Giáo án Hiện tượng quang - phát quang mới nhất - Vật Lí 12

Với Giáo án Hiện tượng quang - phát quang mới nhất Vật Lí lớp 12 được biên soạn bám sát sách Vật Lí 12 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 636 29/09/2022
Tải về


Giáo án Vật Lí 12 Bài 32: Hiện tượng quang - phát quang

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

- Trả lời được các câu hỏi: Tính quang dẫn là gì?

- Nêu được định nghĩa về hiện tượng quang điện trong và vận dụng để giải thích được hiện tượng quang dẫn.

- Trình bày được định nghĩa, cấu tạo và chuyển vận của các quang điện trở và pin quang điện

2. Về kĩ năng

- Vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập trong SGK

3. Về thái độ

- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học

4. Năng lực hướng tới

a, Phẩm chất năng lực chung

Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng

Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

b, Năng lực chuyên biệt môn học

Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm

II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT

1. Phương pháp

PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập

2. Kĩ thuật dạy học

Kĩ thật dặt câu hỏi, kĩ thuật XYZ

III. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Gíao án, tranh, ảnh trong SGK.

- SGK, SGV, một số dụng cụ thí nghiệm

- Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

Họat động của giáo viên

Họat động của học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)

Mục tiêu:  HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Cho HS quan sát một số vật có khả năng phát sáng trong bóng tối:, một số vật phát quang khi có ánh sáng chiếu vào: áo của những người công nhân, quét rác, sơn quét trên các biển giao thông…

Từ đó dẫn vào bài học

- HS ghi nhớ

- HS định hướng

HIỆN TƯỢNG QUANG – PHÁT QUANG

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)

Mục tiêu:

- Tính quang dẫn là gì?

- định nghĩa về hiện tượng quang điện trong và vận dụng để giải thích được hiện tượng quang dẫn.

- định nghĩa, cấu tạo và chuyển vận của các quang điện trở và pin quang điện

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Y/c HS đọc Sgk và cho biết sự phát quang là gì?

- Chiếu chùm tia tử ngoại vào dung dịch fluorexêin → ánh sáng màu lục.

+ Tia tử ngoại: ánh sáng kích thích.

+ Ánh sáng màu lục phát ra: ánh sáng phát quang.

- Đặc điểm của sự phát quang là gì?

- Thời gian kéo dài sự phát quang phụ thuộc?

- Y/c HS đọc Sgk và cho biết sự huỳnh quang là gì?

- Sự lân quang là gì?

- Tại sao sơn quét trên các biển giao thông hoặc trên đầu các cọc chỉ giới có thể là sơn phát quang mà không phải là sơn phản quang (phản xạ ánh sáng)?

- HS đọc Sgk và thảo luận để trả lời.

- HS nêu đặc điểm quan trọng của sự phát quang.

- Phụ thuộc vào chất phát quang.

- HS đọc Sgk và thảo luận để trả lời.

- HS đọc Sgk để trả lời.

- Có thể từ nhiều phía có thể nhìn thấy cọc tiêu, biển báo. Nếu là sơn phản quang thì chỉ nhìn thấy vật đó theo phương phản xạ.

I. Hiện tượng quang – phát quang

1. Khái niệm về sự phát quang

- Sự phát quang là sự hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác.

- Đặc điểm: sự phát quang còn kéo dài một thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích.

2. Huỳnh quang và lân quang

- Sự phát quang của các chất lỏng và khí có đặc điểm là ánh sáng phát quang bị tắt rất nhanh sau khi tắt ánh sáng kích thích gọi là sự huỳnh quang.

- Sự phát quang của các chất rắn có đặc điểm là ánh sáng phát quang có thể kéo dài một thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích gọi là sự lân quang.

- Các chất rắn phát quang loại này gọi là các chất lân quang.

- Y/c Hs đọc Sgk và giải thích định luật.

- Mỗi nguyên tử hay phân tử của chất huỳnh quang hấp thụ hoàn toàn phôtôn của ánh sáng kích thích có năng lượng hfkt để chuyển sang trạng thái kích thích. Ở trạng thái này, nguyên tử hay phân tử có thể va chạm với các nguyên tử hay phân tử khác và mất dần năng lượng. Do vậy khi trở về trạng thái bình thường nó phát ra 1 phôtôn có năng lượng nhỏ hơn: hfhq < hfkt → λhq > λkt.

II. Định luật Xtốc (Stokes) về sự huỳnh quang

- Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích: λhq > λkt.

HOẠT ĐỘNG 3:  Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Câu 1: Chọn phát biểu đúng về sự phát quang

A.Sự phát quang của các chất lỏng và chất rắn đều là huỳnh quang.

B. Sự phát quang của các chất lỏng và chất rắn đều là lân quang.

C. Sự phát quang của chất lỏng là huỳnh quang, của chất rắn là lân quang.

D. Sự phát quang của chất rắn là huỳnh quang, của chất lỏng là lân quang.

Câu 2: Chọn phát biểu đúng

A.Sự phát sáng của đèn ống là một hiện tượng quang – phát quang.

B. Hiện tượng quang = phát quang là hiện tượng phát sáng của một số chất.

C. Huỳnh quang là sự phát quang của chất rắn, ánh sáng phát quang có thể kéo dài một khoảng thời gian nào đố sau khi tắc ánh sáng kích thích.

D. Ánh sáng phát quang có tần số lướn hơn ánh sáng kích thích.

Câu 3: Biết ánh sáng phát quang của một chất có bước song 0,50 μm. Khi chiếu vào chất đó ánh sáng có bước sóng nào dưới đây thì chất đố sẽ không thể phát quang?

A.0,30 μm

B. 0,40 μm

C. 0,48 μm

D. 0,60 μm

Câu 4: Một chất phát quang có khả năng phát ra ánh sáng màu lục khi được kích thích phát sáng. Khi chiếu vào chất đó ánh sáng đơn sắc nào dưới đây thì nó có thể phát quang?

A.cam

B. vàng

C. chàm

D. đỏ

Câu 5: Trong hiện tượng quang – phát quang, sự hấp thụ một photon có thể làm

A.phát ra một photon khác.

B. giải phóng một photon cung tần số.

C. giải phóng một êlectron liên kết.

D. giải phóng một cặp êlectron và lỗ trống.

Câu 6: Chọn phát biểu đúng về hiện tượng huỳnh quang và lân quang.

Ánh sáng phát ra

A. do hiện tượng huỳnh quang và lân quang đều tắt rất nhanh sau khi tắt ánh sáng kích thích.

B. do hiện tượng huỳnh quang và lân quang đều kéo dài thêm một khoảng thời gian khi tắt ánh sáng kích thích.

C. do hiện tượng lân quang tắt rất nhanh, hiện tượng huỳnh quang còn kéo dài thêm một khoảng thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích.

D. do hiện tượng huỳnh quang tắt rất nhanh,hiện tượng lân quang còn kéo dài thêm một khoảng thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích.

Câu 7: Ánh sáng huỳnh quang là ánh sáng phát quang

A.kéo dài trong một khoảng thời gian nào đố sau khi tắt ánh sáng kích thích.

B. có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng kích thích.

C. hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích.

D. khi được kích thích bằng ánh sáng có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng phát quang.

Hướng dẫn giải và đáp án

Giáo án Vật Lí 12 Bài 32: Hiện tượng quang - phát quang mới nhất

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Bài 6 (trang 165 SGK Vật Lý 12): Ở trên áo của các công nhân làm đường hay dọn vệ sinh trên đường thường có những đường kẻ to bản, nằm ngang, màu vàng hoặc lục.

a) Những đường kẻ đó dùng để làm gì ?

b) Những đường kẻ đó bằng chất liệu phát quang hay phản quang ?

c) Hãy đề xuất một thí nghiệm đơn giản để nhận biết những chất liệu đó là phát quang hay phản quang.

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS sắp xếp theo nhóm, chuẩn bị bảng phụ và tiến hành làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV

Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

- Đại diện các nhóm nhận xét kết quả

- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.(nếu có)

Lời giải:

a) Những đường kẻ này dùng để báo hiệu cho người đi đường nhìn thấy.

b) Các đường kẻ này làm bằng chất liệu phát quang.

c) Dùng bút thử tiền chiếu vào một chỗ trên đường kẻ đó, nếu chỗ đó sáng lên ánh sáng màu vàng hay màu lục thì đó là chất phát quang.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức

Phương pháp dạy học:  dạy học nêu và giải quyết vấn đề.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Tìm hiểu thêm về ứng dụng trong thực tế

4. Hướng dẫn về nhà

- Chuẩn bị bài mới

- Làm tất cả các bài tập trong SGK trang 165 và SBT.

Tài liệu còn nhiều trang, mời các bạn tải xuống để xem đầy đủ!

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 12 hay, chi tiết khác:

Giáo án Mẫu nguyên tử Bo

Giáo án Sơ lược về laze

Giáo án Tính chất và cấu tạo hạt nhân

Giáo án Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân

Giáo án Phóng xạ

1 636 29/09/2022
Tải về