Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Tác giả tác phẩm (2022) - Ngữ văn lớp 12

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt lớp 12 đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 12. Mời các bạn đón xem:

1 2041 lượt xem
Tải về


Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Ngữ văn 12

I. Khái quát chung về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

a. Tiểu sử

- Tên tuổi: - Lưu Quang Vũ (1948 – 1988)

- Quê quán: Sinh tại Phú Thọ, quê gốc ở Đà Nẵng

- Quá trình hoạt động cách mạng:

+ Tuổi thơ ông gắn liền với mảnh đất Phú Thọ, đến năm 1954 ông và sống và học tập tại Hà.

+ Từ năm 1965 đến 1970 ông vào bộ đội phục vụ trong quân chủng phòng không không quân, một thời gian sau ông xuất ngũ, làm nhiều nghề để mưu sinh.

+ Từ năm 1978 đến khi mất, ông là biên tập viên Tạp chí sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch.

b. Sự nghiệp văn học

- Tác phẩm chính: Lời nói dối cuối cùng, Nàng Si-ta, Tôi và chúng ta, Hồn trương ba da hàng thịt...

- Phong cách nghệ thuật:

+ Những tác phẩm của ông thực sự nổi tiếng trong những năm 80, thời kỳ đất nước đang có nhiều khó khăn thử thách cần giải quyết. Và trong mỗi tác phẩm ông để lại cho đời, người hâm mộ như được tái hiện lại từng giai đoạn khó khăn tương ứng với từng thời kì một cách chân thực và sống động nhất. Ví như “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là bi kịch cuộc đời về khát khao được sống là chính mình, sống phải có sự hài hòa về tâm hồn và thể xác, đó cũng là giá trị cuộc sống mà tác giả muốn gửi gắm.

+ Trong hầu hết các sáng tác của mình, ông đều lồng ghép vào những bài học, những giá trị mang tính nhân văn sâu sắc. Bên cạnh đó, những vở kịch do ông sáng tác đã thổi một luồng gió mới cho nền văn học – nghệ thuật Việt Nam, với sự sáng tạo trong tình tiết, cách xây dựng tiết tấu trong từng phân cảnh. Ông đã làm người đọc phải run người cảm nhận nỗi đau nhân vật, cảm xúc như thấm vào từng thớ thịt.

- Vị trí, tầm ảnh hưởng:

+ Là một tròn những nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học Việt Nam hiện đại.

+ Là một nghệ sĩ đa tài làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc...

+ Ông được nhân giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 2000.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ:

Vở kịch được sáng tác năm 1981, công diễn vào năm 1984.

- Đây là một trong số những tác phẩm kịch nổi tiếng nhất của Lưu Quang Vũ.

Đoạn trích trong SGK thuộc cảnh VII của vở kịch. Đây cũng là đoạn kết của vở kịch, đúng vào lúc trung tâm của vở kịch lên đến kinh điển

b. Thể loại: Kịch

c. Tóm tắt:

Trương Ba bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì muốn sửa sai, nên Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại, nhập vào xác anh hàng thịt vừa mới chết. Trú nhờ linh hồn trong thể xác anh hàng thịt Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái: lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, gia đinh Trương Ba cũng thấy anh xa lạ...; bản thân Trương Ba thì khổ vì phải sống trái tự nhiên, giả tạo. Đặc biệt thân xác hàng thịt làm Trương Ba nhiễm một số thói xấu, một số nhu cầu vốn không phải của chính bản thân mình. Trước nguy cơ tha hoá về nhân cách và sự phiền toái do mượn thân của kẻ khác. Trương Ba quyết định trả lại xác cho hàng thịt và chấp nhận chết, để "không còn cái vật quái gở mang tên: Hồn Trương Ba da hàng thịt nữa’’.

 d. Bố cục:

- Phần 1: từ đầu đến “Cái hồn vía ương bướng của tôi ơi, hãy về với tôi này!”: Cuộc đối thoại giữa hồn và xác

- Phần 2: tiếp theo đến “Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần”: Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và mọi người trong gia đình.

- Phần 3: (còn lại): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích; quyết định cuối cùng của Trương Ba.

e. Giá trị nội dung và nghệ thuật:

1. Giá trị nội dung

- Tác phẩm gửi gắm thông điệp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Nếu thiếu một trong hai yếu tố ấy, cuộc sống của con người không còn giá trị gì nữa

- Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục tầm thường để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

- Tuy vậy, con người ta cũng không nên chỉ chăm lo tới đời sống tâm hồn mà bỏ qua những nhu cầu của thể xác. Bởi đó là những nhu cầu bản năng, đã tồn tại vốn dĩ bên trong chúng ta. Con người ta cần phải dung hòa hai điều ấy.

2. Giá trị nghệ thuật:

- Xây dựng tình huống truyện kịch đầy căng thẳng đạt đến cao trào rồi giải quyết mâu thuẫn một cách logic, hợp lý, thỏa đáng.

- Xây dựng đối thoại, độc thoại sắc nét, không chỉ giúp nhân vật bộc lộ bản chất, suy nghĩ của cá nhân mình mà còn giúp cho người đọc, người xem suy ngẫm về những triết lý được gửi gắm trong mỗi câu thoại của các nhân vật.

- Có kết hợp giữa những vấn đề thời sự và vấn đề muôn thuở: Đó là lối sống giả dối của con người hiện đại, giữa những dục vọng thấp hèn với những khát khao cao cả....

g. Một số nhận định hay về tác phẩm:

1. "Không ai bằng Vũ trong biệt tài làm nên cái muôn thuở trong cái đời thường, biến cổ tích, huyền thoại thành truyện thời sự, dùng cái hư để nói cái thực, dùng cái thô lỗ để khẳng định cái cao quý"

(Giáo sư Phan Ngọc)

2. "Kịch bản của Lưu Quang Vũ nồng đượm hơi thở của đời sống với những vấn đề thời sự được phát hiện tươi rói"

(Nhà phê bình Nguyễn Thị Minh Thái)

3. "Cảm hứng chủ đạo trong kịch Lưu Quang Vũ là cảm hứng về con người, về cái đẹp, cái thiện... khát vọng chính của anh là khát vọng hoàn thiện cuộc sống, hoàn thiện con người. Cho nên vượt qua những đề tài có tính chất thời sự, kịch của anh hướng tới những giá trị nhân đạo bền vững lâu dài."

(Nhà nghiên cứu Phan Ngọc Thưởng)

4. "Hạt giống gieo vào mảnh đất tốt gặp thời tiết thuận hoà, lại có một nội lực khoẻ đã nhanh chóng phát triển. Và bóng rợp của tài năng Lưu Quang Vũ trùm lên che mát cả một cùng sân khấu rộng lớn và trải dài đất nước trong một thập niên."

(Ngô Thảo)

5. "Cuộc sống thật đáng quý những không phải sống thế nào cũng được. Sống vay mượn, chắp vá, không có sự hài hoà giữa hồn và xác chỉ đem lại bi kịch cho con người. Cuộc sống chỉ có giá trị khi con người được sống đúng là mình, được sống trong một thể thống nhất."

(PGS. TS Lưu Khánh Thơ - em gái nhà viết kịch Lưu Quang Vũ nhận xét về triết lí sâu sắc về sự vay mượn thân xác của hồn Trương Ba)

6. "Sáng tạo văn học của Lưu Quang Vũ, về bản chất chính là những truy vấn và đối thoại không ngừng về nhân sinh, lịch sử, đất nước, con người từ góc nhìn văn hoá và tinh thần nhân bản. Bằng tài năng và sức lao động đến mức phi thường, Lưu Quang Vũ đã truyền năng lượng và khát vọng đổi mới của ông đến hàng triệu người, tạo nên hiệu ứng nghệ thuật hết sức to lớn. Đó là hạnh phúc không dễ gì có được của bất cứ người nghệ sĩ nào"

(PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp)

7. "Lưu Quang Vũ đã táo bạo đẩy những nhân vật kịch hiện đại của mình vào sự lột xác, sự trăn trở nghĩ suy, sự sám hối đến quyết liệt để tìm cách giải quyết những vấn đề văn hoá đang ráo riết đặt ra cho sự phát triển xã hội Việt Nam hiện đại. Vì thế, các kịch bản của Lưu Quang Vũ được thiết lập trên tinh thần hiện đại khoẻ khoắn, mạnh mẽ đã mặc nhiên mang nồng đượm hơi thở của đời sống hiện đại, được phát hiện tươi rói từ con mắt và tấm lòng tràn đầy yêu thương cuộc đời"

(PGS. TS Nguyễn Thị Minh Thái)

8. "Lưu Quang Vũ trước hết và cuối cùng vẫn là một nhà thơ. Tôi tin, không có thơ thì Lưu Quang Vũ chắc chắn không có kịch và không thể trở thành một nhà viết kịch bật sáng đến thế trong thời kỳ đổi mới văn nghệ"

(Nguyễn Thị Minh Thái)

II. Trọng tâm kiến thức

a. Tình huống kịch:

- Vì sự tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu mà Trương Ba bị chết oan

- Đế Thích bèn thương lượng với Nam Tào cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt mới chết, Trương Ba sống lại và lâm vào những bi kịch không hồi kết.

b. Đoạn đối thoại gay gắt giữa hồn Trương Ba và cái xác – bi kịch tha hóa của một tâm hồn và sự sụp đổ của nhân cách cao khiết.

 - Trương Ba sau khi về đoàn tụ với gia đình, ông đã nhận ra bản thân mình có quá nhiều sự thay đổi thông qua những lời nói của những người xung quanh

- Cái xác đã chỉ ra tường tận những sự thay đổi trong con người Trương Ba:

+ Ham thích uống rượu ăn thịt, ghiền món tiết canh.

+ Không còn thiết tha với việc chơi cờ.

+ Dùng sức mạnh của cái xác để đánh con trai một cái đến hộc cả máu mồm, việc mà trước đây Trương Ba không bao giờ làm.

+ Có cảm giác không đúng đắn với người vợ trẻ trung của anh hàng thịt.

à Cái xác lên án, và vạch trần Trương Ba bằng những lý lẽ và chứng cứ bén nhọn nhất, khiến ông không thể nào chối cãi.

- Trương Ba chống chế bằng những lý lẽ yếu ớt:

+ Không chịu công nhận sự tiếng nói của cái xác, cho rằng nó không có tư tưởng, không có cảm xúc.

+ Đổ lỗi cho cái xác đã làm ông tha hóa, đổ đốn trên con đường dung tục, tầm thường, làm hại ông bởi những thèm muốn khát khao của nó.

- Cái xác đã nhanh chóng phản bác:

+ Chỉ Trương Ba đã thực sự buông thả, bản thân chiều theo ham thích của cái xác, để mình cũng được “tham dự vào chút đỉnh”.

+ Vì sĩ diện Trương Ba đã đem đổ hết những tội lỗi cho cái xác, đinh ninh rằng bản thân sống với một tâm hồn hồn “nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”, để được cảm thấy thanh thản.

- Trước sự vạch trần đầy thách thức và có phần bỉ ổi của cái xác, những lớp phòng tuyến cuối cùng để bảo vệ cái tôi thanh bạch của Trương Ba dần sụp đổ, chỉ muốn cái xác lập tức im miệng, đồng thời muốn tách ra khỏi nó ngay lập tức.

c. Bi kịch tan vỡ của một gia đình:

- Vợ Trương Ba, sau khi chứng kiến sự thay đổi quá nhiều của người chồng, muốn dứt áo ra đi, để cho Trương Ba được thanh thản làm những việc mình muốn.

- Con trai của Trương Ba muốn bán đi khu vườn để đi buôn.

- Cái Gái không chịu nhận ông là ông nội, trong mắt nó Trương Ba trong xác hàng thịt là một kẻ thô lỗ cục cằn.

- Người con dâu thấu hiểu tất cả những nỗi đau và bi kịch của mọi người trong gia đình này, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những sự đổi khác của Trương Ba sau khi từ cõi chết trở về, “mọi thứ cứ lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nỗi chính con cũng không nhận ra thầy nữa,…”.

Trương Ba thức tỉnh, hoàn toàn chấp nhận sự thay đổi đáng sợ của mình, nhìn rõ được căn nguyên của mọi bi kịch hướng đến cách tháo gỡ bi kịch.

d. Bi kịch kết thúc, Trương Ba tìm lại chính mình:

- Trương Ba tìm Đế Thích và nói việc ông muốn rời khỏi xác hàng thịt: “tôi muốn là tôi toàn vẹn”.

- Đế Thích thuyết phục hồn Trương Ba đến trú nhờ và xác của cu Tị, nhưng Trương Ba quyết định từ chối đề nghị của Đế Thích đồng thời cầu xin ông ta cho cu Tị một cơ hội được sống lại, còn bản thân mình chấp nhận cái chết.

Chi tiết truyện đã mang đến nhận thức mới: Con người Trương Ba đang dần trở lại, với một tâm hồn thánh khiết và cao thượng, không bị cám dỗ bởi những thứ dung tục tầm thường, kể cả đó có là một cuộc đời được tại thế dài hơn nữa trong thân xác cu Tị.
- Đoạn kết của tác phẩm là cảnh khu vườn xanh mướt có hồn Trương Ba đang chập chờn xuất hiện, khẳng định tính nhân văn của vở kịch rằng dù không còn sống trên đời nữa thế nhưng Trương Ba vẫn sống trong ký ức của mọi người với một tâm hồn cao đẹp, thánh khiết, sự chăm chỉ, khéo léo và tài chơi cờ nổi bật.

III. Sơ đồ Trương Ba

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 12 hay, chi tiết khác:

Vợ nhặt

Vợ chồng A Phủ

Rừng xà nu

Những đứa con trong gia đình

Chiếc thuyền ngoài xa

1 2041 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: