Giáo án điện tử Sự rơi tự do | Bài giảng PPT Vật lí 10 Kết nối tri thức

 Với Giáo án PPT Sự rơi tự do Vật lí 10 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn và giảng dạy bằng giáo án điện tử hay POWERPOINT Sự rơi tự do.

1 728 08/03/2024
Mua tài liệu


Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án Vật lí 10 Kết nối tri thức bản PPT trình bày đẹp mắt (Chỉ 40k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án điện tử Sự rơi tự do| Bài giảng PPT Vật lí 10 (ảnh 1)

Giáo án điện tử Sự rơi tự do| Bài giảng PPT Vật lí 10 (ảnh 1)

Giáo án điện tử Sự rơi tự do| Bài giảng PPT Vật lí 10 (ảnh 1)

Giáo án điện tử Sự rơi tự do| Bài giảng PPT Vật lí 10 (ảnh 1)

Giáo án điện tử Sự rơi tự do| Bài giảng PPT Vật lí 10 (ảnh 1)

i liệu có 54 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án POWERPOINT Sự rơi tự do Vật lí 10 Kết nối tri thức.

Giáo án Vật lí 10 Bài 10 (Kết nối tri thức): Sự rơi tự do (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

1.1. Năng lực vật lí:

- Năng lực nhận thức vật lí: Nhận biết được sự rơi tự do. Rút ra kết luận về phương chiều chuyển động và công thức về quãng đường và vận tốc.

- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí: phân biệt sự rơi và sự rơi tự do. Giải thích được hiện tượng thực tiễn đơn giản liên quan đến sự rơi tự do.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được các kiến thức để giải quyết các bài toán đơn giản.

1.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Thiết kế phương án thí nghiệm khảo sát loại bỏ sức cản của không khí.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tiến hành được các thí nghiệm với dụng cụ đo theo phương án đã đề xuất.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm

2. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi thiết kế phương án thí nghiệm.

- Trung thực: Thực hiện đúng quy trình thí nghiệm và trình bày kết quả thí nghiệm theo đúng thực tế.

- Trách nhiệm: Tích cực thảo luận, chia sẻ, đóng góp ý kiến cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ.

II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU

- Máy tính, máy chiếu, ti vi, ....

- Các phiếu học tập, SGK, video, tài liệu tham khảo, ....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút)

1. Mục tiêu:

- Từ một hiện tượng tương đối bất ngờ đối với học sinh, tạo sự mâu thuẫn trong tư duy của các em. Qua đó dẫn dắt để đi tới nội dung bài hoc

2. Nội dung: Trình chiếu video thực hiện thí nghiệm sự rơi tự do.

3. Sản phẩm:

- Học sinh nêu ra sự mâu thuẫn: Tại sao quả cầu và chiếc lông chim có thể rơi xuống như nhau, mặc dù khối lượng của 2 vật khác nhau rất nhiều ?

Dự kiến sản phẩm

Học sinh nêu ra sự mâu thuẫn: Tại sao quả cầu và chiếc lông chim có thể rơi xuống như nhau, mặc dù khối lượng của 2 vật khác nhau rất nhiều?

4. Tổ chức thực hiện:

Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu học sinh xem video. Nhận xét sự rơi của các vật trong thí nghiệm.

* Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh xem video. Nhận xét sự rơi của các vật trong thí nghiệm

* Báo cáo, thảo luận: Giáo viên gọi 1 đến 2 học sinh nhận xét sự rơi tự do của các vật.

* Nhận xét, đánh giá, kết luận, nhận định: Trong bài này chúng ta sẽ giải thích được: Tại sao chiếc búa và chiếc lông chim có thể rơi xuống như nhau, mặc dù khối lượng của 2 vật khác nhau rất nhiều ?

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25 phút)

B.1: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự rơi trong không khí

1. Mục tiêu: Qua việc thực hiện 1 số thí nghiệm đơn giản, giúp học sinh hiểu được sự rơi của các vật trong không khí không chỉ phụ thuộc vào khối lượng mà còn phụ thuộc vào sức cản của không khí.

2. Nội dung:

- Học sinh trả lời câu hỏi: Em có đồng ý với quan điểm cho rằng vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ hay không?

- Yêu cầu học sinh thực hiện 3 thí nghiệm đơn giản trong sgk và trả lời 3 câu hỏi trong sgk (trong phần ?)

- Giới thiệu về thí nghiệm của Niu tơn trong ống hút chân không. Chiếu video thực hiện thí nghiệm này và trả lời câu hỏi tiếp theo trong Sgk (trong phần ?)

3. Sản phẩm:

- Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ

- CH 1: quả bóng rơi nhanh hơn chiếc lá vì lực cản tác dụng lên quả bóng không đáng kể so với trọng lực tác dụng lên nó, còn lực cản tác dụng lên chiếc lá thì đáng kể so với trọng lực tác dụng lên nó.

- CH 2: vì tờ giấy phẳng chịu tác dụng lực cản của không khí lớn hơn nên rơi chậm hơn.

- CH 3: vì lực cản của không khí tác dụng lên hai viên bi đều không đáng kể so với trọng lực tác dụng lên nó, vì vậy chúng rơi như nhau.

- Nếu loại bỏ được sức cản của không khí, các vật sẽ rơi như nhau.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Xem trước và mua tài liệu:

Link tài liệu (PPT)

Link tài liệu (word)

1 728 08/03/2024
Mua tài liệu