Hệ thống kiến thức Địa lí lớp 8 Học kì 2

Hệ thống kiến thức Địa lí lớp 8 Học kì 2 chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Địa lí 8 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

 

1 1227 lượt xem
Tải về


Hệ thống kiến thức Địa lí lớp 8 Học kì 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Địa lí 8

Thời gian làm bài: 45 phút

Hệ thống kiến thức Địa lí lớp 8 Học kì 2 (Đề số 1)

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Đặc điểm địa hình không phải của vùng núi Trường Sơn Bắc là

A. vùng đồi núi thấp.

B. có hai sườn không đối xứng.

C. có nhiều nhánh núi nằm ngang.

D. hướng Đông Bắc - Tây Nam.

Câu 2. Dải đất bãi bồi ven biển là môi trường sống thuận lợi cho hệ sinh thái nào dưới đây?

A. Rừng ngập mặn.

B. Rừng tre nứa.                    

C. Rừng thưa rụng lá.

D. Rừng ôn đới.

Câu 3. Miền khí hậu phía Bắc có đặc điểm nào dưới đây?

A. Mùa hạ nóng, mưa nhiều và mùa đông hanh khô.

B. Nhiệt độ cao quanh năm với một mùa mưa và khô sâu sắc.

C. Nhiệt độ cao nhưng có một mùa đông lạnh giá.

D. Có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng, mưa nhiều.

Câu 4. Nhóm cây nào dưới đây được dùng làm nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp?

A. Vạn tuế, phong lan.

B. Mây, trúc, giang.

C. Nhân trần, ngải cứu, tam thất.

D. Tràm, hạt dẻ.

Câu 5. Dãy núi nào dưới đây của nước ta chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam?

A. Hoàng Liên Sơn.

B. Sông gâm.

C. Đông triều.

D. Ngân sơn.

Câu 6. Thời tiết đầu mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm nào dưới đây?

A. Nóng khô.

B. Lạnh khô.

C. Nóng ẩm.

D. Lạnh ẩm.

Câu 7.  Nước ta có khoảng

A. 3620 con sông.

B. 3260 con sông.

C. 2360 con sông.

D. 2630 con sông.

Câu 8.  Nhóm đất nào dưới đây chiếm tỉ trọng lớn nhất ở nước ta?

A. Đất feralit.

B. Đất mặn ven biển.

C. Đất phù sa.

D. Đất mùn núi cao.

Câu 9.  Lũ của sông ngòi Bắc Bộ có đặc điểm nào dưới đây?

A. Lũ lên chậm rút nhanh.

B. Lũ lên chậm và rút chậm.

C. Lũ lên nhanh rút nhanh.

D. Lũ lên nhanh rút chậm.

Câu 10.  Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bao gồm những khu vực nào dưới đây?

A. Khu vực đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng sông Hồng

B. Khu vực đồi núi hữu ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ

C. Khu vực đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.

D. Khu vực đồi núi hữu ngạn sông Hồng và khu đồng bằng sông Hồng.

Câu 11.  Địa hình của miền có đặc điểm nào dưới đây?

A. Vùng đồi núi thấp với nhiều cánh cung.

B. Là vùng có các cao nguyên badan.

C. Địa hình cao và đồ sộ nhất cả nước.

D. Địa hình với đồng bằng rộng lớn và màu mỡ.

Câu 12.  Việt Nam là một nước nhiệt đới được thể hiện tập trung nhất ở thành phần tự nhiên nào dưới đây?

A. Sông ngòi.

B. Khí hậu,

C. Sinh vật.

D. Địa hình.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (2 điểm). Nước ta có mấy mùa khí hậu. Nêu đặc trưng khí hậu của từng mùa.

Câu 2 (2 điểm). Nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long?

Câu 3 (3 điểm). Chứng minh rằng tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị to lớn về các mặt sau đây:

- Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống.

- Bảo vệ môi trường sinh thái.

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu hỏi trắc nghiệm tương ứng với 0,25 điểm)

1.D

2.A

3.D

4.B

5.A

6.B

7.C

8.A

9.D

10.C

11.C

12.B

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

- Nước ta có hai mùa khí hậu: mùa gió đông bắc và mùa gió tây nam.

- Đặc trưng khí hậu của từng mùa:

+ Mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc và khô nóng kéo dài ở miền Nam.

+ Mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 tạo nên mùa hạ nóng ẩm có mưa to, gió lớn và dông bão, diễn ra phổ biến trên cả nước.

Câu 2:

* Đồng bằng sông Hồng:

- Đắp đê lớn chống lụt.

- Tiêu lũ theo sông nhánh và ô trũng.

- Bơm nước từ đồng ruộng ra sông.

* Đồng bằng sông Cửu Long:

- Đắp đê bao hạn chế lũ nhỏ.

- Tiêu lũ ra vùng biển phía tây theo các kênh rạch.

- Làm nhà nổi, làng nổi.

-  Xây dựng làng tại các vùng đất cao, hạn chế tác động của lũ.

Câu 3:

- Tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị to lớn để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống:

+ Tài nguyên thực vật cung cấp tinh dầu, nhựa, chất nhuộm, dùng làm thuốc, thực phẩm, nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp…

+ Tài nguyên động vật cung cấp cho ta nhiều sản phẩm để làm thức ăn, làm thuốc và làm đẹp cho con người.

+ Là cơ sở phát triển du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học…

- Giá trị về bảo vệ môi trường sinh thái:

+ Điều hòa khí hậu, giữ cho môi trường không khí trong lành.

+ Bảo vệ đất, chống xói mòn.

+ Cố định bãi bồi, chắn gió, sóng…

+ Giảm ô nhiễm môi trường, giảm nhẹ thiên tai, hạn hán,…

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Địa lí 8

Thời gian làm bài: 45 phút

Hệ thống kiến thức Địa lí lớp 8 Học kì 2 (Đề số 2)

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Hệ thống sông nào dưới đây có lưu vực lớn nhất ở miền Bắc?

A. Sông Hồng.

B. Sông Cả.

C. Sông Thái Bình.

D. Sông Mã.

Câu 2.  Địa hình chủ yếu trong cấu trúc địa hình của phần đất liền Việt Nam là

A. đồng bằng.

B. bán bình nguyên.

C. đồi núi.

D. đồi trung du.

Câu 3. Rừng trồng cây lấy gỗ, cây công nghiệp thuộc hệ sinh thái nào dưới đây?

A. Hệ sinh thái tự nhiên.

B. Hệ sinh thái nguyên sinh.

C. Hệ sinh thái công nghiệp.

D. Hệ sinh thái nông nghiệp.

Câu 4.  Hướng địa hình chủ yếu của vùng núi Đông Bắc là

A. Vòng cung.

B. Tây - đông.

C. Tây bắc - đông nam.

D. Đông bắc - tây nam.

Câu 5.  Ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam là dãy núi nào dưới đây?

A. Trường Sơn Nam.

B. Trường Sơn Bắc.

C. Bạch Mã.

D. Hoàng Liên Sơn.

Câu 6. Đất mùn núi cao được dùng vào mục đích nào dưới đây?

A. Trồng cây công nghiệp.

B. Trồng rừng đầu nguồn.

C. Trồng cây ăn quả.

D. Trồng rau quả ôn đới.

Câu 7.  Theo giá trị sử dụng cây cẩm lai sử dụng để làm gì?

A. Nhóm cây thuốc.

B. Nhóm cây cảnh và hoa.

C. Nhóm cây thực phẩm.

D. Nhóm cây lấy gỗ.

Câu 8.  Theo chế độ gió mùa, nước ta có hai mùa gió có hướng:

A. Đông và Tây.

B. Đông Bắc và Tây Nam.

C. Tây Bắc và Đông Nam.

D. Bắc và Nam.

Câu 9.  Mùa lũ của sông ngòi Trung Bộ tập trung vào thời gian nào?

A. Từ tháng 6 đến tháng 10.

B. Từ tháng 5 đến tháng 10.

C. Từ tháng 9 đến tháng 12.

D. Từ tháng 8 đến tháng 12.

Câu 10.  Vào mùa nào trong miền tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ nhất?

A. Mùa đông.

B. Mùa thu.

C. Mùa hạ.

D. Mùa xuân.

Câu 11. Cảnh quan vùng núi thay đổi nhanh chóng theo

A. vĩ độ địa lí.

B. qui luật đai cao.                

C. các mùa trong năm.

D. vùng, miền.

Câu 12. Gió Tây khô nóng ảnh hưởng mạnh nhất đến vùng nào dưới đây?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Tây Nguyên.

C. Đông Bắc.

D. Bắc Trung Bộ.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (3 điểm). Đặc điểm chung khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở những mặt nào?

Câu 2 (2 điểm). Sự phân hóa đa dạng của cảnh quan thiên nhiên tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta?

Câu 3 (2 điểm). Nêu những đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu hỏi trắc nghiệm tương ứng với 0,25 điểm)

1.A

2.C

3.D

4.A

5.C

6.B

7.D

8.B

9.C

10.A

11.B

12.D

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

- Đặc điểm chung khí hậu nước ta là mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.

- Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở:

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 210C, lượng mưa lớn (1500 - 2000mm/năm) và độ ẩm không khí rất cao (trên 80%). Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: mùa đông lạnh khô với gió mùa đông bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa Tây Nam.

+ Tính chất đa dạng và thất thường: Khí hậu nước ta phân hóa mạnh theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau. Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão,…

Câu 2:

- Thiên nhiên nước ta đa dạng, tươi đẹp, hấp dẫn, là tài nguyên phát triển du lịch sinh thái.

- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng là một nguồn lực để phát triển kinh tế toàn diện. Nền nông nghiệp nhiệt đới đa canh, thâm canh và chuyên canh (lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả, thủy sản, hải sản). Nền công nghiệp tiên tiến hiện đại nhiều ngành (nhiên liệu, năng lượng, khai khoáng, luyện kim, chế biến nông sản).

- Việt Nam là vùng có nhiều thiên tai. Môi trường sinh thái dễ bị biến đổi, mất cân bằng. Nhiều tài nguyên có nguy cơ bị cạn kiệt và hủy hoại (rừng cây, đất đai, động vật quý hiếm…).

Câu 3:

- Có nhiều dải núi cao, sông sâu, hướng tây bắc - đông nam.

- Khí hậu nhiệt đới, gió mùa bị biến tính mạnh mẽ do độ cao và hướng núi.

- Tài nguyên phong phú, đa dạng song khai thác còn chậm.

- Nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán).

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Địa lí 8

Thời gian làm bài: 45 phút

Hệ thống kiến thức Địa lí lớp 8 Học kì 2 (Đề số 3)

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Thời tiết đầu mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm nào dưới đây?

A. Nóng khô.

B. Nóng ẩm.

C. Lạnh ẩm.

D. Lạnh khô.

Câu 2.  Nhóm đất nào dưới đây chiếm tỉ trọng lớn nhất ở nước ta?

A. Đất feralit.

B. Đất mặn ven biển.

C. Đất phù sa.

D. Đất mùn núi cao.

Câu 3. Dãy núi nào dưới đây của nước ta chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam?

A. Sông gâm.

B. Hoàng Liên Sơn.

C. Ngân sơn.

D. Đông triều.

Câu 4.  Lũ của sông ngòi Bắc Bộ có đặc điểm nào dưới đây?

A. Lũ lên chậm và rút chậm.

B. Lũ lên nhanh rút chậm.

C. Lũ lên nhanh rút nhanh.

D. Lũ lên chậm rút nhanh.

Câu 5. Miền khí hậu phía Bắc có đặc điểm nào dưới đây?

A. Mùa hạ nóng, mưa nhiều và mùa đông hanh khô.

B. Nhiệt độ cao nhưng có một mùa đông lạnh giá.

C. Nhiệt độ cao quanh năm với một mùa mưa và khô sâu sắc.

D. Có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng, mưa nhiều.

Câu 6. Dải đất bãi bồi ven biển là môi trường sống thuận lợi cho hệ sinh thái nào dưới đây?

A. Rừng tre nứa.

B. Rừng ôn đới.

C. Rừng thưa rụng lá.

D. Rừng ngập mặn.

Câu 7.  Nước ta có khoảng

A. 2360 con sông.

B. 3260 con sông.

C. 2630 con sông.

D. 3620 con sông.

Câu 8. Đặc điểm địa hình không phải của vùng núi Trường Sơn Bắc là

A. vùng đồi núi thấp.

B. có hai sườn không đối xứng.

C. hướng Đông Bắc - Tây Nam.

D. có nhiều nhánh núi nằm ngang.

Câu 9. Nhóm cây nào dưới đây được dùng làm nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp?

A. Mây, trúc, giang.

B. Nhân trần, ngải cứu, tam thất.

C. Vạn tuế, phong lan.

D. Tràm, hạt dẻ.

Câu 10.  Địa hình của miền có đặc điểm nào dưới đây?

A. Vùng đồi núi thấp với nhiều cánh cung.

B. Địa hình với đồng bằng rộng lớn và màu mỡ.

C. Địa hình cao và đồ sộ nhất cả nước.

D. Là vùng có các cao nguyên badan.

Câu 11.  Việt Nam là một nước nhiệt đới được thể hiện tập trung nhất ở thành phần tự nhiên nào dưới đây?

A. Địa hình.

B. Khí hậu.

C. Sinh vật.

D. Sông ngòi.

Câu 12.  Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bao gồm những khu vực nào dưới đây?

A. Khu vực đồi núi hữu ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ

B. Khu vực đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng sông Hồng

C. Khu vực đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.

D. Khu vực đồi núi hữu ngạn sông Hồng và khu đồng bằng sông Hồng.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (2 điểm). Địa hình châu thổ sông Hồng khác với địa hình châu thổ sông cửu Long như thế nào?

Câu 2 (2,5 điểm). Có những nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiễm? Liên hệ ở địa phương em.

Câu 3 (2,5 điểm). Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm được thể hiện như thế nào trong các thành phần tự nhiên Việt Nam.

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu hỏi trắc nghiệm tương ứng với 0,25 điểm)

1.D

2.A

3.B

4.B

5.D

6.D

7.A

8.C

9.A

10.C

11.B

12.C

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

- Đồng bằng sông Hồng: diện tích 15 000 km2, có hệ thống đê chống lũ dài trên 2700km, chia cắt đồng bằng thành nhiều ô trũng, thấp hơn mực nước sông ngoài đê từ 3m đến 7m và không còn được bồi đắp tự nhiên nữa.

- Đồng bằng sông Cửu Long: diện tích khoảng 40 000km2, cao trung bình 2m - 3m so với mực nước biển. Trên đồng bằng không có đê lớn để ngăn lũ, nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Vào mùa lũ, nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước như vùng Đồng Tháp Mười, vùng tứ giác Long Xuyên - Châu Đốc - Hà Tiên - Rạch Giá.

Câu 2:

- Nước thải và rác thải của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt

- Vật liệu chìm đắm cản trở dòng chảy tự nhiên.

- Đánh bắt thủy sản bằng hóa chất điện.

- Liên hệ ở địa phương: về chăn nuôi lợn, nhiều hộ gia đình thường đưa trực tiếp phân và nước tiểu chưa qua xử lí đổ vào sông, hồ, gây ô nhiễm nguồn nước…

Câu 3:

- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa ẩm, nóng ẩm, mưa nhiều.
- Địa hình: có vỏ phong hóa dày và quá trình phong hóa mạnh mẽ.
- Đất: feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta.
- Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi dày đặc; nhiều nước, giàu phù sa; chế độ nước theo mùa.
- Các hệ sinh thái rừng phát triển mạnh mẽ.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Địa lí 8

Thời gian làm bài: 45 phút

Hệ thống kiến thức Địa lí lớp 8 Học kì 2 (Đề số 4)

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Nhóm cây nào dưới đây cho tinh dầu, nhựa?

A. Lát hoa, cẩm lai.

B. Hồi, dầu, trám.

C. Măng, mộc nhĩ.

D. Song, tre, nứa.

Câu 2. Hồ Dầu Tiếng nằm trên sông nào dưới đây?

A. Sông La Ngà.

B. Sông Sài Gòn.

C. Sông Đồng Nai.

D. Sông Ba.

Câu 3. Số giờ nắng nước ta nhận được mỗi năm là

A. 1400 - 3500 giờ trong năm.

B. 1400 - 3000 giờ trong năm.

C. 1300 - 3500 giờ trong năm.

D. 1300 - 4000 giờ trong năm.

Câu 4. Vùng núi Đông Bắc là một vùng đồi núi

A. trung bình.

B. khá cao.

C. cao.

D. thấp.

Câu 5.  Địa hình thấp dưới 1000m chiếm khoảng

A. 55% của phần đất liền Việt Nam.

B. 65% của phần đất liền Việt Nam.

C. 75% của phần đất liền Việt Nam.

D. 85% của phần đất liền Việt Nam.

Câu 6. Cuối mùa đông nước ta thường có đặc điểm nào dưới đây?

A. Mưa phùn.

B. Mưa ngâu.

C. Mưa tuyết.

D. Mưa dông.

Câu 7. Hệ thống sông nào dưới đây có chế độ nước rất thất thường?

A. Bắc bộ.

B. Nam bộ.

C. Trung bộ.

D. Sông Mê Công.

Câu 8.  Nhóm đất mùn núi cao phân bố chủ yếu ở vùng nào dưới đây?

A. Vùng đồng bằng.              

B. Vùng ven biển.

C. Vùng miền núi cao.

D. Vùng miền núi thấp.

Câu 9.  Vườn quốc gia Cát Bà phân bố ở tỉnh nào dưới đây?

A. Hải Phòng.

B. Nam Định.

C. Quang Ninh.

D. Thái Bình.

Câu 10.  Mùa đông ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm nào sau đây?

A. Mùa đông đến sớm kết thúc sớm, lạnh hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

B. Mùa đông đến muộn kết thúc muộn, ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

C. Mùa đông đến muộn kết thúc sớm, ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

D. Mùa đông đến sớm kết thúc muộn, lạnh hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

Câu 11. Sự phối hợp của các thành phần tự nhiên đã làm

A. giảm đi sự đa dạng của thế giới sinh vật.

B. tăng thêm các thiên tai thiên nhiên.

C. giảm đi sự tính đa dạng, phức tạp của tự nhiên.

D. tăng thêm tính đa dạng, phức tạp.

Câu 12. Vị trí và phạm vi lãnh thổ Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là

A. khu đồi núi hữu ngạn sông Hồng và khu đồng bằng duyên hải.

B. thuộc hữu ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.

C. thuộc đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.

D. khu đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng duyên hải.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (2 điểm). Vì sao nước ta lại có hai mùa nước khác nhau rõ rệt?

Câu 2 (2 điểm). Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam.

Câu 3 ( 3 điểm). Trình bày những tài nguyên chính của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu hỏi trắc nghiệm tương ứng với 0,25 điểm)

1.B

2.B

3.B

4.D

5.D

6.A

7.A

8.C

9.A

10.C

11.D

12.C

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

- Sông ngòi nước ta có hai mùa nước rõ rệt là mùa lũ và mùa cạn.

- Sở dĩ có sự khác biệt rõ rệt giữa hai mùa là vì:

+ Nguồn nước cung cấp cho sông ngòi nước ta chủ yếu là nước mưa.

+ Nước ta lại có chế độ mưa theo mùa, mùa mưa tập trung từ 70 - 80% lượng nước, mùa khô chỉ có từ 20 - 30% lượng nước, vì thế vào mùa mưa sông ngòi đầy nước, mùa khô sông ngòi cạn nước.

Câu 2:

- Sinh vật nước ta rất phong phú và đa dạng. Trước hết là sự đa dạng về thành phần loài, sự đa dạng về gen di truyền, sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái và sau nữa là sự đa dạng về công dụng của các sản phẩm sinh học.

- Trên đất liền, hình thành đới rừng nhiệt đới gió mùa và trên Biển Đông hình thành một khu hệ sinh vật biển nhiệt đới vô cùng giàu có.

- Do tác động của con người, nhiều hệ sinh thái tự nhiên (rừng, biển ven bờ) bị tàn phá, biến đổi và suy giảm về chất lượng và số lượng.

Câu 3:

Tài nguyên chính của miền là:

- Đất phù sa ở đồng bằng Nam Bộ, đất đỏ ba dan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh lớn.

- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm, có một mùa khô và mưa sâu sắc thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

- Rừng phân bố rộng rãi từ miền núi Trường Sơn, Tây Nguyên tới các đồng bằng ven biển (chiếm gần 60% diện tích rừng cả nước). Sinh vật phong phú, có nguồn gốc cận xích đạo và nhiệt đới, trong rừng có nhiều loài thú lớn, hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc trưng với diện tích khoảng 3000ha.

- Khoáng sản: Dầu khí có trữ lượng lớn nhất, bôxít (Tây Nguyên), vàng (Quảng Nam), vật liệu xây dựng.

- Tài nguyên biển giàu có về nguồn lợi hải sản (ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận, Cà Mau - Kiêng Giang, Hoàng Sa - Trường Sa), các vũng vịnh cửa sông thuận lợi cho xây dựng hải cảng....

Xem thêm các bộ đề thi Địa lí 8 chọn lọc, hay khác:

1 1227 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: