Giáo án điện tử Một số hợp chất của nitrogen với oxygen | Bài giảng PPT Hóa 11 Kết nối tri thức

Với Giáo án PPT Hóa 11 Bài 6: Một số hợp chất của nitrogen với oxygen sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn và giảng dạy bằng giáo án điện tử hay POWERPOINT Một số hợp chất của nitrogen với oxygen.

1 249 25/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Hóa 11 Kết nối tri thức bản PPT trình bày khoa học, đẹp mắt (Chỉ 50k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài giảng điện tử Hóa 11 Bài 6: Một số hợp chất của nitrogen với oxygen

Giáo án PowerPoint Một số hợp chất của nitrogen với oxygen (Kết nối tri thức) | Hóa 11 (ảnh 1)

Giáo án PowerPoint Một số hợp chất của nitrogen với oxygen (Kết nối tri thức) | Hóa 11 (ảnh 2)

Giáo án PowerPoint Một số hợp chất của nitrogen với oxygen (Kết nối tri thức) | Hóa 11 (ảnh 3)

Giáo án PowerPoint Một số hợp chất của nitrogen với oxygen (Kết nối tri thức) | Hóa 11 (ảnh 4)

Giáo án PowerPoint Một số hợp chất của nitrogen với oxygen (Kết nối tri thức) | Hóa 11 (ảnh 5)

Giáo án PowerPoint Một số hợp chất của nitrogen với oxygen (Kết nối tri thức) | Hóa 11 (ảnh 6)

Giáo án PowerPoint Một số hợp chất của nitrogen với oxygen (Kết nối tri thức) | Hóa 11 (ảnh 7)

Giáo án PowerPoint Một số hợp chất của nitrogen với oxygen (Kết nối tri thức) | Hóa 11 (ảnh 8)

Giáo án PowerPoint Một số hợp chất của nitrogen với oxygen (Kết nối tri thức) | Hóa 11 (ảnh 9)

Giáo án PowerPoint Một số hợp chất của nitrogen với oxygen (Kết nối tri thức) | Hóa 11 (ảnh 10)

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 22 trang, trên đây trình bày tóm tắt 10 trang của Giáo án POWERPOINT Hóa 11 Kết nối tri thức Bài 6: Một số hợp chất của nitrogen với oxygen.

Giáo án Bài 6: Một số hợp chất của nitrogen với oxygen

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Phân tích được nguồn gốc của các oxide của nitrogen trong không khí và nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa acid.

- Nêu được cấu tạo của phân tử HNO3, tính acid, tính oxi hóa mạnh trong một số ứng dụng thực tiễn quan trọng của nitric acid.

- Giải thích được nguyên nhân, hệ quả của hiện tượng phú dưỡng (eutrophication).

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, tranh ảnh về ảnh hưởng của mưa acid đến môi trường.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tìm hiểu phân tích nguồn gốc các oxide của nitrogen trong không khí và nguyên nhân gây hiện tượng mưa acid.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dựa vào nguyên nhân, hệ quả của hiện tượng phú dưỡng để vận dụng vào nơi em sinh sống giải thích nguyên nhân hệ quả của hiện tượng phú dưỡng kèm theo hình ảnh minh họa.

* Năng lực hóa học:

a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:

-HS phân tích được: Nguồn gốc các oxide trong không khí. HS nêu được nguyên nhân của mưa acid.

-HS nêu được cấu tạo của HNO3, tính acid, tính oxi hóa mạnh trong một số ứng dụng thực tiễn quan trọng của nitric acid.

-HS giải thích được nguyên nhân và hệ quả của hiện tượng phú dưỡng.

b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo luận, quan sát hình ảnh ảnh hưởng của mưa acid đến môi trường, hiện tượng phú dưỡng.

c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được nguyên nhân hệ quả của hiện tượng phú dưỡng cụ thể có ở địa phương nơi mà em sinh sống.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, tự tìm tòi đọc thông tin trong SGK kết hợp truy cập mạng tìm hình ảnh.

- HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Hình ảnh về ảnh hưởng của mưa acid đến môi trường.

 (ảnh 1)

- Chuẩn bị giáo án và các câu trả lời cho PHT

- Bảng phụ nhóm bài thuyết trình, bút dạ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu: Gây hứng thú, kích thích sự tò mò để hướng học sinh vào bài mới.

b) Nội dung: Chơi Trò chơi mảnh ghép xem đội nào nhanh hơn và trả lời đúng?

c) Sản phẩm: Câu trả lời các nhóm

1. Cháy rừng.

2. Ô nhiễm không khí.

3. Mưa.

4. Môi trường acid

Từ khóa: MƯA ACID

d) Tổ chức thực hiện: GV chia 4 nhóm, tổ chức cho các nhóm trả lời theo hình thức giơ tay nhanh, thảo luận trả lời. Các nhóm khác nhận xét, sau đó GV chiếu đáp án, cho điểm số. Lần lượt 4 nhóm, sau đó tổng kết điểm cho các nhóm, ghi điểm vào bảng điểm tổng kết.

GV giới thiệu trò chơi “mảnh ghép” đưa ra 4 câu hỏi ứng với 4 mảnh ghép tạo nên từ khóa mưa acid. trả lời bằng các cụm từ trả lời trong thời gian 30 giây-1 phút, đúng cả 4 câu ghi được 10 điểm. Các nhóm khác theo dõi nhận xét, mỗi nhận xét đúng lấy được 2 điểm từ đội bạn ghi sang điểm cho đội mình.

GV tổng kết điểm cho các đội chơi, GV đặt câu hỏi: Vậy mưa acid là gì? Hợp chất của nitrogen với oxygen có vai trò gì trong hiện tượng đó?

 (ảnh 2)

1.Đây là một trong những hệ quả của hiện tượng nóng lên toàn cầu

 (ảnh 3)

2.Đây là hiện tượng gì?

 (ảnh 4)

3.Đây là một hiện tượng xảy ra do sự ngưng tụ của hơi nước trên bầu trời, trong điều kiện thích hợp, tạo thành giọt nước và rơi xuống mặt đất?

 (ảnh 5)

4. Môi trường pH<7 được gọi là môi trường gì?

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu các oxide của nitrogen

Mục tiêu: - Phân tích được nguồn gốc của các oxide của nitrogen trong không khí và nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa acid.

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Giao nhiệm vụ học tập: Hoàn thành phiếu học tập số 1

Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi trong PHT1 ra giấy A0.

Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm HS đưa ra nội dung kết quả thảo luận của nhóm. HS nhóm khác nhận xét bổ sung.

Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chốt kiến thức.

I. CÁC OXIDE CỦA NITROGEN.

1. Công thức tên gọi

-Các oxide của nitrogen được kí hiệu NOx

Oxide

N2O

NO

NO2

N2O

Tên gọi

Dinitrogen oxide

Nitrogen oxide

Nitrogen dioxide

Dinitrogen tetroxide

2. Nguồn gốc phát sinh NOx trong không khí

Nguồn gốc tự nhiên: Núi lửa phun trào, cháy rừng, mưa dông kèm sấm sét, sự phân hủy các hợp chất hữu cơ.

Nguồn gốc nhân tạo: hoạt động giao thông vận tải, sản xuất nông ngiệp, công nghiệp, nhà máy nhiệt điện và trong đời sống.

→Nguyên nhân hình thành NOx trong không khí

Loại Oxide

NOx

NOx Nhiệt(1)

(thermal -NOx)

NOx nhiên liệu(2)

(fuel-NOx )

NOx tức thời(3)

(prompt-NOx )

Nguyên nhân tạo thành

Nhiệt độ rất cao(trên 30000C) hoặc tia lửa điện

N2+O2<->2NO

Nitrogen trong nhiên liệu hoặc sinh khối kết hợp với oxygen trong không khí.

Nitrogen trong không khí kết hợp với gốc tự do…

Trong 3 loại trên có loại (2) là nguồn gốc chính gây phát thải khí NOx.

Chốt: NOx là một trong các nguyên nhân gây mưa acid, sương mù quang hóa, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozone và hiện tượng phú dưỡng, làm ô nhiễm môi trường.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu mưa acid

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS hoàn thành PHT2 sau khi đã chuẩn bị sẵn ở nhà.

Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách giáo khoa, tìm kiếm hình ảnh trên google hình ảnh, thảo luận nhóm lựa chọn hình ảnh. Đề xuất các giải pháp giảm mưa acid.

Báo cáo, thảo luận: HS chiếu bài powerpoint hoặc giấy A0 đã chuẩn bị sẵn ở nhà. Sau đó HS nhóm khác bổ sung, nhận xét.

Kết luận, nhận định: GV chốt kiến thức. Cho điểm động viên tinh thần chuẩn bị bài các nhóm theo tiêu chí.

3. Mưa acid

-Nước mưa thông thường có pH khoảng 5,6 chủ yếu là do carbon dioxide hòa tan tạo môi trường acid yếu. Khi pH<5,6 thì gọi là mưa acid.

-Mưa acid nguyên nhân chính là do (NOx) và sulfur dioxide.

-Với sự xúc tác của ion kim loại trong khói bụi, khí SO2 và NOx phát thải chủ yếu do hoạt động công nghiệp, nhiệt điện, giao thông, khai thác và chế biến dầu mỏ…

Các phản ứng:

2SO2 + O2 + 2H2O→2H2SO4

4NO2+ O2 + 2H2O→4HNO3

-Mưa acid làm giảm pH của đất và nước ảnh hưởng tiêu cực đến cây trồng, thủy sản, ăn mòn kết cấu kim loại và phá hủy vật liệu công trình.

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu nitric acid

Mục tiêu:

-Nêu được cấu tạo của phân tử HNO3, tính acid, tính oxi hóa mạnh trong một số ứng dụng thực tiễn quan trọng của nitric acid.

................................................

................................................

................................................

Xem thử tài liệu tại đây:

Link tài liệu (PPT)

Link tài liệu (word)

1 249 25/01/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: