỏi gì cả, cậu Chân, cậu Tay nói thẳng :

- Chúng tôi hôm nay đến đây không phải để thăm hỏi, trò chuyện gì với ông đâu mà nói thẳng cho ông biết : Từ nay, chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Bấy lâu nay, chúng tôi cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi !

Chẳng hiểu đầu đuôi ra sao, lão Miệng ngạc nhiên lắm. Lão bảo :

- Ấy, có chuyện chi thì mọi người hãy vào nhà đã, làm gì mà nóng nảy thế ?

Bốn người kia lắc đầu cả quyết :

- Không, không bàn bạc gì nữa ! Từ nay trở đi, ông phải tự lo lấy mà sống. Còn chúng tôi có biết cái gì là ngọt bùi ngon lành đâu, làm chi cho cực !

Nói rồi, họ kéo nhau về và hả hê nghĩ rằng phen này thì lão Miệng cứ là chết đói !

Một ngày, hai ngày trôi qua, Chân, Tay, Tai, Mắt chẳng làm gì cả. Nhưng lạ thay, họ không thấy vui tươi, nhàn nhã mà lại thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay chẳng cất nổi mình để chạy nhảy, nô đùa như trước nữa. Cô Mắt thì suốt ngày lờ đờ, hai mi nặng trĩu. Bác Tai mọi ngày nghe gì cũng rõ, nay lúc nào cũng cảm thấy như có cái cối xay lúa quay ù ù ở bên trong. Họ cứ sống trong tình trạng như thế cho tới ngày thứ bảy thì không thể chịu đựng được nữa, đành họp nhau lại để bàn. Bác Tai cố cất tiếng :

- Chúng ta suy nghĩ và hành động sai lầm rồi các cháu ạ ! Chúng ta không làm để kiếm thức ăn nuôi lão Miệng thì chúng ta cũng tê liệt cả. Lão Miệng tuy không làm nhưng lão có công việc là nhai. Như thế cũng là làm việc chứ không phải ăn không ngồi rồi. Từ trước đến nay, chúng ta sống gắn bó thân thiết với nhau, nay tự dưng lại gây nên chuyện. Lão Miệng có cái ăn thì chúng ta mới khỏe khoắn lên được. Theo ý bác, chúng ta nên đến nói lại với lão Miệng, các cháu có đi không ?

Cậu Chân, cậu Tay, cô Mắt cố gượng dậy theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Khốn khổ cho lão, lão cũng sống dở chết dở. Môi thì nhợt nhạt, hai hàm khô cứng, không buồn nhếch mép. Bốn người kia thành thật xin lỗi lão về sự hiểu lầm vừa qua. Thế rồi bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay vội vã đi kiếm thức ăn. Lão Miệng ăn xong, dần dần tỉnh lại. Lạ thay ! Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cũng thấy đỡ mệt và tinh thần sảng khoái hẳn ra. Họ nhận thấy là mình đã nghĩ sai cho lão Miệng. Từ đấy, năm người lại chung sống thuận hòa, thân thiết như xưa.

Kể lại truyện ngụ ngôn Chân, tay, tai, mắt, miệng (mẫu 3)

Chân, Tay, Tai, Miệng và tôi - Mắt, từ xưa vẫn sống chung hoà thuận với nhau, không bao giờ tranh cãi hay tị nạnh điều gì. Chúng tôi lúc nào cũng vui vẻ và sống có ích. Nhưng có một chuyện xảy ra làm tôi vô cùng ân hận.

Là cô gái duy nhất trong nhà, tôi cũng hay đỏm dáng với hàng mi cong nên được nhiều người khen ngợi. Nhưng phải hiểu công việc tôi làm mới thấy hết được nỗi vất vả - Tôi thường được gọi là cửa sổ tâm hồn, là nơi con người thu nhận mọi hình ảnh của thế giới. Một ngày, ngoài những giây phút ngắn ngủi được nghỉ ngơi, tôi lúc nào cũng chăm chỉ làm việc. Có nhiều lúc tôi cảm thấy căng thẳng. Tôi vốn là cô bé mỏng manh, dễ bị tổn thương nên khi có hạt bụi nhỏ bay vào cũng làm tôi đau. Có vật gì cứng rơi vào thì ngay lập tức tôi bị ốm. Tôi tự nhủ công việc của mình thật nặng nhọc. Mà không chỉ tôi, cậu Tay, cậu Chân cũng vậy. Ngày nào hai cậu cũng hoạt động hết công suất. Công việc cứ nối tiếp công việc, đến cuối ngày hai cậu mỏi nhừ. Với những người làm công sở thì Tay và Chân đỡ vất vả. Nhưng với những ai lao động lam lũ suốt ngày không quản nắng mưa như bác nông dân, chú thợ xây hay chị lao công thì hai cậu cứ quần quật từ mờ sáng đến tối mịt luôn. Thỉnh thoảng tối tối, chúng tôi có đến thăm nhau nhưng mới nói được mấy câu, Mắt tôi đã muốn khép lại, hai cậu Tay, Chân cũng muốn duỗi ra chẳng buồn trò chuyện. Hàng xóm của chúng tôi là bác Tai điềm tĩnh. Cả ngày bác không nói câu gì, chỉ chăm chú vào công việc. Bởi công việc của bác cũng rất vất vả. Tuy không hoạt động nhiều như tôi, mất sức như cậu Tay, cậu Chân nhưng có khi bác đau hết mình mẩy vì phải nghe những lời lẽ không hay, thô tục... Những lúc như thế bác mệt mỏi, nằm nghỉ ở nhà không thiết tha nghe hát nữa...

Bỗng một ngày tôi nhận thấy, chúng tôi làm việc quá nhiều mà lão Miệng thì quá an nhàn. Suốt ngày lão chỉ chơi thong dong, chờ chúng tôi làm việc, đến giờ cơm lão lại là người hưởng thụ. Cực nhọc là thế mà chúng tôi đâu được biết đến thứ ngon của lạ nào, đâu biết cái gì ngọt bùi ngon lành. Tất cả mọi thứ làm ra lão hưởng hết. Tôi tức giận lắm, rủ cậu Tay cậu Chân, bác Tai đến nhà lão Miệng, nói cho lão biết rằng từ nay chúng tôi sẽ không làm gì nữa, lão tự làm tự sống Lão Miệng bất ngờ lắm. Nói xong chúng tôi bỏ ra về, để lại mình lão thơ thẩn như vẫn không tin vào những điều chúng tôi vừa tuyên bố.

Từ hôm đó, chúng tôi không làm gì nữa. Tôi chỉ ngồi chơi mà không hoạt động. Cậu Tay, cậu Chân cũng không buồn làm việc. Bác Tai ngày cũng như đêm chỉ nằm yên trên giường nghe nhạc mà bác thích.... Cứ như thế được một hôm, hai hôm rồi ba hôm chúng tôi bỗng thấy mỏi mệt rã rời. Ai cũng thấy trong người không được khoẻ, như muốn lăn đùng ra ốm vậy. Tôi không còn làm điệu hay duyên dáng nữa, ngày hay đêm đều thấy lờ đờ không rõ. Hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mà không ngủ được. Cậu Tay, cậu Chân không hoạt bát nhanh nhẹn, chạy nhảy như thường ngày mà lừ đừ không buồn cất mình lên. Bác Tai đến lúc này cũng không nghe hò hát nữa bởi nghe gì cũng không rõ, lúc nào cũng ù ù như xay lúa ở trong. Chúng tôi ở trong hoàn cảnh éo le ấy suốt một tuần. Đến ngày thứ bảy, chúng tôi thấy không thể kéo dài tình trạng này thêm nữa, phải chấm dứt ngay nếu không cả bọn sẽ chết. Tôi tìm đến cậu Tay, cậu Chân, bác Tai bàn cách. Tôi nhận ra là mình đã sai. Chính tôi là kẻ đã gây ra chuyện này, tự dưng bắt bẻ lão Miệng. Tôi không biết rằng lão cũng có công việc của mình, tuy đơn giản là nhai thôi nhưng quan trọng không kém công việc của chúng tôi. Không có lão chúng tôi không thể có năng lượng để làm việc. Thế là cả bọn chạy vội đến nhà lão Miệng. Lão cũng như chúng tôi, nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm thì khô như rang không buồn nhếch mép. Thấy chúng tôi đến, lão mừng lắm. Có lẽ lão đợi chúng tôi từ lâu lắm rồi. Hai cậu Tay và Chân vội vàng tìm thức ăn cho lão. Lão ăn xong, dần dần tỉnh lại Chúng tôi cũng thấy sảng khoái trong người, sung sướng như sắp bị tử thân mang đi nhưng vì còn luyến tiếc trần gian mà được ở lại. Mọi người lại thân thiện với nhau, sống hòa hợp như ngày nào. Riêng tôi vì xấu hổ với bác Tai, cậu Tay cậu Chân và nhất là với lão Miệng mà từ đó trở đi càng chăm chỉ làm việc hơn.

Qua chuyện này tôi thấy mình lớn hơn và bớt đỏm dáng. Cũng từ chuyện này tôi tự rút ra cho mình bài học. Trong cuộc sống, không ai có thể tồn tại được một mình mà phải nương tựa vào nhau mà sống. Không ai là thừa hay vô ích cả, tùy theo năng lực bản thân mà họ làm những công việc thích hợp. Nếu hiểu nhau, biết đoàn kết bên nhau, tôn trọng nhau thì công sức của mọi người sẽ được góp lại thành sức mạnh to lớn.

Câu chuyên của cô Mắt tôi là như vậy đấy. Các bạn đừng bao giờ như tôi nhé. Vì ích kỉ, các bạn sẽ chẳng bao giờ được thanh thản mà đôi khi còn làm cho người xung quanh bị tổn thương nữa.

Kể lại truyện ngụ ngôn Chân, tay, tai, mắt, miệng (mẫu 4)

Tập thể bác Tai, lão Miệng cùng cô Mắt, cậu Chân và cậu Tay vẫn hưởng thụ cuộc sống yên bình với nhau từ trước đến nay. Bỗng nhiên, có một ngày cô Mắt than thở với cậu Chân, cậu Tay về việc tất cả đều làm việc mệt nhọc từ ngày này qua ngày khác, chỉ có lão Miệng không làm gì mà ngồi ăn không. Vì vậy cô đã rủ cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa để xem lão Miệng có sống được hay không. Nghe vậy, cậu Chân, cậu Tay cùng đồng thanh lên tiếng, nói rằng cả ba phải đi gặp lão để nói ra quyết định này. Trên đường tìm đến nhà lão Miệng, cả ba đi qua nhà bác Tai nên đã dừng lại và nói cho bác nghe việc mọi người sẽ không làm để cho lão ăn nữa. Cuối cùng, bác Tai đồng ý cùng cô Mắt, cậu Chân, cậu tay tới nhà lão Miệng. Đến nơi, họ không nói lời chào hỏi mà đã thẳng thắn nói ra quyết định từ này sẽ không làm bất cứ việc gì để nuôi lão nữa. Trước những lời nói bất ngờ ấy, lão Miệng rất ngạc nhiên và mong muốn cùng nhau bàn bạc để đưa ra ý kiến chung nhưng không ai đồng ý. Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân cùng cậu Tay kiên quyết không bàn bạc thêm gì nữa. Nói xong, tất cả kéo nhau ra về. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày, cả bốn đều không chạm vào bất cứ việc gì. Cứ tưởng làm vậy sẽ trở nên nhẹ nhàng thoải mái nhưng sau đó, tất cả trở nên mệt mỏi. Cô Mắt lúc nào cũng lờ đờ, hai mí nặng trĩu như buồn ngủ mà không thể ngủ được. Bác Tai thì trở nên ù ù như có lúa xay ở bên trong. Cậu Chân, cậu Tay đều mệt mỏi nên không muốn cất mình lên chạy nhảy, vui đùa nữa. Nhận ra sai lầm, Bác Tai đã giải thích cho cô Mắt, cậu Chân và cậu tay nghe. Hiểu rõ mọi chuyện, cả bốn đã gượng dậy đi đến nhà lão Miệng. Tới nơi, tình hình lão Miệng cũng không khả quan hơn là bao khi cả hai môi lão nhợt nhạt, hàm răng khô khốc. Thấy vậy, bác Tai và cô Mắt đã vực lão dậy, cậu Chân cùng cậu Tay thì đi kiếm thức ăn. Sau khi lão Miệng được ăn uống bổ sung đầy đủ dưỡng chất, tất cả bọn đều trở nên tỉnh táo và khoan khoái trở lại. Từ đó về sau, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt cùng cậu Chân và cậu Tay lại sống hòa thuận và yêu thương nhau, mỗi người đều chăm chỉ làm việc của mình mà không ai tị nạnh ai.

Kể lại truyện ngụ ngôn Chân, tay, tai, mắt, miệng (mẫu 5)

Truyện kể về sự so bì giữa các bộ phận trong cơ thể con người. Mắt, Chân, Tay, Tai thấy mình quanh năm “làm việc mệt nhọc còn lão Miệng thì chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không”. Vì vậy, họ đồng lòng phản đối bằng cách bảo nhau không làm gì nữa để lão Miệng không có gì ăn. Nhưng Miệng không được ăn thì Mắt, Chân, Tay, Tai cũng mệt mỏi, rã rời. Cuối cùng họ cũng nhận ra công việc quan trọng của Miệng là nhai thức ăn để nuôi sống cơ thể. Thế là họ đến nhà Miệng, vực Miệng dậy, kiếm thức ăn để giúp Miệng dần tình lại. Từ đó, các bộ phận cơ thể người sống hòa thuận với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.

Kể lại truyện ngụ ngôn Chân, tay, tai, mắt, miệng (mẫu 6)

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai vì ghen tị với lão Miệng chỉ ăn mà không làm gì cả nên bàn nhau để mặc lão Miệng, không cho lão ăn gì nữa. Mặc lão Miệng tha hồ ngạc nhiên, sửng sốt, sau khi thông báo cho lão Miệng biết, cả bọn kéo nhau ra về. Một ngày, hai ngày, ba ngày… cả bọn đã thấy mệt mỏi rã rời. Không ai làm nổi việc gì nữa. Đến ngày thứ bảy thì không ai còn chịu nổi. Bác Tai là người nhận ra sai lầm đầu tiên, bèn nói rõ phải trái, rủ cả bọn đến xin lỗi lão Miệng và lại cho lão ăn như xưa. Ăn xong ai nấy đều khỏe trở lại. Chúng hiểu rằng lão Miệng tuy thế nhưng cũng có công việc của lão, một công việc rất quan trọng, liên quan đến tính mạng của cả bọn. Từ đó lão Miệng, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai lại sống hoà thuận, ai làm việc nấy, không ai còn ghen tị với ai nữa.

Kể lại truyện ngụ ngôn Chân, tay, tai, mắt, miệng (mẫu 7)

Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng vốn sống hòa thuận với nhau vui vẻ, chan hòa. Bỗng một hôm cô Mắt nói với cậu Tai rằng chúng mình làm nhiều việc vất vả, còn lão Miệng chẳng làm gì mà ngày nào cũng được ăn ngon sung sướng. Cậu Chân cũng nói với cậu tai như thế. Rồi cả bốn người đều nói với cậu Miệng rằng từ nay không làm cho ăn nữa. Lão miệng nói thế nào cũng không được. Từ đó miệng bị bỏ đói, Miệng đói thì cô mắt bị mờ, cậu Tai nghễnh ngãng, cậu Chân và cậu tay bải hoải, không nhấc lên được. Cả bốn người dắt nhau đến xem lão Miệng ra sao, thì thấy lão ta cũng nhợt nhạt, mệt mỏi không buồn nhếch mép. Lúc ấy cậu tay lấy cái ăn cho lão Miệng ăn. Lão ăn xong một lúc thì cả bốn người khỏe lại, Mắt sáng ra, Tai tinh, Chân và Tay hăng hái muốn làm việc.

Kể lại truyện ngụ ngôn Chân, tay, tai, mắt, miệng (mẫu 8)

Trước đó, Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng vốn sống hòa thuận với nhau vui vẻ, chan hòa. Bỗng một hôm cô Mắt nói với cậu Tai rằng chúng mình làm việc vất vả, còn lão Miệng chẳng làm gì mà ngày nào cũng được ăn ngon. Cậu Chân cũng nói với cậu Tai như thế. Rồi cả bốn người đều nói với cậu Miệng rằng từ nay không làm cho ăn nữa. Từ đó Miệng bị bỏ đói, Miệng đói thì cô Mắt bị mờ, cậu Tai nghễnh ngãng, cậu Chân và cậu Tay bải hoải, không nhấc lên được. Hiểu được vấn đề, cả bốn người dắt nhau đến xem lão Miệng ra sao, thì thấy lão ta cũng nhợt nhạt, mệt mỏi không buồn nhếch mép. Lúc ấy cậu tay lấy cái ăn cho lão Miệng ăn. Lão ăn xong một lúc thì cả bốn người khỏe lại, Mắt sáng ra, Tai tinh, Chân và Tay hăng hái muốn làm việc.

Kể lại truyện ngụ ngôn Chân, tay, tai, mắt, miệng (mẫu 9)

Chân, Tay, Tai, Mắt đều cho rằng mình phải làm việc vất vả còn lão Miệng chỉ việc ăn không ngồi rồi nên họ đã quyết định đến nhà lão Miệng và bảo lão tự lo lấy mà sống, còn họ thì không làm gì nữa. Nhưng chỉ sau mấy ngày, họ nhận ra tầm quan trọng của lão miệng và quyết định tiếp tục sống hòa thuận và thân mật, không ai tị ai cả.

Kể lại truyện ngụ ngôn Chân, tay, tai, mắt, miệng (mẫu 10)

Câu chuyện xoay quanh các bộ phận cơ thể người, Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai bỗng một hôm ghen tị với lão Miệng ai cũng cho rằng mình làm việc mệt nhọc quanh năm chỉ riêng lão Miệng không làm gì cả chỉ ăn không ngồi rồi. Thế rồi họ đi đến quyết định không làm nữa mà để cho lão Miệng muốn ăn phải tự tìm kiếm.

Thời gian trôi qua một ngày, hai ngày, ba ngày… ai cũng cảm thấy mệt rã rời không ai chịu đựng được nữa… Đến ngày thứ bảy bác Tai chính là người đã ra lỗi lầm của cả bọn và thế rồi cả bọn kéo nhau đến xin lỗi bác Miệng. Lão Miệng cũng chẳng thua kém khi nhợt nhạt, cả bọn xúm vào chăm sóc. Đến bây giờ cả bọn đã hiểu lão Miệng cũng có công việc quan trọng và đều có sự liên quan mật thiết đến mọi người. Từ đó cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng mọi người lại chung sống hòa thuận và vui vẻ bên nhau.

1 2577 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: